Lời khai ký quyết định trái pháp luật vì nể nang của ông Trần Vĩnh Tuyến là có căn cứ chấp nhận!

Đại diện cơ quan công tố xác định lời khai của cựu Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến về việc ký quyết định trái pháp luật vì nể nang bị cáo Lê Tấn Hùng là có căn cứ chấp nhận.

Sáng 13/12, đại diện VKSND TP HCM đề nghị mức hình phạt đối với bị cáo Trần Vĩnh Tuyến (cựu Phó Chủ tịch UBND TP HCM), bị cáo Lê Tấn Hùng (cựu Tổng Giám đốc, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn - TNHH Một thành viên; viết tắt: SAGRI) và đồng phạm trong vụ án gây thất thoát hơn 672 tỉ đồng.

Loi khai ky quyet dinh trai phap luat vi ne nang cua ong Tran Vinh Tuyen la co can cu chap nhan!

Các bị cáo tại tòa sáng 13-12

Tại tòa, người thừa hành quyền công tố đề nghị HĐXX phạt bị cáo Lê Tấn Hùng từ 14 - 16 năm tù về tội "Tham ô tài sản", từ 12-14 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí". Theo đó, tổng hợp hình phạt đại diện VKSND TP HCM đưa ra đối với bị cáo này là từ 26-30 năm tù.

Cáo buộc tội danh "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", bị cáo Trần Vĩnh Tuyến và bị cáo Trần Trọng Tuấn (nguyên Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM) bị đề nghị mỗi người từ 7 - 8 năm tù.

Đối với những bị cáo còn lại, đại diện cơ quan công tố đề nghị tòa sơ thẩm xử phạt từ 3 năm tù cho hutreo đến 28 năm tù.

Loi khai ky quyet dinh trai phap luat vi ne nang cua ong Tran Vinh Tuyen la co can cu chap nhan!-Hinh-2

Bị cáo Trần Vĩnh Tuyến (trái) bị đề nghị từ 7 - 8 năm tù

Theo đại diện VKSND TP HCM, diễn biến tại tòa cùng hồ sơ vụ án đủ căn cứ xác định giai đoạn giữ chức Tổng Giám đốc SAGRI, bị Lê Tấn Hùng biết việc chuyển nhượng dự án nhà ở quận 9 (nay là TP Thủ Đức, TP HCM) chỉ xây dựng 80% công trình kỹ thuật hạ tầng, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước, chưa đủ điều kiện pháp lý. Dù vậy, bị cáo vẫn chỉ đạo cấp dưới hoàn thiện thủ tục, đề nghị UBND TP HCM chấp thuận chuyển nhượng toàn bộ dự án sang Tổng Công ty Phong Phú.

Người thừa hành quyền công tố nhận thấy bị cáo Trần Vĩnh Tuyến và cấp dưới biết việc chuyển nhượng dự án phải thực hiện đúng quy định pháp luật, phải tiến hành thẩm định giá, xác định giá trị chuyển nhượng theo giá thị trường… Cựu Phó Chủ tịch UBND TP HCM biết dự án chưa đủ điều kiện cũng như căn cứ pháp lý thực hiện chuyển nhượng. Tuy nhiên, bị cáo đồng ý ký quyết định chấp thuận chuyển nhượng dự án do SAGRI làm chủ đầu tư cho Tổng Công ty Phong Phú, gây thiệt hại nghiêm trọng.

Cùng đó, quyết định chấp thuận việc SAGRI chuyển nhượng toàn bộ dự án cho Tổng Công ty Phong Phú chưa đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch. Đó chính là cơ sở giúp bị cáo Lê Tấn Hùng và thuộc cấp SAGRI tự ý quyết định giá trị dự án rồi chuyển nhượng trái pháp luật.

Quá trình điều tra, bị cáo Trần Vĩnh Tuyến thừa nhận bị cáo biết rõ sai phạm ở SAGRI. Tuy vậy, bị cáo nể nang bị cáo Lê Tấn Hùng là em trai một nguyên lãnh đạo TP HCM. Bản thân bị cáo không bị ép cung, mớm cung nên lời khai trên là có căn cứ. Quá trình công tác bị cáo Tuyến có nhiều đóng góp, gia đình có công với cách mạng nên cơ quan công tố đề nghị HĐXX cân nhắc giảm nhẹ một phần hình phạt.

Đối với nhóm bị cáo từng làm việc dưới quyền bị cáo Trần Vĩnh Tuyến, đại diện VKSND TP HCM cho rằng những bị cáo này sai phạm trong tham mưu, đề xuất bị cáo Trần Vĩnh Tuyến ký quyết định chấp thuận chuyển nhượng dự án, gây thất thoát tài sản nhà nước.

Người thừa hành quyền công tố khẳng định bị cáo Lê Tấn Hùng và cấp dưới lập 10 hồ sơ, hợp đồng khống. Từ đó, các bị cáo chiếm đoạt 13,4 tỉ đồng tiền nhà nước.

Đại diện VKSND TP HCM xác định cáo trạng truy tố bị cáo Hùng tội danh "Tham ô tài sản", "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí" là đúng người, đúng tội.

Người thừa hành quyền công tố ghi nhận bị cáo Lê Tấn Hùng khai báo tương đối thành khẩn, khắc phục toàn bộ số tiền hưởng lợi, quá trình công tác có nhiều đóng góp.

Theo Di Lâm/NLĐ

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN