Biếu quà Tết cho lãnh đạo: Nghiêm cấm này, 'lót tay trá hình kia'

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký Chỉ thị của Ban Bí thư về tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025: không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên; nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp.
Bieu qua Tet cho lanh dao: Nghiem cam nay, 'lot tay tra hinh kia'
 
GS.TS Lê Hữu Nghĩa, Chủ tịch Hội Triết học, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh trao đổi với PV Khoa học và Đời sống/Báo Tri thức và Cuộc sống cho rằng, Chỉ thị của Ban Bí thư về việc không biếu quà Tết là vấn đề quan trọng đối với nền hành chính công vụ, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng lễ, Tết để biến tướng đưa, nhận hối lộ, trục lợi.
Bieu qua Tet cho lanh dao: Nghiem cam nay, 'lot tay tra hinh kia'-Hinh-2
 
Ban Bí thư vừa ban hành chỉ thị nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm và quan trọng với tình hình đất nước hiện nay?
GS.TS Lê Hữu Nghĩa: Đây là vấn đề quan trọng với tình hình đất nước hiện nay trong thời điểm cả nước đang tập trung tăng tốc, bứt phá thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, đồng thời chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 tiến tới Đại hội XIV của Đảng, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Nội dung chỉ đạo của Ban Bí thư năm nay tiếp tục nhắc nhở cán bộ, công chức, viên chức về việc giữ gìn kỷ cương trong dịp lễ, Tết cổ truyền của dân tộc, nhất là trong việc biếu, tặng quà Tết. Đây cũng là biện pháp quan trọng để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, chạy chức, chạy quyền, và việc đưa, nhận hối lộ trong dịp Tết. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang thực hiện công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy, thì dịp lễ Tết rất dễ bị lợi dụng để thực hiện các hành vi tiêu cực như quà cáp, chạy chức, chạy quyền.
Bieu qua Tet cho lanh dao: Nghiem cam nay, 'lot tay tra hinh kia'-Hinh-3
 
Việc tặng biếu quà Tết là văn hóa từ lâu của người Việt, song không ít trường hợp lại lợi dụng để đưa và nhận hối lộ. Nhiều vụ sai phạm được đưa ra xét xử như Việt Á… cho thấy, tặng quà Tết là cách để hợp lý hóa hành vi tham nhũng, trục lợi gây nên tình trạng sai lệch, rối loạn trong mối quan hệ xã hội?
GS.TS Lê Hữu Nghĩa: Biếu tặng quà Tết từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Tặng quà Tết cho người thân, cho những người đã giúp đỡ mình, hay các cấp, các ngành tặng quà cho gia đình chính sách, là một cách thể hiện lòng tri ân. Tương tự, các tổ chức, doanh nghiệp cũng tặng quà cho những hoàn cảnh khó khăn, người lao động như một sự động viên, khích lệ. Những món quà này thường mang đậm ý nghĩa tình cảm, thể hiện sự biết ơn hơn là giá trị vật chất.
Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy, không ít người đã lợi dụng việc biếu tặng quà Tết để phục vụ cho những toan tính cá nhân, gây hại đến đạo đức xã hội. Họ sử dụng những món quà có giá trị lớn, sang trọng, đắt tiền để tặng các cán bộ, người có chức vụ, quyền hạn với mục đích chạy chức, chạy quyền, hoặc nhằm lợi dụng cơ hội để đưa, nhận hối lộ dưới những hình thức tinh vi, lắt léo. Nhiều vụ án tham nhũng lớn đã được đưa ra xét xử, trong đó không ít cán bộ có chức vụ đã nhận những món quà mang tính tiêu cực, liên quan đến các mối quan hệ "xin cho" hay thậm chí là hối lộ, vụ lợi. Chính vì vậy, việc Ban Bí thư nghiêm cấm biếu tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức là vô cùng cần thiết, nhằm ngăn chặn những tiêu cực, bảo vệ đạo đức xã hội và duy trì kỷ cương trong công tác cán bộ.
Bieu qua Tet cho lanh dao: Nghiem cam nay, 'lot tay tra hinh kia'-Hinh-4
 
Để ngăn chặn biến tướng quà Tết, cần chú trọng thực hiện tốt hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, phòng chống tham nhũng trong việc tặng quà để các văn bản khi ban hành mang lại hiệu lực, hiệu quả tốt?
GS.TS Lê Hữu Nghĩa: Tôi cho rằng, việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để ngăn chặn biến tướng quà Tết, phòng chống tham nhũng tiêu cực là rất quan trọng và cần thiết. Nếu kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc biếu, tặng quà Tết sẽ ngăn chặn được các hành vi tham nhũng, tiêu cực, chạy chức, chạy quyền, chạy tội như đã từng xảy ra những năm về trước.
Bieu qua Tet cho lanh dao: Nghiem cam nay, 'lot tay tra hinh kia'-Hinh-5
 
Bên cạnh “bộ lọc pháp lý” nêu trên, cần xây dựng “bộ lọc đạo lý”, sự liêm chính và lòng tự trọng của cán bộ, công chức?
GS.TS Lê Hữu Nghĩa: Theo tôi, cả hai “bộ lọc pháp lý” và “bộ lọc đạo lý” phải đi đôi với nhau. Về mặt pháp lý, cần hoàn thiện cơ chế pháp lý, dùng pháp luật để ngăn ngừa. Tuy nhiên, thực tế, việc biếu xén quà cáp rất tinh vi dẫn đến việc phát hiện, xử lý là rất khó khăn, nhất là việc xác định ranh giới giữa tặng quà và hối lộ rất mong manh. Do đó, bộ lọc đạo lý để giáo dục đạo đức, sự liêm chính của cán bộ, đảng viên, nâng cao đạo đức, liêm chính lòng tự trọng như cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Danh dự mới là điều thiêng liêng cao quý nhất” cũng rất quan trọng. Bởi nếu các cán bộ, công chức không liêm chính, thiếu lòng tự trọng rất dễ dẫn đến những biến tướng tặng quà Tết ngày càng khó kiểm soát. Do đó, việc xây dựng bộ lọc đạo lý liêm chính, lòng tự trọng của cán bộ công chức, nâng cao văn hóa cán bộ, công chức, nâng cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, nêu gương của cán bộ, đảng viên… là rất cần thiết trong việc ngăn chặn sự biến tướng tiêu cực biếu tặng quà Tết.
Bieu qua Tet cho lanh dao: Nghiem cam nay, 'lot tay tra hinh kia'-Hinh-6
 
Liệu có lãnh đạo nào trả lại quà Tết khi phát hiện giá trị quá lớn? Có nên cách chức, cho thôi việc, thậm chí xử lý hình sự nếu đủ căn cứ về việc cấp trên nhận “lót tay” chúc mừng năm mới?
GS.TS Lê Hữu Nghĩa: Không chỉ Ban Bí thư nhắc nhở trong các Chỉ thị mỗi dịp Tết mà Luật phòng, chống tham nhũng cũng đã quy định rất rõ. Cụ thể theo luật, cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.
Việc công chức nhận quà tặng, đặc biệt trong dịp Tết, nếu không từ chối hoặc nộp lại quà, sẽ được xem là một biểu hiện của hành vi tham nhũng. Tùy vào mức độ, tính chất của hành vi, họ có thể bị kỷ luật hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự. Chính vì vậy, để tránh bị coi là tham nhũng, công chức cần phải từ chối hoặc nộp lại quà tặng. Mặc dù thực tế có một số cán bộ đã chủ động nộp lại quà tặng, nhưng con số này không nhiều, vì nhiều người vẫn không muốn bị nghi ngờ hoặc lo sợ bị "lạy ông tôi ở bụi này".
Bieu qua Tet cho lanh dao: Nghiem cam nay, 'lot tay tra hinh kia'-Hinh-7
 
Trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2025, cán bộ, công chức còn không được phép làm gì nữa?
GS.TS Lê Hữu Nghĩa: Theo Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025, ngoài việc tăng cường công tác phòng, chống lãng phí, tiêu cực; nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức, cán bộ, công chức, viên chức cũng không được phép tham gia các hoạt động mê tín; cán bộ lãnh đạo các cấp chỉ được dự lễ chùa, lễ hội khi được phân công (trừ việc tham gia với danh nghĩa cá nhân); không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định cho hoạt động lễ hội, vui chơi, thực hiện nghiêm quy định về không điều khiển phương tiện giao thông khi đã sử dụng rượu, bia…
Xin cảm ơn chuyên gia về cuộc trao đổi trên!
Bieu qua Tet cho lanh dao: Nghiem cam nay, 'lot tay tra hinh kia'-Hinh-8
 
Theo TT&CS

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN