4 loại thực phẩm bác sĩ ung bướu không bao giờ ăn

Có 4 loại thực phẩm tốt nhất không nên ăn hoặc hạn chế hết mức. Đây là những thực phẩm các bác sĩ chuyên khoa ung bướu không bao giờ động tới.
Ông Lữ, 50 tuổi, ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, mắc chứng khó nuốt đã 3 tháng nhưng ông không hề để ý đến nó cho đến khi khó uống nước. Sau khi được gia đình khuyên, ông đã đến bệnh viện và tiến hành nội soi dạ dày, bác sĩ phát hiện ra rằng ông Lữ bị ung thư thực quản.
Nguyên nhân ung thư thực quản ở tuổi 50
Có nhiều yếu tố dẫn đến ung thư thực quản như tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, chủng tộc, vùng miền, môi trường sống, thói quen ăn uống, cơ địa di truyền,…Nhưng nguyên nhân chính khiến ông Lữ mắc bệnh ung thư thực quản là do thói quen ăn uống, ông thường thích ăn đồ nóng và đồ muối chua, không biết rằng những thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Khi nhắc đến từ ung thư, nhiều người sẽ thấy có quan điểm "ung thư từ miệng mà vào", vậy thực sự giữa ung thư và chế độ ăn uống có mối quan hệ như thế nào? Hãy xem các nghiên cứu có liên quan.
Năm 2019, The Lancet đã công bố một nghiên cứu lớn trên toàn cầu tập trung vào tác động của chế độ ăn uống đối với sức khỏe. Nghiên cứu chủ yếu đánh giá việc tiêu thụ các loại thực phẩm và chất dinh dưỡng chính ở 195 quốc gia, đồng thời định lượng tác động của chế độ ăn uống dưới mức lành mạnh đối với tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính không lây nhiễm ở 195 quốc gia.
Nghiên cứu cho thấy trong năm 2017, 11 triệu người trên toàn thế giới đã chết vì các rủi ro liên quan đến chế độ ăn uống, trong đó bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường loại 2 là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến chế độ ăn uống.
Vào tháng 11 năm 2021, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa quốc tế Nature Communications.
Các nhà nghiên cứu từ Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) và Đại học Hoàng gia London (Imperial College London) cho biết, qua hệ thống 860 nghiên cứu quan sát, kết luận rằng có mối liên hệ rõ ràng giữa lượng thức ăn hoặc chất dinh dưỡng hấp thụ và nguy cơ mắc bệnh hoặc tử vong do 11 bệnh ác tính nguyên phát.
11 vị trí bị bệnh bao gồm thực quản, dạ dày, đại trực tràng, gan, túi mật, phổi, da, vú (nữ), thận, bàng quang, đầu và cổ (miệng, hầu, thanh quản).
Từ những báo cáo nghiên cứu này, không khó để thấy rằng có mối quan hệ rõ ràng giữa ung thư và chế độ ăn uống.
Một bác sĩ chuyên khoa ung thư người Trung Quốc cũng chia sẻ, có 4 loại thực phẩm tốt nhất không nên ăn. Đây là những thực phẩm các bác sĩ chuyên khoa ung bướu không bao giờ động tới.
Đầu tiên, thực phẩm ngâm, ướp
Hàm lượng nitrat trong thực phẩm ngâm ướp rất cao, nitrat ăn vào dạ dày dưới tác dụng của vi khuẩn sẽ chuyển hóa thành nitrit, nitrit kết hợp với amin tạo thành nitrosamine. Nhiều người cho rằng nitrat và nitrit là chất gây ung thư, điều này không đúng, chất gây ung thư thực sự là nitrosamine. Nitrosamine có thể gây ra nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư thực quản và dạ dày.
Đồ muối chua cũng là đồ ăn có hàm lượng muối cao, bởi vì trong quá trình muối chua đã cho vào rất nhiều muối, nếu lượng muối ăn vào quá nhiều dễ dẫn đến áp suất thẩm thấu giữa tế bào niêm mạc dạ dày cao, phá hủy hàng rào bảo vệ của niêm mạc dạ dày, chế độ ăn nhiều muối cũng dễ làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, tất cả đều tạo điều kiện cho sự hình thành ung thư dạ dày.
Thứ hai, đồ ngọt
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí dinh dưỡng hàng đầu "Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ" cho thấy lượng đường tiêu thụ có liên quan tích cực đến nguy cơ ung thư tổng thể. Nghiên cứu đã tuyển chọn hơn 100.000 người tham gia và tiến hành khoảng 5,9 năm theo dõi, vì vậy kết luận là đáng tin cậy.
4 loai thuc pham bac si ung buou khong bao gio an
Ảnh minh họa.  
Nguyên nhân chính khiến đồ ngọt làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư là do ăn quá nhiều đồ ngọt khiến bạn béo lên, người béo dễ suy giảm các chức năng bộ phận, dễ bị ung thư hơn.
Thứ ba, thức ăn nóng
Năm 2016, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã đưa đồ uống quá nóng có nhiệt độ vượt quá 65°C vào danh sách các chất gây ung thư loại 2A.
4 loai thuc pham bac si ung buou khong bao gio an-Hinh-2
 Ảnh minh họa. 
Ăn đồ nóng lâu, bộ phận dễ bị tổn thương nhất là thực quản, đồ nóng nhiều lần kích thích niêm mạc thực quản dễ gây tăng sản biểu mô khu trú hoặc lan tỏa ở thực quản, đây là tổn thương tiền ung thư của ung thư thực quản và nguy cơ biến chứng thành ung thư thực quản rất cao.
Thứ tư, thức ăn bị mốc
Năm 1993, Tổ chức Y tế Thế giới đã phân loại aflatoxin là chất gây ung thư loại 1, có khả năng gây ung thư cao gấp 70 lần so với dimethylnitrosamine.
Nhiều người cho rằng aflatoxin dù độc đến đâu cũng không chịu được nhiệt độ cao, thực tế aflatoxin có đặc tính chịu được nhiệt độ cao, chỉ khi nhiệt độ vượt quá 280 độ C mới có thể bị tiêu diệt, nước đun sôi ở 100 độ C cũng bất lực với aflatoxin.
4 loai thuc pham bac si ung buou khong bao gio an-Hinh-3
Ảnh minh họa.  
Nếu bạn quá tiết kiệm, ăn lâu dài thực phẩm bị mốc có chứa aflatoxin có thể dễ dàng gây ra ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết và các bệnh ung thư khác. Nhớ rằng, bất kỳ thực phẩm nào bị ô nhiễm aflatoxin hoặc nơi nào có aflatoxin cao thì nơi đó tỷ lệ mắc bệnh ung thư gan đặc biệt cao.

Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn (Nguồn video: THĐT) 

Kiều Dụ (Theo SH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN