Times Higher Education: Trường Đại học VinUni đang ngày càng khẳng định vị thế

Tạp chí giáo dục uy tín Times Higher Education của Anh nhận định, VinUni là một trong những đại diện tiêu biểu cho mô hình trường đại học tư thục thuộc sở hữu doanh nghiệp ngày càng khẳng định vị thế trên bản đồ giáo dục châu Á.

Với văn hóa đề cao hành động và sự linh hoạt trong quản lý, các trường đại học như VinUni có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu giáo dục chất lượng cao và phù hợp với thị trường lao động.
Xu hướng tham gia của các tập đoàn đa quốc gia vào lĩnh vực giáo dục đại học đang ngày càng gia tăng. Theo nhận định của Tạp chí Times Higher Education, trong nhiều thập kỷ qua, xu hướng này đã trở nên rõ rệt với sự xuất hiện của nhiều trường đại học được thành lập và tài trợ bởi các tập đoàn lớn. Một số ví dụ tiêu biểu bao gồm Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang (POSTECH) tại Hàn Quốc, được thành lập vào những năm 1980 bởi tập đoàn thép Pohang, Đại học Công nghệ Petronas tại Malaysia do Tập đoàn Dầu khí Petronas sáng lập, và một trong những cái tên mới nổi gần đây nhất là VinUni được Vingroup, tập đoàn đa ngành lớn nhất Việt Nam, đầu tư.
Times Higher Education: Truong Dai hoc VinUni dang ngay cang khang dinh vi the
  Trường Đại học VinUni tọa lạc tại đại đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm, Hà Nội).
Vingroup thành lập VinUni với mục tiêu trở thành một trường đại học xuất sắc, mang sứ mệnh đào tạo nhân tài cho tương lai. Trường đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Đại học Cornell và Đại học Pennsylvania, minh chứng cho cam kết về sự xuất sắc, đổi mới trong nghiên cứu và giảng dạy cũng như tạo ra sự khác biệt trên thế giới.
Giáo sư Danh dự Philip Altbach thuộc Trung tâm Giáo dục Đại học Quốc tế của Đại học Boston (Mỹ) nhận định: "Những trường đại học danh tiếng này thực sự nằm trong số các trường đại học tốt nhất, và là những cơ sở giáo dục tiên tiến nhất ở quốc gia của họ."
Theo các giáo sư, tiến sĩ tại những trường đại học này, điểm nổi bật của mô hình đại học do doanh nghiệp thành lập nằm ở sự linh hoạt và hiệu quả vượt trội so với các trường đại học công lập truyền thống. “Nhờ được giải phóng khỏi cỗ máy hành chính, những trường đại học này có thể tập trung vào sứ mệnh cốt lõi”, Times Higher Education bình luận.
Times Higher Education: Truong Dai hoc VinUni dang ngay cang khang dinh vi the-Hinh-2
 Giáo sư, bác sĩ David Bangsberg - nhà khoa học Y khoa hàng đầu thế giới đảm nhiệm vai trò Hiệu trưởng kiêm Viện trưởng Khoa học Sức khỏe, trường Đại học VinUni.
Một ví dụ điển hình là trường ĐH VinUni. Tạp chí này dẫn lời GS. David Bangsberg, Hiệu trưởng trường Đại học VinUni, cho hay, văn hóa tại đây đề cao hành động. “Đội ngũ thi công tại VinUni hoàn thành công việc với tốc độ và hiệu quả mà tôi chưa từng chứng kiến trước đây. Toàn bộ khuôn viên trường, một công trình kiến trúc ấn tượng, đã được xây dựng chỉ trong vòng 14 tháng. So sánh với dự án trường y tế công cộng mới tại Mỹ mà tôi từng tham gia, việc xây dựng một tòa nhà mất đến 5 năm", ông Bangsberg dẫn chứng.
Ông chia sẻ thêm: "Hợp tác chặt chẽ với một tập đoàn đa quốc gia uy tín, chúng tôi được tiếp cận với các phương pháp quản lý và kế toán tài chính tiên tiến. Đó là một điều tuyệt vời”.
Một số học giả tin rằng các trường đại học có nguồn gốc từ doanh nghiệp có lợi thế trong việc đào tạo sinh viên có khả năng thích ứng với công việc, do khả năng kết nối chặt chẽ với thực tiễn và thị trường lao động.
Chẳng hạn như Đại học Sunway, nơi sinh viên có cơ hội thực tập tại tập đoàn Sunway và các tổ chức đối tác, giúp họ tích lũy kinh nghiệm thực tế và nâng cao khả năng tuyển dụng. Tuy nhiên, trường đại học không ưu tiên tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp vào Sunway, mà khuyến khích họ theo đuổi các cơ hội nghề nghiệp đa dạng.
“Nhìn chung, các trường đại học có nguồn gốc từ doanh nghiệp được đánh giá cao ở các nước có thu nhập trung bình, nơi hệ thống giáo dục công lập có thể gặp hạn chế. Nhờ nguồn lực tài chính dồi dào và sự linh hoạt trong quản lý, các trường đại học này có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu giáo dục chất lượng cao và phù hợp với thị trường lao động”, Times Higher Education nhận xét.
Theo tạp chí Anh, VinUni nổi lên như một ví dụ điển hình về nỗ lực đảm bảo tính bền vững. Giáo sư David Bangsberg cho hay, VinUni đang triển khai một chiến lược toàn diện bao gồm phát triển đa dạng nguồn thu, tăng cường hợp tác với doanh nghiệp và thu hút tài trợ cho nghiên cứu.
"Tinh thần khởi nghiệp của chúng tôi mở rộng đến cả trường đại học", GS. Bangsberg chia sẻ. "Thách thức lớn nhất của chúng tôi có thể được ví như việc chế tạo một chiếc máy bay khi đang bay, tức là ưu tiên cho tính linh hoạt và khẩn trương thay vì dựa vào kế hoạch có sẵn”.

VinUni giành giải thưởng lớn nhất trị giá 1 triệu bảng Anh

Ngày 6/6, Tổ chức tìm kiếm giải pháp sáng tạo cho những thách thức sức khỏe lớn nhất toàn cầu (The Trinity Challenge - TTC) đã vinh danh chủ nhân Giải thưởng Lớn (Grand Prize) trị giá 1 triệu bảng Anh.

Đây là giải thưởng lớn nhất TTC 2024 cho “Giải pháp nền tảng thú y ảo Farm2Vet”.Giải pháp được dẫn dắt bởi các giảng viên trường Đại học VinUni, với kỳ vọng giải quyết triệt vấn đề kháng kháng sinh trong Thú y - 1 trong 10 mối đe dọa lớn nhất của sức khỏe toàn cầu.
VinUni gianh giai thuong lon nhat tri gia 1 trieu bang Anh
 

Masan nâng vốn điều lệ lên gần 15.130 tỷ đồng

Tập đoàn Masan vừa thông qua nghị quyết tăng vốn điều lệ sau khi phát hành thành công 7,5 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động.

Masan nang von dieu le len gan 15.130 ty dong sau phat hanh co phieu ESOP
Cán bộ nhân viên Masan sẽ được mua cổ phiếu với giá ưu đãi theo chương trình ESOP 
Masan (MSN) đã chính thức tăng vốn điều lệ từ 15.054 tỷ đồng lên 15.129 tỷ đồng sau khi hoàn tất đợt phát hành 7,5 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Tổng giá trị phát hành đạt hơn 75 tỷ đồng.
Đây là một trong ba phương án tăng vốn đã được Masan thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên. Hai phương án còn lại là chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu và chào bán cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết.
Trong quý I/2024, Masan ghi nhận doanh thu đạt 18.854 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 479 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, gánh nặng lãi vay vẫn đè nặng lên kết quả kinh doanh của Masan. Trong quý I, tập đoàn này đã phải chi trả gần 1.622 tỷ đồng tiền lãi, tương đương gần 18 tỷ đồng mỗi ngày.
Tính đến cuối tháng 3/2024, tổng nợ phải trả của Masan đạt 107.688 tỷ đồng, trong đó nợ vay tài chính chiếm gần 48% nguồn vốn. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu ở mức 2,77 lần.
Masan đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất năm 2024 đạt 84.000 - 90.000 tỷ đồng, tăng 7-15% so với năm 2023. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 2.290 - 4.020 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh so với 1.950 tỷ đồng trong năm 2023.
Động lực chính cho tăng trưởng đến từ các mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi, bao gồm: Techcombank (TCX), WinCommerce (WCM), Masan Consumer Holdings (MCH), Phúc Long Heritage (PLH), Masan MeatLife (MML) và Masan High-Tech Materials (MHT).
WCM dự kiến đạt doanh thu thuần 32.500 - 34.000 tỷ đồng, tăng 8-13% so với 2023. MCH dự kiến đạt doanh thu thuần 32.500 - 36.000 tỷ đồng, tập trung vào Thực phẩm tiện lợi, Đồ uống, Chăm sóc gia đình & cá nhân.
PLH dự kiến đạt doanh thu thuần 1.790 - 2.170 tỷ đồng, tăng 17-41% so với 2023. MML dự kiến đạt doanh thu thuần 7.100 - 7.800 tỷ đồng, tăng 2-12% so với 2023. MHT dự kiến đạt doanh thu thuần 15.000 - 15.800 tỷ đồng, tăng 6-12% so với 2023.
Ngoài ra, Masan tiếp tục tập trung vào chương trình Hội viên WIN, đầu tư vào đổi mới và công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Chủ tịch hưởng lương “khủng” 1,38 tỷ/năm, VATM doanh thu sao?

Ông Lê Hoàng Minh - Chủ tịch HĐTV của VATM hưởng mức lương cao nhất với 1,380 tỷ đồng/năm, tương đương 115 triệu đồng/tháng. Năm 2023, sản lượng điều hành bay của VATM đạt hơn 750.000 chuyến.

Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt mức tiền lương kế hoạch năm 2024 của thành viên Hội đồng thành viên (HĐTV), Kiểm soát viên công ty mẹ - Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM).

Theo đó, ông Lê Hoàng Minh - Chủ tịch HĐTV của VATM hưởng mức lương cao nhất với 1,380 tỷ đồng/năm, tương đương 115 triệu đồng/tháng.