Tìm thấy bằng chứng mới về sự tồn tại của nước trên Sao Hỏa

Việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất từ lâu đã gắn liền với câu hỏi về sự tồn tại của nước. Và Sao Hỏa tiếp tục mang đến những bằng chứng đầy hứa hẹn.

Một nghiên cứu mới do Tiến sĩ Adam Losekoot thuộc Đại học Mở (Anh) dẫn đầu, được tài trợ bởi Cơ quan Vũ trụ Anh, đã hé lộ một mạng lưới sông ngòi cổ đại rộng lớn tại vùng cao nguyên Noachis Terra ở bán cầu nam Sao Hỏa. Dựa trên dữ liệu từ các tàu vũ trụ của NASA, nhóm nghiên cứu đã phát hiện những "dải sông uốn lượn" (FSR) – địa hình được cho là hình thành từ các dòng sông bị chôn vùi, sau đó lộ ra khi lớp trầm tích xung quanh bị xói mòn theo thời gian.

Hình ảnh chụp bề mặt Noachis Terra cho thấy Sao Hỏa sở hữu một hệ thống sông ngòi rộng lớn tại khu vực này trong quá khứ. Ảnh: NASA

Kết quả cho thấy khu vực này từng có cả một hệ thống sông rộng tới 15.000 km – dấu hiệu mạnh mẽ về sự hiện diện lâu dài của nước mặt trong quá khứ. Phát hiện này đặc biệt quan trọng bởi Noachis Terra trước nay không được chú ý nhiều, do thiếu các thung lũng phân nhánh – yếu tố thường dùng để suy luận về dòng chảy cổ đại. Tuy nhiên, bằng cách tập trung vào dạng địa hình FSR, các nhà khoa học đã lần ra bằng chứng mới cho thấy mưa có thể từng đóng vai trò chính trong việc kiến tạo địa hình nơi đây.

Theo TS Losekoot, điều này củng cố giả thuyết rằng trong thời kỳ chuyển tiếp giữa kỷ Noachian và Hesperian – cách đây khoảng 3,7 tỷ năm – Sao Hỏa từng là một hành tinh hoạt động mạnh mẽ và có khí hậu ổn định hơn hiện nay. Sự tồn tại của mạng lưới sông ngòi không chỉ mở rộng hiểu biết về lịch sử khí hậu Sao Hỏa mà còn nâng cao khả năng nơi đây từng có điều kiện thích hợp cho sự sống.

Phát hiện này cũng được kỳ vọng sẽ định hướng cho các sứ mệnh thăm dò tương lai, giúp xác định những địa điểm tiềm năng để tìm kiếm dấu tích sự sống trong quá khứ trên hành tinh đỏ.

Đã tìm ra địa điểm để con người sống trên Sao Hỏa

Kế hoạch đưa con người lên Sao Hỏa đang tiến gần hơn tới hiện thực nhờ những phát hiện mới, đặc biệt liên quan đến nguồn nước – yếu tố then chốt cho sự sống.

Các kế hoạch định cư trên Sao Hỏa vẫn đối mặt với nhiều thách thức như tác động môi trường chưa rõ ràng, nhu cầu lớn về tài nguyên và duy trì sự sống trong hành trình dài hạn.
Các kế hoạch định cư trên Sao Hỏa vẫn đối mặt với nhiều thách thức như tác động môi trường chưa rõ ràng, nhu cầu lớn về tài nguyên và duy trì sự sống trong hành trình dài hạn.
Elon Musk đưa ra dự báo lạc quan về việc đưa người lên Sao Hỏa trong 20 năm tới, nhưng giới khoa học nhấn mạnh cần giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn trước khi triển khai.
Elon Musk đưa ra dự báo lạc quan về việc đưa người lên Sao Hỏa trong 20 năm tới, nhưng giới khoa học nhấn mạnh cần giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn trước khi triển khai.

Mảnh thiên thạch hiếm sắp được đấu giá triệu USD

Một mảnh thiên thạch hiếm có nguồn gốc từ sao Hỏa sắp được đấu giá với giá trị hàng triệu USD, thu hút sự quan tâm của giới khoa học và sưu tầm toàn cầu.

Mảnh thiên thạch tên NWA 16788 sẽ được nhà đấu giá Sotheby’s rao bán ngày 16/7 với mức kỳ vọng lên tới 4 triệu USD. Ảnh: Pinterest.
Mảnh thiên thạch tên NWA 16788 sẽ được nhà đấu giá Sotheby’s rao bán ngày 16/7 với mức kỳ vọng lên tới 4 triệu USD. Ảnh: Pinterest.
Khối đá nặng 24,5 kg, dài khoảng 38 cm, được phát hiện tại sa mạc Sahara ở Niger vào tháng 11/2023, có nguồn gốc từ sao Hỏa sau một vụ va chạm mạnh. Ảnh: Pinterest.
Khối đá nặng 24,5 kg, dài khoảng 38 cm, được phát hiện tại sa mạc Sahara ở Niger vào tháng 11/2023, có nguồn gốc từ sao Hỏa sau một vụ va chạm mạnh. Ảnh: Pinterest.

Con người có thể sống trên sao Hỏa nhờ "ốc đảo không gian"

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) dự đoán trong 15 năm tới, con người có thể sống trên sao Hỏa nhờ "ốc đảo không gian", tự nuôi trồng thực phẩm...

sao-hoa-1.jpg
Robot sẽ được gửi vào vùng hoang mạc rộng lớn trên sao Hỏa để thám hiểm mà không lo bị kiệt sức, nhiễm phóng xạ hay ô nhiễm bụi bẩn. Trong khi đó, các trạm vũ trụ và vệ tinh khổng lồ sẽ được sản xuất ngoài không gian, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ được tin tưởng giao phó các quyết định quan trọng và toàn bộ hệ Mặt trời sẽ được kết nối bởi mạng internet không gian khổng lồ. Ảnh: Gemini.
sao-hoa-2.jpg
Những điều trên tưởng chừng chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng nhưng Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) hy vọng viễn cảnh này sẽ thành hiện thực trong vòng 15 năm tới. Trong báo cáo mới, ESA - cơ quan đại diện cho hơn 20 quốc gia, bao gồm cả Anh - đã vạch ra một tầm nhìn táo bạo về thám hiểm vũ trụ vào năm 2040. Ảnh: ESA.