Tìm thấy 2 hầm mộ tập thể chứa đầy trang sức vàng và đá quý

Trong khi khai quật 2 hầm mộ tập thể ở Đảo Síp, các nhà khảo cổ đã tìm thấy kho báu khủng là hơn 500 cổ vật bằng vàng, đá quý và gốm sứ.

Các nhà khảo cổ học đến từ Đại học Gothenburg đã tiến hành khai quật hai ngôi mộ ở thành phố Hala Sultan Tekke thời Đồ đồng ở Đảo Síp. Tại đây họ phát hiện 155 bộ hài cốt và hơn 500 món đồ tuyệt đẹp, bao gồm trang sức vàng, đá quý và đồ gốm sứ cổ.

Thực tế hai ngôi mộ được khai quật từ năm 2018. Chúng có dạng phòng chứa dưới lòng đất với số lượng lớn hài cốt. Việc xử lý đòi hỏi thao tác rất tỉ mỉ trong hơn 4 năm bởi các hài cốt cực kỳ mong manh sau hơn 3.000 năm bị chôn vùi trong lòng đất mặn. Hài cốt và đồ mai táng được xếp thành nhiều lớp chồng lên nhau chứng tỏ ngôi mộ được sử dụng qua nhiều thế hệ.

Qua phân tích, các chuyên gia tin rằng đây là ngôi mộ gia đình của tầng lớp thượng lưu, trong đó có những nhân vật đặc biệt tôn quý, ví dụ như một đứa trẻ 5 tuổi mang một chiếc vòng cổ, một đôi hoa tai và vương miện, tất cả đều bằng vàng ròng.

Tim thay 2 ham mo tap the chua day trang suc vang va da quy

Ngoài các hài cốt, nhóm khảo cổ còn khai quật được nhiều trang sức và đồ vật khác chế tác từ vàng, bạc, đồng, ngà voi và đá quý, cùng với những chiếc bình trang trí công phu từ nhiều nền văn hóa. Không những tinh xảo và quý giá, chúng toàn là những món "hàng độc" được săn lùng từ khắp nơi trên thế giới, ví dụ một chiếc bình uống rượu hình con bò đực.

Một phát hiện đặc biệt quan trọng là các con dấu hình trụ làm từ khoáng chất hematite với những cổ tự Lưỡng Hà (Iraq ngày nay), một số viên đá quý đỏ carnelian từ Ấn Độ, đá quý xanh Iapis Iazuli từ Afganistan, hổ phách từ vùng Baltic.

Theo Giáo sư Peter Fischer từ Đại học Gothenburg, người đứng đầu dự án, các bảo vật đến từ những nơi xa xôi, như vượt thời gian và không gian, hội tụ tại hòn đảo này chứng tỏ một điều, đây phải là trung tâm của những tuyến đường biển thương mại thời đại Đồ đồng. Như vậy, kho báu cũng là bằng chứng cho hoạt động giao thương phát triển ở mức khó tin của người dân nơi đây,

Bằng cách so sánh với những phát hiện tương tự từ Ai Cập, Giáo sư Fischer và cộng sự có thể xác định niên đại của đồ trang sức. Kết quả cho thấy phần lớn đồ vật ra đời dưới thời trị vì của nữ hoàng huyền thoại Nefertiti và chồng bà là Echnaton, vào khoảng năm 1350 trước Công nguyên. Trong đó có những món trang sức được chế tác y hệt những món vị nữ hoàng này đeo như mặt dây chuyền vàng hình sen xanh Ai Cập, khảm đá quý.

Các nhà khảo cổ cho biết họ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, bước tiếp theo sẽ là nghiên cứu DNA của các hài cốt.

Những kho báu mất tích bí ẩn

Các kho báu là bằng chứng lịch sử lâu dài kể từ thuở sơ khai của loài người. Tiếc rằng, không ít trong số đó đã biến mất. Dưới đây là một số trong những báu vật nổi tiếng “không cánh mà bay” trên khắp thế giới.

Nhung kho bau mat tich bi an

\\

1. Lăng mộ Thành Cát Tư Hãn

Đến nay, nguyên nhân cái chết của Thành Cát Tư Hãn vẫn còn là bí ẩn. Đại hãn qua đời vào mùa hè năm 1227. Dòng tộc và binh lính của Thành Cát Tư Hãn được lệnh giữ kín nguyên nhân cái chết của ông. Bởi, đó là giai đoạn quan trọng trong cuộc chiến kéo dài hơn 20 năm với Tây Hạ.

Một giả thuyết cho rằng, Thành Cát Tư Hãn chết vì mất máu sau khi bị đâm bởi công chúa của người Đảng Hạng - bộ tộc ở Tây Bắc Trung Quốc. Giả thuyết khác cho biết, ông qua đời do vết thương ngã ngựa. Hoặc, có thể do trúng mũi tên, dẫn tới nhiễm trùng trong trận chiến cuối cùng với Tây Hạ.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học cho rằng, tất cả giả thuyết trên đều được thêu dệt và không có đủ bằng chứng thuyết phục. Họ nhận định, Thành Cát Tư Hãn có thể đã qua đời do dịch hạch.

Các nhà sử học cho rằng, nhiều năm trước khi qua đời, Thành Cát Tư Hãn mong muốn được chôn cất trong một ngôi mộ không dấu tích ở dãy núi Burkhan Khaldun (Mông Cổ). Sau khi qua đời, thi thể của ông được binh lính đưa về quê hương, như mong muốn. Như yêu cầu, khu vực này không được đánh dấu theo bất kỳ cách nào: Không có lăng mộ, đền thờ, bia mộ.

Theo truyền thuyết, những người lính tham gia vào việc chôn cất đều bị giết để giữ bí mật về địa điểm. Một số truyền thuyết khác cho rằng, người dân tại đây đã thả 1.000 con ngựa trong khu vực để che giấu nơi chôn cất. Họ cũng thay đổi dòng chảy của con sông gần đó để chạy qua mộ của ông. Ngay cả sau nhiều thế kỷ nghiên cứu và khai quật, không có dấu vết của một ngôi mộ nào tại đây.

2. Kho báu của Hiệp sĩ dòng Đền

Mua đồ cũ, người đàn ông tìm thấy điều choáng váng khó tin

(Kiến Thức) - Khi về nhà, anh Mohamo phân loại quần áo cũ để bán lẻ thì tìm thấy kho báu là một chiếc ví dài màu đen để trong túi áo khoác cũ. Trong chiếc ví có 550.000 yên Nhật (khoảng hơn 117 triệu đồng).

Mới đây, sự việc anh Mohamo Adam, 29 tuổi, một người đàn ông làm nghề buôn bán quần áo hàng thùng ở Wakaf Bharu, Tumpat, phía bắc Kelantan, Malaysia trúng lớn khi tìm thấy kho báu trong một chiếc áo cũ đã gây xôn xao dư luận.
Theo thông tin đăng tải, anh Mohamo Adam gần đây đã mua hai túi đồ lớn tại cửa hàng bán buôn quần áo cũ với tổng giá trị là 750 Đài tệ (khoảng 560.000 đồng).