Tìm được con trai 4 tuổi đi lạc nhờ mạng xã hội

Nhờ thông tin đăng tải trên mạng xã hội, bố cháu bé 4 tuổi đã tìm thấy con trai đi lạc.

Vào khoảng 17h ngày 7/8, người dân phát hiện bé trai tên Khánh (4 tuổi) đi lạc đến một tòa nhà chung cư khu Văn Quán (quận Hà Đông, Hà Nội) và không nhớ đường về, địa chỉ nhà mình.
Bảo vệ tòa nhà cho biết, sau khi hỏi han và phát hiện cháu bé bị lạc mọi người đưa cháu bé về ban quản lý của tòa nhà và mua đồ ăn cho cháu.
Ban đầu, bé trai tỏ ra hoảng sợ sau khi đi lạc đường và chỉ nhớ tên của mình cùng anh trai, nhưng lại không nhớ nhà mình ở đâu.
Tim duoc con trai 4 tuoi di lac nho mang xa hoi
Hình ảnh cháu bé đi lạc được người dân đăng tải lên mạng xã hội. 
Theo anh Trần Minh Đạt (Đội trưởng đội bảo vệ tòa chung cư) sau khi phát hiện cháu bé đi lạc mọi người đã báo cho Công an phường Văn Quán, đồng thời đăng tải thông tin lên mạng xã hội để người thân cháu bé có thể biết được.
Cũng theo anh Đạt, đến tối cùng ngày bố của cháu bé đã tìm đến và cho biết, mình nhận được thông tin có trẻ lạc ở trên mạng xã hội nên đã đến tìm con mình.
Đến khoảng 21h cùng ngày, bé trai được bàn giao cho gia đình. Theo thông tin cháu bé đi lạc hơn 1 km và nhà ở khu vực đường Trần Phú (quận Hà Đông).
>>> Mời quý độc giả xem video Những vụ bắt cóc táo tợn (nguồn Youtube):

Chùm ảnh: Nghề làm áo tơi độc nhất vô nhị ở Hà Tĩnh

Trong ngày, một người thợ có thể làm được từ 4 - 7 áo tơi, với giá bán 30.000 - 50.000 đồng/chiếc. Nghề làm áo tơi này không khó nhưng đòi hỏi phải chịu khó và tỉ mẩn qua nhiều công đoạn.

Tháng 7 và 8, trên những cánh đồng lúa ở Hà Tĩnh, không khó gặp những người nông dân đang trần mình dưới cái nắng nóng có khi lên đến 40 độ C để chăm bón cho những ruộng lúa của mình. Nhằm giảm bớt cái nắng nóng khắc nghiệt, người nông dân khoác trên mình chiếc “áo giáp lá” mà họ gọi là áo tơi.
Tháng 7 và 8, trên những cánh đồng lúa ở Hà Tĩnh, không khó gặp những người nông dân đang trần mình dưới cái nắng nóng có khi lên đến 40 độ C để chăm bón cho những ruộng lúa của mình. Nhằm giảm bớt cái nắng nóng khắc nghiệt, người nông dân khoác trên mình chiếc “áo giáp lá” mà họ gọi là áo tơi

Dân kêu cứu vì cống thoát nước gây thiệt hại vườn cà phê

Nhà máy xử lý chất thải rắn TP Đà Lạt tại tiểu khu 163, xã Xuân Trường có cống thoát nước gây thiệt hại đến vườn cà phê của dân.

Trao đổi với Báo Lao Động, bà Nguyễn Thị Thiện (68 tuổi, ngụ Xóm Ga, xã Xuân Trường, TP Đà Lạt) cho biết, hơn hai năm trôi qua, bà và con gái đã nhiều lần đến gặp ban quản lý Nhà máy xử lý chất thải rắn TP Đà Lạt, thậm chí đã gửi đơn kiến nghị xin khắc phục hệ lụy từ công trình cống thoát nước gây thiệt hại vườn cà phê.
Dan keu cuu vi cong thoat nuoc gay thiet hai vuon ca phe
Bà Thiện bên vườn cà phê bị nước từ cống thoát nước gây thiệt hại. 
Theo bà Thiện, do trong quá trình làm đường vào nhà máy, bộ phận thi công đã đặt cống thoát nước, tuy nhiên lại không thi công ống dẫn phụ nên dẫn đến việc mỗi lần trời mưa, nước từ cống thoát nước chảy thẳng vào vườn cà phê, khoét sâu gây sói mòn thiệt hại đến vườn cà phê nhà bà.

Đi lạc trong rừng sâu, làm gì để sống sót?

Sau cái chết của phượt thủ người Anh trên đỉnh Fansipan, nhiều người hỏi rằng vậy đi lạc trong rừng sâu, làm gì để sống sót.

Vừa qua, vụ việc du khách Aiden Shaw Webb (22 tuổi, quốc tịch Anh) thiệt mạng khi chinh phục đỉnh Fansipan đã khiến dư luận bàng hoàng, xót thương. Đồng thời, các thông tin về kinh nghiệm sinh tồn cũng được cộng đồng mạng chia sẻ “chóng mặt”.