Tiểu thương nói gì sau khi trùm bảo kê chợ Long Biên Hưng “kính” bị bắt?

(Kiến Thức) - Các tiểu thương hoạt động kinh doanh tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) đều đã biết tin trùm bảo kê Hưng "kính" bị Công an bắt, tạm giam. Một số tiểu thương vui mừng, thấy sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng.

Sáng ngày 5/1, một ngày sau khi trùm bảo kê chợ Long Biên - Nguyễn Kim Hưng (tức Hưng “kính” - SN 1963, trú tại số 11 phố Hàng Đậu, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Nguyễn Hữu Tiến (tức Tiến “hói”, SN 1970, trú tại Thúy Ái 1, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội), bị cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an TP Hà Nội) bắt giữ để điều tra, làm rõ hành vi “Cưỡng đoạt tài sản” xảy ra tại chợ Long Biên, thì mọi hoạt động kinh doanh của các tiểu thương ở khu chợ này vẫn diễn ra bình thường.
Hầu hết, nhiều tiểu thương ở đây đều tỏ ra vui mừng hay tin Hưng “kính” cùng đàn em đang bị cơ quan chức năng bắt, tạm giam, họ thấy thấy được sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng chức năng trong vụ việc để trả lại sự bình yên, ổn định cho khu chợ để mọi hoạt động buôn bán diễn ra thuận lợi hơn.
Tieu thuong noi gi sau khi trum bao ke cho Long Bien Hung “kinh” bi bat?
Ban quản lý chợ Long Biên, Hà Nội. 
Trao đổi với PV Kiến Thức, chị Nguyễn Thị H (một tiểu thương) cho biết: “Trước đây, tôi vẫn sử dụng bãi cá ở chợ để hoạt động kinh doanh (từ năm 2010), nhưng từ khi bị họ (tức nhóm Hưng “kính”) o ép quá nên tôi đành phải làm đơn tố cáo. Đến khi cơ quan Công an vào cuộc thì bãi đó bị đình chỉ, đình chỉ xong là tôi cũng không được đỗ xe trên đó bán hàng nữa.
Từ thời điểm nghe tin 3 người bị bắt trước, sau đấy thêm 2 người nữa mà trong hai người này có một người rất quan trọng tức là ông Hưng, cảm xúc của tôi cũng không vui, không buồn, rất khó tả. Bản thân tôi từ khi làm đơn tố cáo không mong rằng họ bị bắt mà chỉ với mục đích để cơ quan chức năng can thiệp, giúp chúng tôi có thể yên ổn, làm ăn.
Một hai hôm nữa tôi sẽ làm một lá đơn gửi lên các cơ quan chức năng, mong muốn xin được đỗ xe lên đó để buôn bán trở lại, vì bãi đó nằm ngay trước ki-ốt kinh doanh của tôi. Nếu như vì tôi là người làm đơn tố cáo dẫn đến việc bãi đỗ đó bị đình chỉ cộng với việc chị không được sử dụng nữa thì cũng chẳng khác gì vẫn có bảo kê, nó bất công cho những người đứng ra tố cáo như tôi. Tôi vẫn trăn trở điều này.
Tương tự chị H., một tiểu thương khác tên L., cho hay: “Chúng tôi đều biết tin ông Hưng bị bắt từ hôm rồi. Ai chả sướng, nay có thể yên ổn mà buôn bán”.
“Vui chứ. Mong sẽ không có những người như nhóm đấy hoạt động ở đây nữa. Trước kia mọi người đều sợ, biết chuyện bảo kê mà có dám ra mặt đâu, sợ bị trả thù nên cứ nhịn cho yên”, - một nam tiểu thương chia sẻ.
Tieu thuong noi gi sau khi trum bao ke cho Long Bien Hung “kinh” bi bat?-Hinh-2
 Hưng "kính" và Tiến "hói" tại cơ quan Công an.

Tieu thuong noi gi sau khi trum bao ke cho Long Bien Hung “kinh” bi bat?-Hinh-3
Lực lượng chức năng tiến hành khám xét nhà của Hưng "kính". 
Như Kiến Thức đã đưa tin, lúc 19h30 ngày 4/1/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội đã thi hành lệnh bắt tạm giam 3 tháng đối với Nguyễn Kim Hưng và Nguyễn Hữu Tiến, để điều tra làm rõ hành vi “Cưỡng đoạt tài sản” xảy ra tại chợ Long Biên.
Đại tá Nguyễn Văn Viện - Phó Giám đốc công an TP Hà Nội cho biết, Hưng “kính” là đối tượng chủ mưu cầm đầu trong vụ bảo kê chợ Long Biên và dọa giết hai nữ phóng viên.
Diễn biến liên quan, tối cùng ngày, các lực lượng chức năng đã đến nhà của Hưng “kính” tại số 11 phố Hàng Đậu để thực hiện lệnh khám xét, thu thập chứng cứ phục vụ cho quá trình điều tra, làm rõ vụ án.
Ttrước đó, Công an TP Hà Nội đã khởi tố, bắt tạm giam 3 đối tượng liên quan đến vụ việc này, gồm: Dương Quốc Vương (50 tuổi, tức Vương "Lợn"), Nguyễn Mạnh Long (56 tuổi, tức Long "Cao") và Lê Thanh Hải (55 tuổi, tức Hải "Gió") về hành vi “Cưỡng đoạt tài sản”.
Hiện cơ quan Công an đang tiếp tục, làm rõ.

Chợ Đà Lạt bình dị, vắng khách du lịch qua loạt ảnh phim xưa cũ

Đà Lạt (Lâm Đồng) đang là điểm đến luôn tấp nập khách du lịch. Tuy nhiên, thành phố ngàn hoa cách đây chừng 40-50 năm về trước lại mộc mạc qua những tấm ảnh phim màu sờn cũ.

Cho Da Lat binh di, vang khach du lich qua loat anh phim xua cu
 Khung cảnh trung tâm Đà Lạt nhìn từ trên cao với một màu xanh của cây cối bao phủ gợi nhớ về một thành phố cao nguyên trong lành, yên bình, từng là nơi nghỉ dưỡng của các bậc vua chúa, quý tộc thời xưa. Bức ảnh này ghi lại quang cảnh Đà Lạt vào năm 1967 khi chưa có nhiều nhà san sát, xe cộ ít, khách du lịch thưa. Ảnh: Phillip M. Kemp.
Cho Da Lat binh di, vang khach du lich qua loat anh phim xua cu-Hinh-2
Chợ Đà Lạt xưa kia là nơi mua bán, giao thương sầm uất của thành phố. Ngày nay, chợ là điểm check-in đẹp tựa Hong Kong được giới trẻ yêu thích. Nơi này vào năm 1965-1966 vắng vẻ. Trong hình là cảnh những bà nội trợ xách làn ra chợ mua bán. Đà Lạt ngày ấy mộc mạc, đơn sơ, không có những hàng dài khách du lịch tấp nập đợi tới lượt chụp hình. Khuôn viên khu chợ theo đó cũng thoáng đãng, sạch sẽ. Ảnh: Anthony LaRusso.
Cho Da Lat binh di, vang khach du lich qua loat anh phim xua cu-Hinh-3
 Một góc khác của chợ Đà Lạt vào những năm đầu thập niên 60 thế kỷ trước. Thành phố khi ấy yên bình và dung dị. Nhịp sống người dân diễn ra nhẹ nhàng, không bị ảnh hưởng nhiều bởi lượng du khách quá tải như hiện nay. Ảnh: Anthony LaRusso.
 
Cho Da Lat binh di, vang khach du lich qua loat anh phim xua cu-Hinh-4
 Đà Lạt vẫn vậy, dù cách đây hàng nửa thế kỷ hay trong hiện tại, thành phố vẫn gắn liền với những loài hoa. Ở mọi nẻo đường trong thành phố, du khách không khó bắt gặp đủ loại hoa rực rỡ sắc màu. Thời tiết ở Đà Lạt là điều kiện thích hợp cho việc trồng hoa và cây cảnh. Ảnh: Tom Petersen.
Cho Da Lat binh di, vang khach du lich qua loat anh phim xua cu-Hinh-5
Dù là nơi ồn ào tấp nập, khu chợ ở Đà Lạt vẫn toát lên nét gọn gàng, duyên dáng và nên thơ đến lạ. Không phải những cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt, mà chính nhịp sống bình dị của những người dân là chất liệu làm nên nét thơ rất riêng cho Đà Lạt qua hàng thế kỷ. Ảnh: Doi Kuro. 
Cho Da Lat binh di, vang khach du lich qua loat anh phim xua cu-Hinh-6
Chợ Đà Lạt chính thức được khởi công xây dựng vào năm 1958, có 3 tầng và là một trong những chợ lầu đầu tiên ở Việt Nam. Ảnh: Wilbur E. Garrett. 
Cho Da Lat binh di, vang khach du lich qua loat anh phim xua cu-Hinh-7
Chợ Đà Lạt nằm ở khu Hòa Bình, ngày nay là trung tâm thương mại của thành phố, tọa lạc trên trục đường chính Nguyễn Thị Minh Khai và được xem là trái tim của Đà Lạt. Không chỉ là nơi giao thương, khu chợ còn là biểu tượng du lịch của thành phố cao nguyên. Địa điểm rạp hát Hòa Bình từng là bối cảnh cho bộ phim Tháng năm rực rỡ. Ảnh: John Aires. 
Cho Da Lat binh di, vang khach du lich qua loat anh phim xua cu-Hinh-8
Đà Lạt ngày nay nhộn nhịp và tấp nập hơn với những công trình kiến trúc mới, những dịch vụ hấp dẫn khách du lịch. Tuy nhiên, những nét xưa cũ, lâu bền của thành phố vẫn được giữ gìn cẩn thận như những ngôi nhà lầu sơn vàng ngói nâu. Không phải ngẫu nhiên Đà Lạt trở thành hiện tượng du lịch như vậy. Bởi lẽ, thành phố này dù phát triển đến mấy cũng vẫn toát nên nét trữ tình, thơ mộng rất riêng. Ảnh: Doi Kuro. 

Thứ trưởng Bộ Công an nói gì vụ “bảo kê” chợ Long Biên?

(Kiến Thức) - Nói về vụ việc nghi vấn “bảo kê” tại chợ Long Biên (Hà Nội), Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn cho rằng, vụ việc xảy ra ở chợ Long Biên "không chấp nhận được".

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2018 vừa diễn ra chiều ngày 1/10, trả lời câu hỏi của báo chí về thông tin “bảo kê” ở chợ Long Biên (Hà Nội), Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn nêu quan điểm, vụ việc xảy ra ở chợ Long Biên là không thể chấp nhận.