Xuất hiện ổ vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore ở Sóc Sơn

Sau khi gia đình ở Sóc Sơn có 3 trẻ bị tử vong do vi khuẩn Whitmore, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hà Nội và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương lấy mẫu đất, nước tại các khu vực có nguy cơ cao của hộ gia đình này.  

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hà Nội đã phối hợp các chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương lấy mẫu đất, nước tại các khu vực có nguy cơ cao của hộ gia đình ở Sóc Sơn, Hà Nội có 3 trẻ bị tử vong, trong đó 2 trẻ dương tính với khuẩn Whitmore. Kết quả 1 mẫu đất có vi khuẩn Whitmore.
Mẫu đất có khuẩn Whitmore được lấy ở độ sâu dưới 90cm trong khu vực sinh hoạt của gia đình anh T.V.C và chị T.T.N.Q ở thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Xuat hien o vi khuan 'an thit nguoi' Whitmore o Soc Son
 Mẫu đất được phát hiện có khuẩn Whitmore
TS.BS Ngũ Duy Nghĩa, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho rằng nguy cơ lây nhiễm là rất khó. Ngoài ra cũng chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh bệnh Whitmore lây từ người sang người.
Bệnh xảy ra tản phát ở từng cá thể, không gây thành dịch đặc biệt nhóm người có vết xước, tổn thương trên da tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nước có vi khuẩn mà không sử dụng các biện pháp phòng hộ như đi ủng cao su, găng tay chống nước, quần áo dài khi lao động…
Theo các chuyên gia, bệnh Whitmore không gây thành dịch và không lây trực tiếp từ người sang người, tuy là một bệnh nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao. Hiện bệnh đã có kháng sinh đặc hiệu điều trị nên bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh Whitmore có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Ở trẻ em thường có biểu hiện là áp xe tuyến mang tai (dễ nhầm với quai bị), sốt kéo dài, chỉ một số ít có biểu hiện viêm màng não, viêm phổi, áp xe gan, tổn thương thần kinh... Nhưng ở người lớn bệnh cảnh lâm sàng khá phức tạp, thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như nhiễm trùng huyết tụ cầu, lao phổi, áp-xe cơ, bệnh hệ thống. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhiều trường hợp dẫn đến sốc nhiễm trùng và tử vong.

Vi khuẩn 'ăn thịt người' nguy hiểm hơn với người mắc bệnh mãn tính

(VietnamDaily) - Bệnh whitmore do vi khuẩn “ăn thịt người” gây nên. Nhóm người dễ mắc bệnh bao gồm: Người già, trẻ em, những người có sức đề kháng yếu, người mắc bệnh mãn tính, người bị tiểu đường, nghiện rượu hay nghiện ma túy...

Theo TS - BS Đặng Văn Khoa, Giám đốc Bệnh viện 74 Trung ương, đáp ứng miễn dịch của cơ thể với vi khuẩn “ăn thịt người” whitmore rất phức tạp. Khi xâm nhập vào cơ thể vi khuẩn có thể gây bệnh ngay hoặc cũng có thể cư trú trong cơ thể rất lâu. Một số tài liệu cho rằng whitmore sống trong cơ thể hơn 50 năm chỉ chờ cơ hội phát bệnh.
Những đối tượng có nguy cơ  cao mắc bệnh whitmore là những người mắc một số bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch như: tiểu đường, viêm thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ gan, nghiện rượu, sử dụng thuốc corticoid dài ngày...

Vi khuẩn ăn thịt người đã 'xâm lấn' bao nhiêu tỉnh thành ở Việt Nam?

(VietnamDaily) - Từ đầu năm đến tháng 8 vừa qua, nhiều tỉnh thành ở Việt Nam như Hà Nội, Thái Nguyên, Yên Bái, Nghệ An... cũng liên tiếp phát hiện những bệnh nhân nhiễm vi khuẩn ăn thịt người này.

Thời gian gần đây, bệnh withmore hay còn gọi là vi khuẩn ăn thịt người “tấn công” nhiều tỉnh thành ở Việt Nam như Hà Nội, Thái Nguyên, Yên Bái...

Mới đây nhất, ngày 17/9, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Yên Bái cho biết từ đầu năm 2019 đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 6 trường hợp mắc bệnh whitmore. Trong đó bốn ca tử vong do đến bệnh viện (BV) muộn, hai ca được BV Đa khoa tỉnh Yên Bái cứu sống.

Ca thứ nhất được cứu sống là bệnh nhân Vi Văn L. (49 tuổi, huyện Lục Yên) nhập viện vào trung tuần tháng 9/2019 trong tình trạng sốt cao kèm run và đau bụng, các chỉ số sinh tồn giảm mạnh. Tuy nhiên khi chẩn đoán lâm sàng thì không phát hiện được cơ quan nào trong cơ thể bị viêm nhiễm.

Vi khuan an thit nguoi da 'xam lan' bao nhieu tinh thanh o Viet Nam?
Bệnh nhân Vi Văn L điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái. Ảnh: Báo Yên Bái. 

Sau hai lần nuôi cấy định danh vi khuẩn, các bác sĩ đã phát hiện ra vi khuẩn whitmore trong cơ thể bệnh nhân. Sau khi được điều trị tích cực theo phác đồ, dùng kháng sinh đặc hiệu liều cao, tình trạng nhiễm trùng được kiểm soát. Hiện bệnh nhân L. đã tỉnh táo, hết sốt.

Trường hợp thứ hai là bệnh nhân Nguyễn Văn Q. (36 tuổi, huyện Văn Yên). Bệnh nhân nhập viện vào tháng 7/2019, được các bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị thành công. Bệnh nhân ra viện cuối tháng 7/2019.

Trước đó, báo chí cũng đưa tin về nhiều trường hợp mắc bệnh withmore khác như một người đàn ông 45 tuổi ở Thái Nguyên, 3 trẻ em ở Nghệ An, một người bị "ăn" ngón chân ở Hà Tĩnh hay một phụ nữ bị withmore "ăn" cánh mũi.

Tiến sĩ Trịnh Thành Trung, Viện trưởng Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội, người có 15 năm kinh nghiệm nghiên cứu về bệnh Whitmore, cho rằng số ca whitmore tăng gần đây không phải do bùng phát về dịch bệnh mà nhờ nhiều cơ sở đã xét nghiệm được đúng bệnh hơn. 

Tiến sĩ Trịnh Thành Trung cũng khẳng định vi khuẩn Whitmore không phải là "vi khuẩn ăn thịt người" như nhiều người lầm tưởng.

Vi khuan an thit nguoi da 'xam lan' bao nhieu tinh thanh o Viet Nam?-Hinh-2
Tiến sĩ Trịnh Thành Trung (phải) có 15 năm kinh nghiệm nghiên cứu về bệnh Whitmore. Ảnh: Vietnamnet. 

Xe chở công nhân lật đè chết 2 người đang đi xe máy trên đường ở Long An

Hai người đi đường tử vong và 11 nạn nhân bị thương trong vụ xe chở công nhân bị lật vào sáng 9/12 ở Long An.

Xe cho cong nhan lat de chet 2 nguoi dang di xe may tren duong o Long An

Hiện trường vụ tai nạn.

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Hòa Khánh Đông (huyện Đức Hòa) cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 2 người tử vong, 11 người bị thương nặng. Hiện, cơ quan chức năng đang hỗ trợ đưa thi thể các nạn nhân tử vong về lo hậu sự và đưa nạn nhân bị thương đi cấp cứu.