Giá heo hơi tại miền Bắc quay đầu giảm
Cụ thể, tại Lào Cai và Phú Thọ giá heo hơi cùng giảm 2.000 đồng/kg về mốc 60.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.
Tương tự, tại Hưng Yên giá heo hơi giảm 1.000 đồng/kg xuống còn 63.000 đồng/kg.
Còn tại Tuyên Quang giá heo hơi giảm 2.000 đồng/kg, hiện thu mua với giá 61.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam giá heo hơi hôm nay đi ngang, hiện ở mức 65.000 - 66.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 60.000 - 66.000 đồng/kg.
|
GIá heo hơi vẫn tiếp tục giảm mạnh. |
Giá heo hơi tại miền Trung đi ngang
Hiện tại, mức giao dịch giá heo hơi thấp nhất là 57.000 đồng/kg, được ghi nhận tại tỉnh Đắk Lắk.
Nghệ An đang thu mua heo hơi với giá 66.000 đồng/kg, cao nhất khu vực.
Các địa phương như Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận giá heo hôm nay được thu mua với mức 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 57.000 - 66.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam giảm trên diện rộng
Cụ thể, sau khi giảm 2.000 đồng/kg, giá heo hơi tại Vũng Tàu, Kiên Giang và Kiêng lần lượt giao dịch với giá 56.000 đồng/kg, 58.000 đồng/kg và 60.000 đồng/kg.
Hậu Giang giá heo hơi hiện đang thu mua heo hơi với giá 55.000 đồng/kg, giảm 3.000 đồng/kg.
Cà Mau, Bạc Liêu và Cần Thơ giá heo hơi giảm 4.000 đồng/kg, hiện giao dịch trong khoảng 54.000 - 58.000 đồng/kg.
Đồng Nai giá heo hơi giảm sâu đến 5.000 đồng/kg xuống còn 54.000 đồng/kg.
Trong khi đó, giá heo hơi tại tỉnh Đồng Tháp nâng nhẹ một giá lên mức 59.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 54.000 - 62.000 đồng/kg.
Dự kiến giá heo hơi sẽ phục hồi trở lại trong quý III/2021 nhờ dịch bệnh được kiểm soát, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ. Tuy nhiên, giá heo hơi sẽ khó tăng đột biến, theo VTV.
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc người chăn nuôi thận trọng trong việc tái đàn có thể giúp thị trường trở nên cân bằng ở thời điểm hiện tại, giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt hơn vấn đề tài chính. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ dẫn tới việc thiếu hụt nguồn cung vào thời gian tới.
Do đó, người chăn nuôi cần chủ động thay đổi phương thức kinh doanh, ứng dụng công nghệ để giảm chi phí sản xuất, chăn nuôi theo chuỗi. Khi dịch COVID-19 ổn định, nhu cầu về thực phẩm cho các ngành chế biến, các nhà hàng, bếp ăn sẽ rất lớn.