Giá heo hơi tại miền Bắc giảm nhẹ
Cụ thể, giá heo hơi Thái Bình, Hà Nam và Ninh Bình tiếp tục là địa phương có mức giao dịch cao nhất khu vực khi neo tại ngưỡng 45.000 đồng/kg.
Mốc giá heo hơi thấp nhất khu vực hiện nay là 40.000 đồng/kg, ghi nhận tại tỉnh Tuyên Quang.
Riêng ba tỉnh Bắc Giang, Yên Bái và Tuyên Quang là giảm nhẹ 1.000 đồng/kg, hiện thu mua heo hơi trong khoảng 41.000 - 44.000 đồng/kg. trong hôm nay.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 40.000 - 45.000 đồng/kg.
|
Giá heo hơi |
Giá heo hơi tại miền Trung giảm mạnh
Sau khi giảm 1.000 đồng/kg, thương lái hai tỉnh Khánh Hòa và Thanh Hóa hiện đang giao dịch chung mốc 44.000 đồng/kg.
Mức giá thấp nhất khu vực hiện là 43.000 đồng/kg, ghi nhận tại Thừa Thiên Huế sau khi tỉnh này điều chỉnh giảm 2.000 đồng/kg.
Một vài địa phương tiếp tục thu mua heo hơi với giá 45.000 đồng/kg, gồm Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắk Lắk và Bình Thuận.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 43.000 - 46.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam giảm trên diện rộng
Theo đó, Bình Dương giảm 1.000 đồng/kg xuống còn 45.000 đồng/kg, ngang bằng với Bình Phước, Tây Ninh, Vũng Tàu và Cà Mau.
Sau khi giảm 2.000 đồng/kg, thương lái tỉnh Cần Thơ đang thu mua heo hơi với giá 43.000 đồng/kg, cùng với Vĩnh Long, Kiên Giang, Tiền Giang và Trà Vinh.
Bến Tre hiện là địa phương xếp cuối khu vực khi đạt mốc 40.000 đồng/kg, giảm 4.000 đồng/kg so với hôm qua.
Tại tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Tiền Giang giá heo hơi đang ở mức 43.000 - 44.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 40.000 - 46.000 đồng/kg.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch tả heo châu Phi (DTHCP) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, vừa qua, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã tổ chức đoàn kiểm tra tình hình phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi tại 2 huyện Tân Lạc, Mai Châu.
Qua kiểm tra thực tế, đoàn chỉ ra các nguyên nhân dẫn tới dịch bệnh bùng phát và tái bùng phát như thời gian qua. Đó là do việc quản lý tái đàn chưa được thực hiện tốt, nhiều hộ tái đàn khi dịch bệnh chưa qua 90 ngày theo quy định, nên nguy cơ bùng phát dịch rất cao.
Một nguyên nhân nữa, theo đồng chí Chi cục trưởng là việc sử dụng heo phối giống trực tiếp đi từ địa bàn này sang địa bàn khác cũng vô tình trở thành vật trung gian truyền bệnh, theo báo Hòa Bình.
DTHCP chưa có vắc xin điều trị nhưng không phải không chống được. Để phòng, chống DTHCP, người chăn nuôi cần quan tâm đến việc tiêm phòng cho đàn heo, lựa chọn heo giống có nguồn gốc, xuất xứ đảm bảo, thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.