|
ảnh minh họa |
Trà quế
Quế là một chất bổ sung hỗ trợ tuyệt vời thường được dùng ở dạng cô đặc để giảm lượng đường trong máu. Uống trà quế giúp cải thiện sự hấp thụ glucose của tế bào, tăng độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu. Có thể sử dụng 2,5g trà quế hoặc 2 thìa cà phê bột quế mỗi ngày. Buổi sáng là thời điểm dùng trà quế tốt nhất.
Trà xanh
Theo một nghiên cứu tại Nhật Bản, người uống trên 6 cốc trà xanh trở lên mỗi ngày có thể giảm 33% nguy cơ mắc phải tiểu đường tuýp 2 so với người chỉ uống 1 cốc mỗi tuần.
Trà đen
Trà đen chứa nhiều theaflavins (chiếm 68,4% polyphenol trong trà) có tác dụng hạ đường huyết bằng cách ức chế hoạt động của các gốc tự do. Đồng thời, trà đen cũng làm giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2 bằng cách ngăn ngừa béo phì.
Trà hoa dâm bụt
Trà tiểu đường từ hoa dâm bụt không chỉ có vị chua ngọt nhẹ dễ uống mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhờ vào thành phần giàu chất chống oxy hóa, vitamin A, vitamin B và vitamin C cùng các khoáng chất như đồng, kẽm. Cụ thể với tiểu đường, trà tiểu đường từ hoa dâm bụt khô có tác dụng giúp điều hòa huyết áp, giảm cholesterol máu và ngăn ngừa biến chứng của tiểu đường.
Một ly trà hoa dâm bụt mỗi ngày sẽ là đề xuất phù hợp nếu bạn muốn thưởng thức loại trà được mệnh danh chống oxy hóa số một này.
Trà gừng
Gừng không chỉ là một loại gia vị mà một tách trà gừng cũng là một trong các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp – an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ khi dùng gừng trong món trà tiểu đường là chúng có thể làm hạ đường huyết quá mức nếu bạn đang dùng thuốc điều trị tiểu đường.
Trà hoa cúc
Với các đặc tính kháng viêm và chống ôxy hóa, trà hoa cúc được các chuyên gia khuyên dùng cho người bệnh đái tháo đường. Người bệnh đái tháo đường có thể dùng 3 ly trà hoa cúc mỗi ngày sau bữa ăn và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút, không uống khi đói. Không kết hợp dùng trà hoa cúc song song với các loại thuốc Tây y. Hạn chế sử dụng trà hoa cúc nếu bạn đang mang thai.