Tiêu chuẩn bổ nhiệm lãnh đạo trong cơ quan nhà nước theo quy định mới

Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định cụ thể các tiêu chuẩn đối với từng chức danh công chức lãnh đạo, quản lý thuộc cơ quan nhà nước sẽ có hiệu lực từ ngày 1/5/2024.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 29/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước.
Theo đó, các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước phải đáp ứng 5 tiêu chuẩn chung sau: Tiêu chuẩn về chính trị tư tưởng; tiêu chuẩn về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật; tiêu chuẩn về trình độ; tiêu chuẩn về năng lực và uy tín; tiêu chuẩn về sức khỏe, độ tuổi, kinh nghiệm công tác.
Tiêu chuẩn đối với chức danh Thứ trưởng
Đối với chức danh Thứ trưởng thuộc Bộ, Nghị định quy định Thứ trưởng là cấp phó của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng), giúp Bộ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý một hoặc một số ngành, lĩnh vực, chuyên ngành công tác theo phân công của Bộ trưởng; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.
Thứ trưởng phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung áp dụng đối với các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý và các quy định như có quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng, lịch sử; am hiểu sâu sắc về pháp luật, quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực quản lý và thông lệ quốc tế.
Thứ trưởng là người có năng lực tham mưu hoạch định những vấn đề chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực; chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, chương trình, kế hoạch công tác nhiệm kỳ và hằng năm của ngành, lĩnh vực; chỉ đạo hoặc trực tiếp giải quyết những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực; chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính, chế độ công vụ, công chức; chỉ đạo thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật; chỉ đạo giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân thuộc thẩm quyền; triển khai phối hợp giữa các bộ, ngành và giữa trung ương với địa phương để thực hiện đồng bộ, thống nhất, hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật.
Theo quy định, người được bổ nhiệm Thứ trưởng phải đang giữ chức vụ Tổng cục trưởng và tương đương; Phó Tổng cục trưởng và tương đương (đã kinh qua chức vụ Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ); Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh hoặc chức vụ, chức danh tương đương trở lên theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Tieu chuan bo nhiem lanh dao trong co quan nha nuoc theo quy dinh moi
 Ảnh minh họa. Ảnh: Nhật Bắc
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định một số trường hợp đặc thù áp dụng tiêu chuẩn chức danh khi bổ nhiệm.
Theo đó, trường hợp bổ nhiệm nhân sự từ nguồn bên ngoài thì không nhất thiết phải bảo đảm tiêu chuẩn đã kinh qua vị trí chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý ở vị trí cấp dưới trực tiếp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến bổ nhiệm.
Trường hợp Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh tương đương hoặc kiêm nhiệm chức vụ, chức danh khác thì không nhất thiết phải bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh tương đương hoặc kiêm nhiệm.
Tiêu chuẩn đối với chức danh Giám đốc Sở
Nghị định số 29/2024/NĐ-CP quy định Giám đốc Sở và tương đương là người đứng đầu cấp sở, lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao; chịu trách nhiệm trực tiếp trước UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, đồng thời chịu trách nhiệm về quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực trước Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.
Giám đốc Sở và tương đương đáp ứng các tiêu chuẩn chung áp dụng đối với các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý và các quy định như am hiểu sâu sắc về quản lý nhà nước, hiểu biết pháp luật về ngành, lĩnh vực quản lý và các quy định đặc thù áp dụng tại địa phương.
Giám đốc Sở là người có năng lực tham mưu, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả văn bản quy phạm pháp luật của trung ương; tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về ngành, lĩnh vực áp dụng tại địa phương; chỉ đạo xây dựng kế hoạch công tác nhiệm kỳ và hằng năm của ngành, lĩnh vực tại địa phương; chỉ đạo hoặc trực tiếp giải quyết những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực tại địa phương; triển khai thực hiện cải cách hành chính, chế độ công vụ, công chức trên địa bàn; chỉ đạo thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật; chỉ đạo giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân thuộc thẩm quyền; tham mưu lãnh đạo thực hiện công tác phối hợp với các cơ quan ở trung ương; chỉ đạo thực hiện đồng bộ, thống nhất, hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật trong phạm vi toàn tỉnh.
Người được bổ nhiệm Giám đốc Sở phải đang giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở và tương đương hoặc chức vụ, chức danh tương đương theo quy định của cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ.
Nghị định 29/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/5/2024.
>>> Mời quý độc giả Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) đề xuất tăng lương cho cán bộ chiều 1/6/2023:

(Nguồn: THQH)


Chỉ đạo, điều hành nổi bật của Chính phủ tuần qua

Tăng cường xây dựng pháp luật, hoàn thiện các dự án Luật trình Quốc hội; Đẩy nhanh nâng cấp các tuyến cao tốc đầu tư phân kỳ... là những điều hành nổi bật của Chính phủ tuần qua.

Tăng cường công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện các dự án Luật trình Quốc hội
Ngày 19/2/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 15/CĐ-TTg về tăng cường công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện các dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
Công điện yêu cầu Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được giao chủ trì soạn thảo các dự án, dự thảo VBQPPL tập trung chỉ đạo: Chuẩn bị đầy đủ về thành phần hồ sơ theo đúng quy định của Luật Ban hành VBQPPL, bảo đảm chất lượng tốt nhất của dự thảo VBQPPL và các tài liệu trong hồ sơ; tăng cường các phương pháp lấy ý kiến thực chất, hiệu quả, giải trình đầy đủ ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, đối tượng chịu sự tác động của văn bản...
Đẩy nhanh nâng cấp các tuyến cao tốc đầu tư phân kỳ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 21/2/2024 đẩy nhanh nghiên cứu, triển khai đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác, đang đầu tư theo quy mô phân kỳ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu ngay các giải pháp tổ chức giao thông hợp lý, khoa học, hiệu quả và kiểm soát tốt nhất các hoạt động giao thông để bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc quy mô phân kỳ, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân.
Chi dao, dieu hanh noi bat cua Chinh phu tuan qua
 Đẩy nhanh nâng cấp các tuyến cao tốc đầu tư phân kỳ. Ảnh: Vi Thảo
Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với ngay các địa phương liên quan khẩn trương nghiên cứu phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đã được đầu tư phân kỳ đạt quy mô cao tốc hoàn chỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế, nhu cầu vận tải theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trong đó tập trung đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe. Đồng thời, rà soát bổ sung đầy đủ, đồng bộ các công trình hạ tầng trên tuyến (như hệ thống giao thông thông minh, trạm dừng nghỉ,…).
Sửa đổi quy định quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi giải trí dưới nước
Chính phủ ban hành Nghị định 19/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2019/NĐ-CP ngày 05/6/2019 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước.
Trong đó, Nghị định sửa đổi, bổ sung Điều 19 cơ quan đăng ký phương tiện.
Cụ thể, UBND cấp huyện (quy định cũ UBND cấp tỉnh) tổ chức thực hiện, quản lý việc đăng ký, quản lý phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước thuộc diện phải đăng ký theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
UBND cấp xã thực hiện quản lý phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước được miễn đăng ký.
Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung Điều 11 thẩm quyền thỏa thuận, công bố mở, đóng vùng hoạt động tại vùng 2.
Cụ thể, UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp huyện) (quy định cũ UBND cấp tỉnh) thực hiện thỏa thuận, công bố mở, đóng vùng hoạt động tại vùng 2.
Trước khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng, chủ đầu tư liên hệ UBND cấp huyện để thực hiện thỏa thuận về địa điểm, quy mô, biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Việc đầu tư dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng.
Sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng không dân dụng
Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2024/NĐ-CP ngày 23/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2021/NĐ-CP ngày 25/1/2021 về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay và Nghị định số 64/2022/NĐ-CP ngày 15/9/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Trong đó, Nghị định số 20/2024/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung Điều 52 của Nghị định số 05/2021/NĐ-CP quy định về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay.
Chi dao, dieu hanh noi bat cua Chinh phu tuan qua-Hinh-2
 Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Theo quy định mới, chủ sở hữu hoặc tổ chức được giao quản lý cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không.
Trong trường hợp cảng hàng không, sân bay đang xây dựng, chủ sở hữu hoặc tổ chức được giao quản lý cảng hàng không, sân bay nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký tạm thời cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ
Ngày 23/2/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 09/CT-TTg yêu cầu tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và tổ chức tín dụng, tài chính nhà nước khác trên toàn quốc bảo đảm 100% hệ thống thông tin đang trong quá trình thiết kế, xây dựng, nâng cấp, mở rộng trước khi đưa vào vận hành, khai thác phải được phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư phát triển của các Tập đoàn, DNNN
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/2/2024 về đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư phát triển của các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước ưu tiên tập trung nguồn lực vào lĩnh vực kinh doanh chính, khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, không hiệu quả; nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo; đổi mới mô hình quản trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế; sắp xếp, tinh gọn bộ máy; nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước và thị trường quốc tế; tạo thế và lực cũng như cơ sở xây dựng định hướng phát triển, tầm nhìn chiến lược giai đoạn tiếp theo...

Các dự án trọng điểm ở TPHCM được đẩy nhanh tiến độ trong năm 2024

Văn phòng UBND TP.HCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi về kế hoạch triển khai thực hiện các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố trong năm 2024.

Theo đó, đối với Dự án đường Vành đai 2 (đoạn 1 và đoạn 2), UBND TP.HCM giao UBND TP Thủ Đức khẩn trương thực hiện kiểm đếm, xác định chính xác chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và hoàn tất công tác này để khởi công dự án trong năm nay.

Đồng thời rà soát, nghiên cứu áp dụng cơ chế thực hiện song song các thủ tục đầu tư liên quan (đầu tư dự án, giải phóng mặt bằng, bố trí vốn…) đảm bảo đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Sở TN-MT TP phối hợp, thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đảm bảo tiến độ đề ra.

Nhiều hành vi bị cấm trong PCCC theo đề xuất mới của Bộ Công an

Tại Dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Bộ Công an đã đề xuất hàng loạt quy định mới, bổ sung thêm một số hành vi bị cấm.

Bộ Công an đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ dự kiến sẽ có hiệu lực từ năm 2025.

Theo đó, dự thảo Luật gồm 8 chương, 58 điều, bổ sung và quy định bao quát hơn các nội dung có liên quan đến quản lý về phòng cháy chữa cháy (PCCC) đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

So với quy định tại Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2013, Điều 10 dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã bổ sung thêm một số hành vi bị cấm trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Cụ thể như: Xúc phạm, đe dọa lực lượng PCCC&CNCH thực hiện nhiệm vụ; lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ PCCC&CNCH để thực hiện hành vi nhũng nhiễu; chế tạo, hoán cải phương tiện giao thông thuộc diện phải thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy khi chưa có văn bản thẩm định; đưa phương tiện giao thông thuộc diện phải thẩm định thiết kế vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu...

Nhieu hanh vi bi cam trong PCCC theo de xuat moi cua Bo Cong an
Xúc phạm, đe dọa lực lượng PCCC&CNCH thực hiện nhiệm vụ là hành vi bị cấm theo dự thảo Luật PCCC&CNCH.

Dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cũng bổ sung quy định về nghiệm thu, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy.

Theo đó, sau khi tổ chức nghiệm thu dự án, công trình thuộc danh mục phải thẩm định thiết kế theo quy định thì chủ đầu tư phải gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý chuyên ngành để kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC

Đặc biệt, doanh nghiệp chỉ được phép đưa hạng mục công trình, công trình đã được xây dựng hoàn thành vào khai thác, sử dụng sau khi được cơ quan quản lý chuyên ngành đã thẩm định thiết kế kiểm tra và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu.

Trường hợp đưa hạng mục công trình, công trình vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 60 đến 100 triệu đồng (căn cứ khoản 4 Điều 38 và khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Dự thảo Luật cũng điều chỉnh một số yêu cầu cơ bản về phòng cháy đối với cơ sở kinh doanh.

Theo đề xuất mới, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hoạt động thương mại, địa điểm làm việc, công trình phải bảo đảm điều kiện an toàn phòng cháy sau đây:

Có biện pháp phòng cháy như thực hiện và duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy; quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt; trang bị phương tiện phòng cháy; kiểm tra phát hiện sơ hở, thiếu sót, vi phạm về phòng cháy...

Có quy định, nội quy về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Bảo đảm an toàn phòng cháy đối với từng loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh: Có phương tiện, hệ thống PCCC&CNCH; hệ thống kỹ thuật; hệ thống liên lạc; thiết bị truyền tin báo cháy, sự cố, hệ thống cập nhật, khai báo dữ liệu về PCCC&CNCH; giải pháp ngăn cháy, chống khói, thoát nạn. Có phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Có lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở.

Bên cạnh đó, Điều 19 của dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bổ sung thêm một số nội dung về phòng cháy trong sử dụng, cung ứng điện; bảo đảm chất lượng đối với thiết bị điện.

Cụ thể, đơn vị điện lực có trách nhiệm thực hiện và duy trì các biện pháp bảo đảm an toàn về PCCC đối với hệ thống điện truyền tải; kiểm tra, đánh giá, khuyến nghị kịp thời việc lắp đặt, sử dụng bảo đảm an toàn đối với hệ thống, thiết bị điện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi ký hợp đồng bán điện và trong quá trình sử dụng điện; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn về an toàn PCCC trong sử dụng điện.

Bên cạnh đó, cơ quan, tổ chức sản xuất, kinh doanh thiết bị điện phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật...

>>> Mời độc giả xem thêm video Chàng shipper lao vào biển lửa cứu người vụ cháy chung cư mini: