Tiết lộ sự thật khắc nghiệt với binh lính Ukraine

Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết hơn 75% binh lính bị thương đã trở lại phục vụ sau khi phục hồi chức năng.

Tiet lo su that khac nghiet voi binh linh Ukraine

Binh lính Ukraine. Ảnh: UP.

Bà Nataliia Kalmykova, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine, phát biểu tại một cuộc họp báo bên lề Đại hội quốc tế thường niên lần thứ nhất về Y học quân sự và Sức khỏe tâm thần, có tên là Một chiến binh: Cuộc sống, Sức khỏe, Khả năng chiến đấu, đã cho biết: "Chúng tôi có tỷ lệ phục hồi chức năng và trở lại phục vụ chất lượng rất cao".

Bà nói rằng kinh nghiệm chiến tranh của Ukraine đã làm nên sự đặc biệt này: "Điều này cũng được các đối tác phương Tây của chúng tôi ghi nhận, những quốc gia chưa từng có kinh nghiệm, chưa từng có cuộc chiến nào như chúng tôi. Đây là hơn 75% số người bị thương trở lại phục vụ chiến đấu. Họ đã bị thương ở nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau."

Thứ trưởng lưu ý rằng hầu như mọi cơ sở chăm sóc sức khỏe hiện nay đều có các nhóm đa chuyên khoa và chương trình phục hồi chức năng.

"Ngay khi bắt đầu điều trị, quá trình phục hồi chức năng sẽ diễn ra ngay lập tức. Đây không phải là điều diễn ra sau đó. Và quá trình phục hồi chức năng hiện được triển khai tại tất cả các cơ sở dân sự và quân sự."

Ukraine từ lâu đã cảnh báo về việc thiếu nhân sự chiến đấu. Nước này đã phải hạ tuổi đi lính từ 27 xuống 25 tuổi trong một luật khiến nhiều người tranh cãi.

Nga khoe vũ khí “ngày tận thế”, cơn ác mộng của NATO đang đến?

Giữa lúc quan hệ giữa Nga và phương Tây vào thời điểm “xấu nhất” kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, được nhiều nhà quan sát ví giữa “sự sống và cái chết”, thì Nga khoe vũ khí “ngày tận thế”; cơn ác mộng của NATO đang đến.

Nga khoe vu khi “ngay tan the”, con ac mong cua NATO dang den?

Sự xuất hiện công khai của tên lửa liên lục địa thế hệ mới "Sarmat", đánh dấu bước đột phá lớn của Nga trong lĩnh vực công nghệ tên lửa đạn đạo chiến lược. Đây cũng là thế hệ tên lửa liên lục địa mới nhất của Nga, được Nga phát triển, tính từ sau khi Liên Xô tan rã.

Khi đánh trận, tại sao binh lính thà xông lên còn hơn là giả chết?

Ở Trung Quốc cổ đại, sự thành lập và sụp đổ của mỗi triều đại đều đi kèm với chiến tranh, đánh đổi bởi sự hy sinh bằng máu.

Trong thời chiến, dù thắng trận cũng sẽ giết chết hàng ngàn binh lính, điều này vô cùng bi thảm! Và điều kỳ lạ là tại sao binh lính lúc đó sẵn sàng xông pha chết hoặc bị bắt nhưng lại không dám nằm giả chết để sống sót?

Lý do là gì?