Tiết lộ mới về đội quân đất nung trong mộ vua Tần

Mới đây, giới khoa học đã chứng minh rằng đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng là "bản sao" của một đội quân bằng xương bằng thịt.

Kể từ khi được người dân địa phương phát hiện năm 1974, các chuyên gia đã đặt câu hỏi là liệu kích thước của các chiến binh đất nung này có phải được mô phỏng theo người thật hay chúng chỉ là sản phẩm của những dây chuyền sản xuất hàng loạt từng chi tiết ngẫu nhiên như kiểu tóc chẳng hạn, sau đó lắp vào để dễ phân biệt.
Hiện nay, các chuyên gia đã tạo ra mô hình máy tính 3D của những bức tượng, tập trung vào phần đôi tai bởi họ cho rằng hình dáng của nó cũng độc nhất vô nhị như dấu vân tay, sẽ giúp cho việc xác định rằng những tượng chiến binh được mô phỏng từ người thực.
Những bức tượng đất nung này dược chứng minh là làm theo nguyên mẫu một đội quân có thực chứ không phải sản phẩm hàng loạt.
Những bức tượng đất nung này dược chứng minh là làm theo nguyên mẫu một đội quân có thực chứ không phải sản phẩm hàng loạt. 
Kênh National Geagraphic cho biết một nhóm các nhà khảo cổ học đến từ Đại học College London (UCL) đã làm việc cùng các chuyên gia của bảo tàng Lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở Lâm Đống, Trung Quốc nhằm có được mô hình cổ xưa từ phía sau của các chiến binh.
Họ đo đạc tỷ lệ trên các khuôn mặt, tập trung vào phần đôi tai vì những hình thái khác nhau của chúng được sử dụng để xác định từng cá nhân.
Các chuyên gia lý luận rằng, nếu các bức tượng chiến binh được mô phỏng từ những con người thực đôi tai của chúng phải có hình dạng khác nhau.
Bởi các bức tượng được xếp chặt sát với nhau trong hố chôn nên việc dùng máy quét để mô phỏng hình ảnh 3D đôi tai sẽ không gây lo ngại làm tổn hại đến bản gốc cổ xưa.
Sau khi làm việc với 30 hình mô phỏng, các chuyên gia đã phát hiện rằng không có đôi tai nào hoàn toàn giống nhau và sự khác biệt này giống như ở người thật. Chuyên gia khảo cổ học của UCL, ông Marcos Martinon-Torres đã phát biểu: “Từ những mô hình ban đầu này có thể cho thấy, đội quân đất nung dường như là các bức chân dung của những chiến binh có thực”.
Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục tiến hành công việc trên nhiều mô hình tượng chiến binh cùng với các đặc điểm khuôn mặt hơn nữa để chắc chắn xác định đó là bản sao của từng cá nhân riêng biệt.
Nghiên cứu này dường như đã củng cố các phát hiện của nhà sử học Đức đã nghỉ hưu John Komlos, người đã phát hiện ra rằng chiều cao khác nhau của các chiến binh đất nung rất gần với chiều cao đo được từ đàn ông Trung Quốc trong thế kỷ 19. Lúc đó ông đã nói: "Kích thước của các bức tượng đất nung có thể đại diện cho tầm vóc cơ thể trên thực tế của bộ binh Trung Hoa cổ".

Sự thực nghiệt ngã về Chiến tranh thế giới 2

(Kiến Thức) - Tù nhân Do Thái bị hành hình hay em bé ngồi bên cạnh thi thể mẹ... là những hình ảnh ám ảnh lòng người về Chiến tranh thế giới 2.

Một nhóm người Do Thái bị trói tay bằng sợi dây thừng đi qua khu vực kiểm tra của lực lượng an ninh Lithuania.
Một nhóm người Do Thái bị trói tay bằng sợi dây thừng đi qua khu vực kiểm tra của lực lượng an ninh Lithuania. 

Vua Càn Long là "giọt máu lạc loài" người Hán?

Vị vua đa tình Càn Long được cho là có nhiều con hoang trong dân gian, nhưng bản thân ông cũng bị cho là xuất thân mờ ám.

Theo chính sử, Càn Long là con trai của hoàng đế Ung Chính, và là vị vua thứ 6 của triều Mãn Thanh (Trung Quốc). Tuy nhiên, từ xưa vẫn lưu truyền giả thuyết, ông chẳng những không phải con trai Ung Chính, mà thậm chí còn chẳng có chút máu mủ nào với hoàng tộc, còn tệ hơn, là người Hán chứ không phải người Mãn. Tuy sử học chính thống không công nhận điều này nhưng cho đến nay, giả thuyết trên vẫn có sức sống lớn và không thể bị loại bỏ. Từ truyền thuyết dân gian, nó trở thành chất liệu trong nhiều bộ tiểu thuyết dã sử và phim ảnh.