Tiết lộ chiến lược mới của Mỹ đằng sau vụ ám sát tướng Iran Soleimani

(Kiến Thức) - Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết vụ không kích sát hại tướng Iran Qassem Soleimani là một phần trong chiến lược lớn hơn nhằm ngăn chặn những thách thức từ các "đối thủ" của Mỹ.

Theo hãng thông tấn Reuters, Ngoại trưởng Pompeo đã nói về chiến lược răn đe mới của Mỹ trong bài phát biểu "Khôi phục sự răn đe: Ví dụ về Iran" tại Viện Hoover thuộc Đại học Stanford hôm 13/1.
Tiet lo chien luoc moi cua My dang sau vu am sat tuong Iran Soleimani
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: Reuters. 
Trong bài phát biểu, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tập trung vào vấn đề mà ông gọi đó là một chiến lược của chính quyền (Washington) nhằm thiết lập sự răn đe thực sự nhằm vào Iran sau khi các chính sách trước đó của Đảng Cộng hòa và Dân chủ đã khuyến khích "hoạt động xấu xa" của Tehran.
Vị quan chức ngoại giao hàng đầu của Mỹ khẳng định vụ không kích sát hại tướng Soleimani nằm trong chiến lược lớn hơn của Washington.
"Tổng thống Trump và những người của chúng tôi trong đội ngũ an ninh quốc gia (Mỹ) sẽ tái lập năng lực răn đe, 'răn đe thực sự' nhằm vào Cộng hòa Hồi giáo Iran. Đối thủ của bạn phải hiểu là bạn không chỉ có khả năng gây ra thiệt hại mà trên thực tế, bà sẵn sàng làm như vậy", Ngoại trưởng Pompeo nói, đề cập đến thiệt hại về kinh tế mà Iran đang phải hứng chịu do các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Mời độc giả xem thêm video về vụ Iran tấn công căn cứ quân sự có lính Mỹ tại Iraq (Nguồn video: NBC News)

"Tầm quan trọng của sự răn đe không chỉ giới hạn ở Iran. Trong mọi trường hợp, chúng ta phải ngăn chặn kẻ thù để bảo vệ tự do. Đó là toàn bộ quan điểm của Tổng thống Trump để giúp cho quân đội của chúng ta trở thành lực lượng mạnh nhất. Chúng tôi đang khôi phục sự răn đe đáng tin cậy", Ngoại trưởng Pompeo nói tiếp. 
Trước đó, ngày 3/1, Mỹ đã tiến hành vụ không kích sát hại Tướng Iran Qassem Soleimani cùng chỉ huy dân quân Iraq Mahdi al-Muhandis tại sân bay quốc tế Baghdad (Iraq). Vụ việc khiến căng thẳng giữa Washington và Tehran leo thang.

Căng thẳng Mỹ - Iran, châu Âu kêu gọi các bên kiềm chế

Lãnh đạo nhiều nước châu Âu lên tiếng bày tỏ lo ngại về nguy cơ bùng phát xung đột tại Trung Đông, kêu gọi Mỹ và Iran kiềm chế.

Trong thông tin phát đi chiều ngày 3/1, Văn phòng Tổng thống Pháp thông báo, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin để bàn về tình hình Iran. Hai phía Pháp và Nga đều nhận định, hành động của Mỹ có thể làm leo thang một cách nghiêm trọng các căng thẳng trong khu vực. Pháp và Nga cũng nhất trí kêu gọi Iran kiềm chế.
Cang thang My - Iran, chau Au keu goi cac ben kiem che
 Ảnh minh họa (Ảnh: Daily Post

Mỹ-Iran: Nhìn lại một năm bộn bề căng thẳng!

Trước thời điểm bầu cử Tổng thống Mỹ quan trọng năm 2020, chắc chắn ông Trump không hề muốn kịch bản xấu nhất là xung đột nóng xảy ra với Iran.

Dư luận đặt câu hỏi, vì sao chính quyền Mỹ năm qua dường như vẫn giữ thái độ rất cứng rắn, thậm chí “ép” Tehran?
Để hiểu rõ hơn chính sách của Mỹ đối với Iran trong năm 2019, chúng ta cần ngược dòng thời gian. Ngay từ lúc còn vận động tranh cử và kể từ khi lên nắm quyền ngày 20/1/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần tuyên bố từ bỏ vai trò “cảnh sát toàn cầu”, giảm dần sự can dự của Washington vào các điểm nóng trên thế giới, đồng thời rút khỏi các cam kết và thỏa thuận song phương được cho là gây bất lợi cho Mỹ.