Tiết lộ bất ngờ với thu nhập của Tổng thống Putin

Thu nhập cá nhân của Tổng thống Putin trong năm 2018 dừng ở mức 8,63 triệu rúp, thấp hơn nhiều quan chức trong chính phủ.

Nhằm thực hiện sắc lệnh về Phòng chống tham nhũng được Tổng thống Putin ký vào 7/2013, chính phủ Nga mới đây công khai thu nhập của các quan chức chính phủ cấp cao sau khi nhận được các tờ đơn kê khai thuế của từng cá nhân.
Theo HOM, trong năm 2018, thu nhập cá nhân của Tổng thống Putin dừng ở mức 8,63 triệu rúp, thấp hơn 1 nửa so với thu nhập trong năm 2017 của ông là 18,7 triệu rúp.
Tiet lo bat ngo voi thu nhap cua Tong thong Putin
 Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Sputnk) 
Nhà lãnh đạo Nga hiện sở hữu 2 căn hộ với diện tích 77 m2 và 153,7 m2 với 2 chỗ để xe cùng rộng khoảng 18m2. Tất cả đều nằm trong lãnh thổ Nga. Ngoài ra, ông còn là chủ của 1 chiếc GAZ M21 và 1 chiếc Skif sản xuất năm 1987.
Mức thu nhập của ông Putin khiêm tốn hơn so với Thủ tướng Medvedev, người kiếm được 9.917 triệu rúp trong năm 2018. Ông Medvedev còn sở hữu 1 căn hộ rộng 367,8 m2, 2 chiếc GAS-20 và GAZ-21. Bên cạnh đó, Thủ tướng Nga có thêm khoản thu tới từ tiền cho thuê mảnh đất rộng 47 mẫu.
Cũng theo bảng kê khai, thu nhập của người phát ngôn điện Kremlin, Thư ký báo chí Tổng thống, ông Dmitry Peskov là 12.795 triệu rúp, bằng 1/18 lần thu thập của vợ ông, ngôi sao trượt băng người Nga Tatiana Navka. Trong tài sản của bà Navka có 2 mảnh đất có diện tích 7.967 và 1.406 m2, hai nhà riêng 779,2 và 353,5 m2, 3 căn hộ, 1 bãi để xe với 2 chiếc Mercedes và ATV.
Mức thu nhập của Tổng thống Putin thấp hơn đại đa số thu nhập của các quan chức khác trong chính phủ trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu (11,532 triệu rúp), Chủ tịch Duma Quốc gia Liên bang Nga Vyacheslav Volodin (71,7 triệu rúp), người phát ngôn Thượng viện Nga Valentina Matvienko (15.27 triệu rúp)...

Tưng bừng lễ hội té nước mừng Năm mới ở Thái Lan

(Kiến Thức) - Lễ hội té nước cổ truyền Songkran (Tết Năm mới của Thái Lan) đã bắt đầu diễn ra vào ngày 11/4 với sự tham gia của đông đảo người dân và du khách. Đây được coi là cuộc chiến nước lớn nhất thế giới.

Tung bung le hoi te nuoc mung Nam moi o Thai Lan
 Ngày 11/4, lễ hội té nước cổ truyền Songkran hay còn gọi là Tết Năm mới ở Thái Lan đã diễn ra tại thủ đô Bangkok và nhiều khu vực khác trên khắp nước này. (Nguồn ảnh: Reuters)

Tung bung le hoi te nuoc mung Nam moi o Thai Lan-Hinh-2
Lễ hội Songkran được coi là cuộc chiến nước lớn nhất thế giới, thu hút hàng trăm nghìn khách du lịch tham gia. 

Tung bung le hoi te nuoc mung Nam moi o Thai Lan-Hinh-3
 Người dân Thái Lan tin rằng những ai càng được té nhiều nước thì người đó càng có nhiều may mắn trong năm mới.

Tung bung le hoi te nuoc mung Nam moi o Thai Lan-Hinh-4
Để đảm bảo an toàn, trật tự trong dịp lễ hội này, hàng nghìn cảnh sát đã được triển khai tới các điểm nút giao thông và khoảng 60 địa điểm tổ chức lễ hội Songkran tại Thái Lan

Tung bung le hoi te nuoc mung Nam moi o Thai Lan-Hinh-5
Ngoài té nước, người dân Thái Lan còn đón Năm mới bằng nhiều hoạt động vui chơi, giải trí đặc sắc khác. 

Tung bung le hoi te nuoc mung Nam moi o Thai Lan-Hinh-6
Một chú voi được "trang trí" trước khi tham gia lễ hội té nước ở Ayutthaya.  

Tung bung le hoi te nuoc mung Nam moi o Thai Lan-Hinh-7
 Cuộc chiến té nước giữa người và voi ở Ayutthaya. 
Tung bung le hoi te nuoc mung Nam moi o Thai Lan-Hinh-8
 Khung cảnh náo nhiệt trong lễ hội té nước ở Thái Lan năm 2019.

Tung bung le hoi te nuoc mung Nam moi o Thai Lan-Hinh-9
Songran là tết cổ truyền mừng năm mới ở Thái Lan, được tổ chức vào ngày đầu tiên theo Phật lịch. 
Tung bung le hoi te nuoc mung Nam moi o Thai Lan-Hinh-10
Cô gái trang trí cho chú vui trước khi bắt đầu lễ hội. 

Tung bung le hoi te nuoc mung Nam moi o Thai Lan-Hinh-11
Chữ Songkran được vẽ trên người chú voi trước khi tham gia lễ hội tế nước mừng năm mới.  

Mời độc giả xem thêm video: Không khí đón Tết Songkran 2014 tại Thái Lan (Nguồn: VTC14)

Những bức hình đoạt giải Ảnh Báo chí Thế giới năm 2019

Cuộc thi Ảnh Báo chí Thế giới (World Press Photo), ra đời từ năm 1955, vinh danh các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp với những bức ảnh tốt nhất ở các hạng mục khác nhau trong năm qua.

Nhung buc hinh doat giai Anh Bao chi The gioi nam 2019
Ảnh của năm: Một cô bé 2 tuổi người Honduras khóc khi mẹ em bị truy lùng và bắt giữ gần biên giới Mỹ - Mexico hôm 12/6/2018, tại McAllen, bang Texas, Mỹ. Họ đã vượt sông Rio Grande bằng bè từ Mexico và bị bắt giữ bởi lực lượng Tuần tra Biên giới Mỹ, trước khi được đưa tới một trung tâm chờ xử lý. Tuần sau đó, chính quyền Trump đã xóa bỏ chính sách chia cắt cha mẹ với con cái người nhập cư tại biên giới Mỹ, dưới áp lực của công chúng và các nhà lập pháp. Ảnh: John Moore/Getty Images. 

Nhung buc hinh doat giai Anh Bao chi The gioi nam 2019-Hinh-2
 Phóng sự ảnh của năm: Đoàn di dân: Trong tháng 10 và 11/2018, hàng nghìn di dân Trung Mỹ đã gia nhập dòng người hướng về biên giới Mỹ. Đoàn di dân rời San Pedro Sula ở Honduras vào ngày 12/10/2018 và thu hút thêm thành viên trên đường đi qua Nicaragua, El Salvador và Guatemala. Ảnh: Pieter Ten Hoopen/Agence VU/Civilian Act.

Nhung buc hinh doat giai Anh Bao chi The gioi nam 2019-Hinh-3
 Tin tức chung/Bộ ảnh: Khủng hoảng Yemen: Một phụ nữ đeo mạng che mặt đi ăn xin bên ngoài một cửa hàng tạp hóa tại làng Azzan, nơi nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng al-Qaida cho đến khi lực lượng Tinh nhuệ Shabwani giải phóng khu vực vào tháng 12/2017. Nhóm vũ trang này đứng về phe liên minh do Saudi Arabia và UAE dẫn dắt, đấu tranh chống lại al-Qaida tại khu vực. Ảnh: Lorenzo Tugnoli/The Washington Post/Contrasto.

Nhung buc hinh doat giai Anh Bao chi The gioi nam 2019-Hinh-4
 Tin tức chung/Ảnh đơn: Một người đàn ông không rõ danh tính cố ngăn cản phóng viên khi các điều tra viên đến Lãnh sự quán Saudi Arabia trước cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ, giữa lúc quốc tế tăng cường chỉ trích xung quanh vụ mất tích bí ẩn của nhà báo Jamal Khashoggi ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Chris McGrath/Getty Images.

Nhung buc hinh doat giai Anh Bao chi The gioi nam 2019-Hinh-5
 Thiên nhiên/Bộ ảnh: Một trại săn chim ưng trên sa mạc ở ngoại ô Abu Dhabi, UAE. Trại này sử dụng chim ô tác Houbara được nuôi nhốt, con mồi ưa thích của những người chơi chim săn ở khu vực Arab. Tại UAE, thú chơi chim săn được xem là cách kết nối với quá khứ và với văn hóa cổ xưa của người Bedouin. Ảnh: Brent Stirton/Getty Images/National Geographic.

Nhung buc hinh doat giai Anh Bao chi The gioi nam 2019-Hinh-6
Thiên nhiên/Ảnh đơn: Những con ếch, với đôi chân bị cắt lìa, cố nổi lên, xung quanh là trứng ếch, sau khi bị quăng vào nước ở Covasna, Romania. Ảnh: Bence Mate. 

Nhung buc hinh doat giai Anh Bao chi The gioi nam 2019-Hinh-7
 Chân dung/Bộ ảnh: Một dự án phối hợp về sự huyền bí của việc sinh đôi và cách mà những niềm tin ngược đời về các cặp song sinh được thể hiện ở Nigeria. Tây Phi là khu vực có nhiều cặp song sinh hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Các cộng đồng ứng xử với thực tế này bằng nhiều cách, từ tôn kính đến xua đuổi như tà ma. Ảnh: Benedicte Kurzen & Sanne de Wilde/Noor

Nhung buc hinh doat giai Anh Bao chi The gioi nam 2019-Hinh-8
 Chân dung/Ảnh đơn: Người dân và một anh bán hàng rong nhìn vào các người mẫu (từ trái qua) Diarra Ndiaye, Ndeye Fatou Mbaye và Malezi Sakho mặc trang phục của nhà thiết kế Senegal Adama Paris, tại khu Media ở thủ đô Dakar của Senegal. Ảnh: Finbarr O'Reilly.

Nhung buc hinh doat giai Anh Bao chi The gioi nam 2019-Hinh-9
Môi trường/Bộ ảnh: Khủng hoảng hồ Chad: Những đứa trẻ mồ côi, đa phần là người tị nạn Nigeria, sống cùng nhau thành nhóm tại các trường Koran. Ban ngày, chúng đi ăn xin. Những đứa trẻ này, được biết đến với tên "Almajiri", sống tại vùng bồn địa hồ Chad. Tất cả những gì chúng biết là vũ khí và cái chết mà chúng vẽ trên các bức tường của thành phố. Ảnh: Marco Gualazzini/Contrasto. 

Nhung buc hinh doat giai Anh Bao chi The gioi nam 2019-Hinh-10
 Môi trường/Ảnh đơn: Petronella Chigumbura, một thành viên có địa vị trong lực lượng bảo vệ rừng toàn bộ là nữ giới, được biết đến với tên gọi "Akashinga", tại vùng Hạ Zambezi ở Zimbabwe, đang tập luyện kỹ năng bắn tỉa và ẩn nấp tại rừng cây bụi gần căn cứ của họ. Akashinga, có nghĩa "những người dũng cảm", là mô hình bảo tồn phát huy sức mạnh cộng đồng, trao quyền cho những phụ nữ thiệt thòi nhằm khôi phục và quản lý một hệ thống khu vực hoang dã. Ảnh: Brent Stirton/Getty Images.

Nhung buc hinh doat giai Anh Bao chi The gioi nam 2019-Hinh-11
 Vấn đề đương đại/Bộ ảnh: Giành chiến thắng ở hạng mục này là bộ ảnh về cuộc đấu tranh nhằm xóa bỏ luật chống phá thai tại Ireland. Phụ nữ gấp một tấm vải trước tấm banner đề dòng chữ "Sự vất vả của chúng tôi thực sự khiến người khác cảm thấy ngọt ngào", được tạo ra bởi nghệ sĩ Alice Maher, tại lễ hội nghệ thuật quốc tế Eva ở Limerick. Ban tổ chức dùng nghệ thuật để mở ra cuộc đối thoại về các chủ đề trước đây được xem là vượt quá giới hạn trong một xã hội bảo thủ. Ảnh: Olivia Harris.

Nhung buc hinh doat giai Anh Bao chi The gioi nam 2019-Hinh-12
 Vấn đề đương đại/Ảnh đơn: Một thiếu nữ đi vòng quanh nơi cô sống tại Havana, thủ đô Cuba, trên một chiếc xe màu hồng từ những năm 1950, giữa sự cổ vũ của những người khác, nhân dịp sinh nhật 15 tuổi. Ảnh: Diana Markosian/Magnum Photos.

Nhung buc hinh doat giai Anh Bao chi The gioi nam 2019-Hinh-13
 Thể thao/Bộ ảnh: Câu lạc bộ bóng đá Persepolis của Iran để lỡ cơ hội phản công trong trận chung kết giải Vô địch châu Á (AFC Championship League) với câu lạc bộ Kashima Antlers của Nhật Bản tại Tehran. Ảnh: Forogh Alaei.

Nhung buc hinh doat giai Anh Bao chi The gioi nam 2019-Hinh-14
 Thể thao/Ảnh đơn: Morin Ajambo, một người tập quyền Anh và là mẹ của 7 đứa trẻ, tập luyện tại khu ổ chuột Katanga ở Uganda. Ảnh: John T Pedersen.

Nhung buc hinh doat giai Anh Bao chi The gioi nam 2019-Hinh-15
Dự án dài hạn: Garett, một học viên chương trình Young Marines, nhảy với bạn gái của anh tại một vũ hội thường niên ở Hanover, bang Pennsylvania, Mỹ. Học viên chương trình này gặp gỡ gia đình và bạn bè trong một buổi tối, bắt đầu bằng bữa tiệc và những lời phát biểu, kết thúc với màn khiêu vũ. Ảnh: Sarah Blesener/Redux.