Tiếp tục cảnh báo nguy cơ ngập sâu ven sông Hồng Hà Nội
Phần lớn các sông ở miền Bắc đã đạt đỉnh (trừ sông Cầu, sông Thái Bình). Tại vùng núi, lũ đang rút nhưng khu vực trung du và đồng bằng, lũ biến đổi rất chậm, phần lớn trên báo động 3.
Lúc 5h sáng nay (12/9), lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đạt 11,26m, cách báo động 3 là 24cm. Đây vẫn là mức lũ rất cao, kỷ lục trong 20 năm qua ở Hà Nội. Dự báo ngày hôm nay, lũ trên sông Hồng biến đổi chậm và duy trì mức rất cao, trên báo động 2 (10,5m) và dưới báo động 3 (11,5)m.
Lũ sông Hồng, đoạn qua thành phố Hà Nội đang có xu hướng giảm. Ảnh Quốc Việt/Hanoimoi.
Trong đêm nay, lũ tại đây xuống nhẹ, vẫn duy trì ở mức báo động 2. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia tiếp tục cảnh báo nguy cơ ngập sâu tại vùng ven sông, vùng ngoài đê các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Long Biên, Bắc Từ Liêm và nhiều huyện ngoại thành.
Tại sông Thái Bình lúc 5h sáng nay, lũ cao 6,17m, vượt báo động 3 là 17cm. Dự báo ngày hôm nay, lũ trên sông Thái Bình tiếp tục dâng lên và đạt đỉnh. Từ đêm nay, lũ duy trì ở mức cao trên báo động 3.
Ngày và đêm nay, lũ trên sông Thao tại Yên Bái xuống mức báo động 2, đêm nay xuống báo động 1. Lũ trên sông Lô hôm nay cũng xuống dưới báo động 3, đêm nay xuống dưới báo động 2.
Sông Cầu, nơi chảy qua Thái Nguyên, Bắc Ninh, hôm nay lũ tiếp tục lên trên báo động 3 và đạt đỉnh, từ đêm nay, lũ tại đây xuống chậm nhưng vẫn duy trì trên báo động 3.
Các sông Lục Nam, sông Hoàng Long, sông Thương đã đạt đỉnh và đang chững lại, duy trì mức lũ rất cao trên báo động 3. Ngày và đêm nay, lũ trên các dòng sông này tiếp tục biến đổi chậm và vẫn duy trì mức trên báo động 3.
Tình trạng ngập úng sâu vẫn diễn ra ở vùng ven sông các tỉnh/thành phố Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình.
Do mức nước lũ vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ vẫn rất cao, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia khuyến cáo nguy cơ ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính tại Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình.
Nước lũ dâng cao và kéo dài cũng có thể gây tràn vỡ các đê bối ven sông, sạt lở đê, kè, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vị trí xung yếu ven sông thuộc các địa phương trên.
Ngoài ra, tình trạng ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình vẫn còn dù giảm về mức độ. Khu vực này cần đặc biệt lưu ý nguy cơ sạt lở đất trên các sườn dốc.
Miền Bắc đang trải qua một đợt mưa lũ lịch sử nhất. Tại Hà Nội, nước lũ trên sông Hồng lên cao nhất 20 năm qua, tại sông Thao ở Yên Bái, đỉnh lũ cũng vượt qua kỷ lục năm 1968, tại sông Cầu vượt qua kỷ lục năm 1956.
>>> Mời độc giả xem thêm video Cung ứng thực phẩm cho người dân khi mưa lũ ra sao?
Hành trình phá án: Bí ẩn thi thể có 4 'lỗ thủng' bị vứt ven đường
Lợi dụng đêm tối và khu vực vắng người, hung thủ đã dùng dao để sát hại nạn nhân rồi cướp xe đi. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 5h30 sáng 11/6/2018, một người dân dậy sớm đi men theo con đường thuộc xóm Mới (thôn Đoài, xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà, Hải Dương). Khi đến khu vực bãi xe container, họ sững người khi phát hiện 1 thi thể nằm sát mép đường, xung quanh máu còn vương vãi.
Tiếp nhận thông tin, Công an huyện Thanh Hà đã lập tức xuống hiện trường đồng thời báo lên Công an tỉnh Hải Dương. Các cán bộ kỹ thuật hình sự là người đầu tiên tiếp cận với thi thể trên. Đây là thi thể nam giới, đã tử vong trước đó nhiều giờ. Trên người nạn nhân có tổng cộng 4 vết thương, trong đó có một vết cắt sâu ở cổ, 2 vết đâm tại cổ, ngực và một vết đâm sau lưng. Nạn nhân được xác định tử vong do mất máu cấp.
Hành trình phá án: “Phi công trẻ” sát hại người tình vì đòi chia tay
Thấy Hà đòi chia tay, xin gặp cũng không được nên Tú đã ra tay sát hại nạn nhân dã man. Vụ án này được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 22h30 ngày 11/10/2016, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Ninh Bình nhận được thông tin về việc chị Vũ Thị Ngọc Hà (SN 1985) đã li hôn chồng, hiện đang sinh sống cùng 2 cậu con trai (SN 2007 và 2013) ở phố Phúc Khánh, phường Ninh Sơn (TP Ninh Bình) chết tại phòng ngủ với nhiều vết thương chết người.
Trước tính chất nghiêm trọng của vụ án, Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình trực tiếp chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Ninh Bình và Phòng kỹ thuật hình sự khẩn trương đến nhà nạn nhân.
Những trận lụt gây thiệt hại nặng nề ở Việt Nam thời gian gần đây
Những trận lũ lụt ở Việt Nam từng gây thiệt hại nặng nề về người và của, mang theo bao nỗi đau, tang thương sẽ mãi là những vết thương hằn sâu.
Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, tính đến 17h30, ngày 11/9, đã có 324 người chết, mất tích (gồm 179 người chết và 145 người mất tích) do lũ quét, sạt lở đất và ảnh hưởng của bão số 3 Yagi. Trong đó, Lào Cai thiệt hại nặng nhất khi có đến 72 người chết và 111 người mất tích.
Hiện cảnh báo lũ ở cấp báo động đã được ban bố tại nhiều con sông lớn, gây nguy cơ cho các bờ đê, bờ bao. Lực lượng chức năng đang gồng mình, chạy đua để bảo đảm an toàn cho đời sống Nhân dân.