Tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc thay đổi từ 1/7/2018

Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội sẽ có những thay đổi về về số tiền đóng bảo hiểm từ ngày 1/7/2018.

Theo qui định hiện hành, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Riêng với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn là 1.300.000 đồng/tháng (bằng lương cơ sở).
Thay đổi cách tính đóng BHXH từ 1/7/2018
Thay đổi cách tính đóng BHXH từ 1/7/2018 
Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Trường hợp tiền lương tháng của các đối tượng nêu trên cao hơn 26.000.000 đồng (20 lần mức lương cơ sở) thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 26.000.000 đồng.
Tuy nhiên, kể từ ngày 01/7/2018, mức lương cơ sở sẽ tăng lên thành 1.390.000 đồng/tháng (theo Nghị quyết 49 của Quốc hội) nên dẫn đến thay đổi quy định về tiền lương tháng tối đa tính đóng BHXH bắt buộc. Cụ thể: Từ ngày 01/7/2018, nếu tiền lương tháng của các đối tượng nêu trên cao hơn 27.800.000 đồng (20 lần mức lương cơ sở mới) thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 27.800.000 đồng.
Đồng thời, tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn là 1.390.000 đồng/tháng (bằng lương cơ sở mới).
Cụ thể:
1. Số tiền đóng BHYT đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã = 1.390.000 x 4.5% = 62.550 đồng/tháng.
2. Số tiền đóng BHYT đối với các đối tượng khác hưởng tiền lương do Nhà nước quy định = (Lương + các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng) x 4.5%.
3. Số tiền đóng BHXH đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã = 1.390.000 x 8% = 111.200 đồng/tháng.
4. Số tiền đóng BHXH đối với các đối tượng khác hưởng tiền lương do Nhà nước quy định = (Lương + các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng) x 8%.
5. Số tiền tối đa đóng BHXH đối với người lao động, người hưởng tiền lương do Nhà nước quy định = 1.390.000 x 20 x 8% = 2.224.000 đồng/tháng.
Người lao động chỉ đóng BHXH trên mức lương, một số khoản phụ cấp lương và một số khoản bổ sung khác./.

Ngỡ ngàng lý do khiến vợ trẻ ôm con tự thiêu

(Kiến Thức) - Chỉ vì giận chồng nướng hết tiền vào cờ bạc, người vợ trẻ nghĩ quẩn mua 2 lít xăng rồi tự đổ vào mình, ôm đứa con mới 4 tuổi tự thiêu. 

Thông tin ban đầu, vụ việc vợ ôm con tự thiêu xảy ra vào chiều ngày 11/5, tại thôn Gò Đồn (Xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận). Nạn nhân là chị Phạm Thị Kim Thi và con trai là bé Huỳnh Khánh Băng (4 tuổi).
Được biết, thời điểm xảy ra vụ việc, chồng chị Thi là anh Phùng Trí Tín Dũng (31 tuổi) đang sát phạt trên chiếu bạc tại một địa điểm gần nhà ở thôn Gò Đồn. Dù chị Thi chở con đến tận nơi khuyên chồng về nhà nhưng người chồng bỏ ngoài tai.

Nợ bảo hiểm xã hội thấp nhất từ trước đến nay

Tổng số nợ BHXH (phải tính lãi) khoảng 5.737 tỷ đồng - dưới 3% so với kế hoạch được giao và giảm 0,8% so với năm 2016. Tổng số nợ BHXH này được xem là mức thấp nhất trong nhiều năm qua.

Theo báo cáo tổng kết năm của BHXH Việt Nam, điểm nổi bật trong năm 2017 của ngành BHXH là đẩy mạnh công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động nghiệp vụ. Bên cạnh đó, triển khai công tác thanh tra chuyên ngành đối với các đơn vị nợ đọng BHXH, truy thu về quỹ hàng trăm tỷ đồng; giảm nợ đọng BHXH từ mức 3,7% cuối năm 2016 xuống dưới 3% so với kế hoạch thu BHXH được giao năm 2017; từng bước kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT bất hợp lý, góp phần ổn định an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Nợ bảo hiểm xã hội thấp nhất từ trước đến nay - Ảnh 1
Hệ thống giám định thông tin điện tử của BHXH Việt Nam góp phần phát hiện nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT. Ảnh: Diệu Linh