Thủy điện Rào Trăng 3: Nhân viên trạm 67 kể phút giây lạnh người

'Tôi đã lạnh người khi tận mắt nhìn thấy cảnh hoang tàn, đổ nát. Châm vội điếu thuốc để trấn tĩnh lại, tôi mới nhận mình đã may mắn thoát nạn', ông Hà Phước Đông, nhân viên trạm 67 kể lại.

Trong căn nhà nhỏ nằm cạnh trụ sở UBND xã Phong Xuân (huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế), tiếp xúc với PV VietNamNet chiều 16/10, ông Hà Phước Đông, nhân viên Trạm bảo vệ rừng 67 (Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền) vẫn chưa hết bàng hoàng.
Theo ông Đông, từ sáng sớm 12/10, trên địa bàn xã Phong Xuân xuất hiện mưa lớn, nước lũ trên thượng nguồn cuồn cuộn đổ về khiến mực nước lũ trên sông Bồ dâng cao.
Sau bữa ăn sáng muộn, khoảng 9h30 cùng ngày, ông Đông cùng một đồng nghiệp tên Hồ Ấn gói lương thực, thực phẩm, theo tuyến đường 71 đi thẳng vào khu vực Trạm bảo vệ rừng 67 để trực.
“Khi đến đoạn cầu tràn Khe Cát (cách trạm khoảng 10km), chúng tôi nhìn thấy mực nước lũ dâng cao, không thể qua được.
Thuy dien Rao Trang 3: Nhan vien tram 67 ke phut giay lanh nguoi
Ông Hà Phước Đông kể lại sự việc với PV. VietNamNet.
Cùng lúc này, tôi nhận được điện thoại của anh Hoàng Hậu (Trạm trưởng trạm bảo vệ rừng 67 – PV) gọi, thông báo tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp và yêu cầu quay trở về để đảm bảo an toàn”, ông Đông nhớ lại.
Dự báo với mưa lớn như hiện tại, trong những ngày tiếp theo sẽ có lũ lớn, nếu vào trạm rồi ở lại sẽ có khả năng gặp nguy hiểm nên cả ông Đông và ông Ân báo lại lãnh đạo trạm, xin được quay về nhà.
Cũng theo chia sẻ của người nhân viên này, nếu không có cuộc gọi điện kịp thời của Trạm trưởng trạm bảo vệ rừng 67, chắc số người gặp nạn vào rạng sáng hôm sau không dừng ở con số 13.
Phút giây “lạnh người”!
Trưa 13/10, khi đang ngồi trong nhà thì ông Đông bất ngờ thấy Phó Chủ tịch xã Phong Xuân hớt hải chạy vào.
Vị này nhanh chóng thông báo cho ông Đông biết, đoàn cán bộ cứu hộ gồm lãnh đạo địa phương, lực lượng quân đội trên đường vào cứu hộ các công nhân bị vùi lấp tại thủy điện Rào Trăng 3 đã gặp nạn trong đêm khi đang dừng chân tại khu nhà nghỉ của Trạm bảo vệ rừng 67, hiện đang có 13 người mất tích.
Thuy dien Rao Trang 3: Nhan vien tram 67 ke phut giay lanh nguoi-Hinh-2
Hiện trường tan hoang tại khu vực từng là trụ sở trạm bảo vệ rừng 67.
“Vị phó chủ tịch biết tôi làm nhân viên bảo vệ ở đó, đề nghị tôi hỗ trợ lực lượng chức năng, tiếp cận và xác định hiện trường”, ông Đông nhớ lại.
Sau nhiều giờ băng đèo, lội suối, ông Đông cùng một số người trong đoàn cứu hộ tìm đến hiện trường Trạm bảo vệ rừng 67 – nơi có 13 cán bộ cứu hộ gặp nạn.
“Tôi đã lạnh người khi tận mắt nhìn thấy cảnh hoang tàn, đổ nát. Châm vội điếu thuốc đưa lên miệng và trấn tĩnh lại, tôi mới nhận ra rằng, mình đã may mắn thoát nạn.
Là người có hơn 4 năm sống và làm việc tại đây, chưa bao giờ tôi chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng như vậy. Nó chẳng khác gì hậu quả của một trận động đất có cường độ lớn”, nhân viên bảo vệ rừng này chia sẻ.
Theo ông Đông, trước mắt ông lúc này là một đống bùn đất, đá đổ nát. Khu nhà nghỉ, nhà làm việc của các nhân viên bảo vệ rừng trong phút chốc chỉ còn là một bãi đất tan hoang, không còn vết tích.
Cũng theo lời kể ông Đông, tại hiện trường, một cán bộ trong đoàn cứu hộ nhờ ông định hình và đánh dấu vị trí của ngôi nhà của trạm – nơi đang vùi lấp 13 cán bộ của đoàn cứu hộ.
“Lúc này tôi mới hiểu được nguyên nhân vì sao trong quãng đường di chuyển vào hiện trường, những cán bộ trong đoàn cứu hộ lại có thái độ khẩn trương, gấp gáp như vậy”, ông Đông buồn rầu.
Không chút chần chừ, nhặt vội những cành cây còn dánh chặt bùn đất, ông Đông cắm xuống các vị trí, đánh khuôn viên ngôi nhà.
“Ở đó! Những vị trí của các cành cây là tọa độ chính xác của ngôi nhà trước khi bị bùn đất san ủi. Những cán bộ gặp nạn chắc đang nằm dưới ấy!, ông Đông chỉ tay về các vị trí mình vừa định vị rồi vội quay đi mang trong lòng nỗi buồn đau khôn tả.
Sau nhiều ngày với sự hỗ trợ của hàng trăm con người, phương tiện cơ giới, đến 18h20 ngày 15/10, lực lượng chức năng đã hoàn tất công tác tìm kiếm, đưa thi thể 13 cán bộ hy sinh về tại Bệnh viện Quân y 268.

Vai trò của tri thức khoa học và công nghệ trong giai đoạn 2021-2030

(Kiến Thức) - Ngày 16/10, tại Phú Thọ, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam đã tổ chức diễn đàn khoa học "Đánh giá, đề xuất cơ chế, chính sách đột phá để phát huy vai trò của tri thức khoa học và công nghệ trong giai đoạn 2021-2030".
 

Diễn đàn khoa học "Đánh giá, đề xuất cơ chế, chính sách đột phá để phát huy vai trò của tri thức khoa học và công nghệ trong giai đoạn 2021-2030" được tổ chức nhằm để đánh giá đúng vai trò, trách nhiệm của Liên hiệp Hội Việt Nam trong hệ thống chính trị nước ta, xác định rõ những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam nói chung và Liên hiệp Hội Việt Nam nói riêng trong thời gian qua. Từ đó đề xuất các cơ chế, chính sách đột phá để phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức KH&CN trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam đối với sự phát triển đất nước trong những giai đoạn 2011-2030.
Vai tro cua tri thuc khoa hoc va cong nghe trong giai doan 2021-2030

Diễn đàn khoa học "Đánh giá, đề xuất cơ chế, chính sách đột phá để phát huy vai trò của tri thức khoa học và công nghệ trong giai đoạn 2021-2030".

Phát biểu tại diễn đàn, TS. Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam cho rằng: "Trong mọi thời đại, trí thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng lòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ tri thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lực phát triển".

TS. Phạm Văn Tân cho biết thêm: "Mục tiêu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đòi hỏi phải lựa chọn con đường phát triển rút ngắn, phát huy đến mức cao nhất nguồn lực, tiềm năng trí tuệ của dân tộc, đặc biệt là năng lực sáng tạo của đội ngũ tri thức".

Theo TS. Phạm Văn Tân, đến nay, chúng ta đã có nhiều hoạt động tổng kết, đánh giá về công tác trí thức và việc phát huy vị trí, vai trò, tiềm năng sáng tạo của đội ngũ trí thức phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển bền vững đất nước. Việc hoàn thiện các chủ trương, cơ chế, chính sách đối với công tác trí thức vẫn đang được tiếp tục thực hiện.

Cùng với các cơ quan chức năng có thẩm quyền, các tổ chức có liên quan, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và các tổ chức thành viên đã tích cực tổ chức, triển khai hoạt động TVPB&GĐXH vào các vấn đề liên quan đến công tác trí thức. Những năm qua, chúng ta đã thực hiện rất thành công hoạt động này, giúp các cơ quan có thẩm quyền có thêm thông tin để thực hiện tốt hơn công tác quản lý của mình. Theo quy định tại Điều 11, Quyết định số 501/QĐ-TTg ngày 15/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm tổ chức

Vai tro cua tri thuc khoa hoc va cong nghe trong giai doan 2021-2030-Hinh-2

TS. Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam.

Diễn đàn khoa học chuyên nghiệp của trí thức khi tham gia hoạt động TV,PB&GDXH các chủ trương, chính sách, dự án phát triển kinh tế-xã hội, Thủ tướng Chính phủ giao Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức thí điểm Diễn đàn khoa học chuyên nghiệp cùng với 2 cơ quan khác là Viện Hàn lâm khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.

Căn cứ Quyết định số 501/QĐ-TTg, trong 5 năm qua, Liên hiệp Hội Việt Nam đã lựa chọn những vấn đề liên quan tới chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác trí thức trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để tổ chức Diễn đàn nhằm huy động đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ tham gia nghiên cứu, đóng góp ý kiến tư vấn, phản biện. Với mục đích trên, trong kế hoạch năm 2020, Liên hiệp Hội Việt Nam giao cho Ban Chủ nhiệm Diễn đàn tổ chức Diễn đàn khoa học với chủ đề: “Đánh giá, đề xuất các cơ chế, chính sách đột phá để phát huy vai trò của trí thức KH&CN trong giai đoạn 2021-2030”.

Diễn đàn được tổ chức dưới hình thức hội thảo khoa học để trình bày các báo cáo chuyên đề của các nhà khoa học, nhà quản lý tham dự hội thảo quan tâm đến việc đề xuất, ban hành và thực thi có hiệu quả các cơ chế, chính sách

Vai tro cua tri thuc khoa hoc va cong nghe trong giai doan 2021-2030-Hinh-3
 Rất đông quý đại biểu tham gia diễn đàn.

Cũng phát biểu tại diễn đàn, TS. Tạ Ngọc Hải, Viện Khoa học tổ chức, Bộ Nội vụ nói về quan điểm thu hút, trọng dụng nhân tài, "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" và "Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém". Theo đó ban hành, thực hiện chính sách nhân tài phải đi đôi với việc thực hiện tốt chính sách cán bộ của Đảng để có được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức "vừa hồng, vừa chuyên". Thực hiện phương châm "Kết nối với nhân tài của ngày mai từ những người có triển vọng tài năng của ngày hôm nay" và "Bốn tốt" là Đãi ngộ tốt - Cơ hội thăng tiến tốt - Môi trường làm việc tốt - Để sáng tạo tốt, trong chính sách nhân tài.

Thu hút, trọng dụng nhân tài vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài vì vậy cần thống nhất nhận thức, chủ trương và thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng đối với nhân tài nhưng có trọng tâm, trọng điểm để đạt được mục tiêu, hiệu quả, bền vững.

Vai tro cua tri thuc khoa hoc va cong nghe trong giai doan 2021-2030-Hinh-4

TS. Tạ Ngọc Hải, Viện Khoa học tổ chức, Bộ Nội vụ. 

Theo TS. Tạ Ngọc Hải, quản trị tốt công tác nhân tài với phương châm lấy trọng dụng là tiền đề thu hút nhân tài từ bên ngoài và phát triển nhân tài trong các cơ quan nhà nước, góp phần to lớn vào việc thực hiện thành công mục tiêu "đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, ngày càng phồn vinh, hạnh phúc".

Phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài là khâu đột phá trong quản trị nhân lực công mới, trong chính sách phát triển đội ngũ trí thức, nhân lực chất lương cao trong các cơ quan nhà nước và hệ thống chính trị. Do vậy chính sách nhân tài cần gắn với vị trí việc làm có trọng tâm là nhóm lãnh đạo, quản lý và nhóm làm nghiệp vụ; tập trung vào đối tượng cán bộ nguồn cấp chiến lược; chuyên gia, quản lý giỏi; nhà khoa học đầu ngành, Lưu tú, tiêu biểu; nhà khoa học trẻ tài năng,tài năng trẻ từ học sinh, sinh viên, thanh niên và một số cá nhân kiệt xuất.

Thu hút, trọng dụng nhân tài theo hướng “có vào, có ra” trở thành nếp văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; trở thành bình thường trong công tác cán bộ, nhằm khuyến khích, tạo môi trường, cơ hội cho người có triển vọng tài năng và tài năng thực sự phát triển.

>>> Xem thêm video: TTXVN Lễ ký kết giữa GFS và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Sạt lở thủy điện Rào Trăng 3: Tìm thấy thi thể 1 công nhân

Trưa nay (16/10), lực lượng cứu hộ đã phát hiện thêm 1 thi thể công nhân gặp nạn ở thủy điện Rào Trăng 3.

Trao đổi với PV, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh TT-Huế xác nhận thông tin trên.

Thi thể nam công nhân đang được lực lượng cứu hộ đưa ra ngoài để làm các thủ tục nhận diện.