Thượng đỉnh Mỹ-Nga: Nhiều cam kết chung, ít giải pháp cụ thể

Thượng đỉnh Mỹ-Nga dường như chỉ là động thái phá băng trong quan hệ hai nước với nhiều cam kết chung chung và thiếu biện pháp cụ thể

Diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Nga được đánh giá là đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng nhất từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Nga giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin ngày 16/7 tại thủ đô Helsinki, Phần Lan, được kỳ vọng sẽ mở ra một hướng đi mới, tháo gỡ căng thẳng cũng như thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Các nội dung hội đàm tương tự như những gì mà báo chí dự đoán trước đó, tập trung vào các vấn đề song phương trong quan hệ Mỹ-Nga như nỗ lực cải thiện quan hệ hai nước, cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ và cách thức giải quyết một số vấn đề quốc tế như Ukraine, Syria, kiểm soát vũ trang, tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và cuộc chiến chống khủng bố.
Thượng đỉnh Nga- Mỹ kỳ vọng tháo gỡ căng thẳng cũng như thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. (Ảnh minh họa: Politico)
Thượng đỉnh Nga- Mỹ kỳ vọng tháo gỡ căng thẳng cũng như thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. (Ảnh minh họa: Politico) 
Phát biểu trong cuộc họp báo chung sau hội đàm, Tổng thống Trump cho biết hai bên vừa có cuộc thảo luận thẳng thắn, cởi mở và hiệu quả về hàng loạt các vấn đề quan trọng đối với cả hai nước. Mặc dù bất đồng giữa Nga và Mỹ là điều rõ ràng nhưng nếu tiếp tục giải quyết các vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt thì hai nước sẽ phải tìm ra cách thức hợp tác theo đuổi lợi ích chung. Theo ông Trump, quan hệ hai nước chưa bao giờ tồi tệ như hiện nay nhưng đã thay đổi chỉ 4 giờ trước đây.
“Cuộc gặp ngày hôm nay chỉ là sự bắt đầu của một tiến trình dài. Nhưng chúng tôi đã thực hiện những bước đi đầu tiên hướng tới một tương lai sáng hơn với cuộc thảo luận mạnh mẽ và nhiều ý nghĩa. Kỳ vọng của chúng tôi dựa trên thực tế nhưng hy vọng của chúng tôi thì dựa trên mong muốn về tình hữu nghị, hợp tác và hòa bình”- ông Trump cho biết.
Đổi lại, Tổng thống Putin cho rằng quan hệ song phương đang trải qua giai đoạn khó khăn, hai nước đều phải đối mặt với các thách thức hoàn toàn khác biệt và chỉ có thể đối phó bằng cách gắn kết nỗ lực của cả hai bên.
“Cuộc thảo luận ngày hôm nay đã phản ánh mong muốn chung của tôi với Tổng thống Trump, chỉ ra mặt tiêu cực trong quan hệ song phương, định hình những bước đi đầu tiên nhằm cải thiện quan hệ và khôi phục lòng tin ở cấp độ chấp nhận được, quay trở lại mức độ hợp tác như trước đây về tất cả các vấn đề có lợi ích chung”- Tổng thống Nga Putin nêu rõ.
Về tương lai quan hệ song phương, lãnh đạo hai nước đã đưa ra những tuyên bố hết sức tích cực nhưng với các vấn đề gai góc khác thì mới chỉ có các cam kết chung chung mà không đưa ra được giải pháp cụ thể mang tính khả thi. Đối với cáo buộc Nga can thiệp bầu cử, ông Putin thẳng thừng phủ nhận trong khi ông Trump dường như không đứng về phía nước Mỹ khi cho rằng mặc dù tin tưởng vào cộng đồng tình báo nước này nhưng các tuyên bố của lãnh đạo Nga là rất mạnh mẽ và cứng rắn.
Về khủng hoảng Syria và cuộc chiến chống khủng bố, cả hai lãnh đạo khẳng định Mỹ và Nga có thể đóng vai trò tiên phong trong sứ mệnh này. Nga cũng đề xuất thành lập lại nhóm chuyên viên chung về chống khủng bố cũng như cung cấp hậu cần cho sứ mệnh nhân đạo tại Syria.
Về kiểm soát vũ trang và vũ khí hạt nhân, trong khi ông Putin cho rằng hai nước phải chịu trách nhiệm duy trì an ninh toàn cầu, thúc đẩy chương trình giải trừ vũ trang, hợp tác về quân sự và công nghệ thì ông Trump thông báo kết quả hội nghị thượng đỉnh với Triều Tiên. Mặc dù đánh giá cao vai trò cá nhân của lãnh đạo Mỹ và cam kết ủng hộ nhưng ông Putin đơn giản cho rằng các vấn đề này mới bắt đầu được giải quyết.
Tại cuộc gặp, ông Trump cho biết, quan hệ hai nước chưa bao giờ tồi tệ như hiện nay nhưng đã thay đổi chỉ 4 giờ trước đây. (Ảnh minh họa: CNN)
Tại cuộc gặp, ông Trump cho biết, quan hệ hai nước chưa bao giờ tồi tệ như hiện nay nhưng đã thay đổi chỉ 4 giờ trước đây. (Ảnh minh họa: CNN) 
Về khủng hoảng Ukraine, lãnh đạo hai nước đã không nhắc đến trong phần họp báo chung cũng như tránh trả lời trực tiếp các câu hỏi của phóng viên.
Kết thúc thượng đỉnh với các tuyên bố thành công, nhưng sóng gió lớn nhất đang chờ đợi Tổng thống Trump lại nằm ở chính nước Mỹ. Ngay sau khi thượng đỉnh kết thúc, hàng loạt nghị sỹ cả Dân chủ lẫn cộng hòa và nhiều chính trị gia đã lên tiếng chỉ trích với những ngôn từ mạnh mẽ nhất như xấu hổ, yếu kém, đáng hổ thẹn, tồi tệ, Nga không phải là đồng minh...
Các lãnh đạo đảng Dân chủ đã tổ chức họp báo chỉ trích cuộc gặp thượng đỉnh trong khi cộng đồng tình báo Mỹ cũng ra thông cáo đáp trả tuyên bố của Trump khi khẳng định về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016 cũng như các nỗ lực phá hoại nền dân chủ nước này./.

Băng trôi 11 triệu tấn "ghé chơi", cả ngôi làng ở Greenland nín thở

Một tảng băng trôi 11 triệu tấn đang “neo đậu” sát ngôi làng nhỏ trên đảo Innaarsuit - Tây Bắc Greenland, đe dọa cuộc sống của 169 người dân nơi đây.

Hiện tại, số phận của những người dân này phụ thuộc vào tình hình thời tiết. Nếu một cơn gió mạnh nổi lên vào đúng thời điểm, tảng băng nói trên có thể trôi dạt ra nơi khác theo hướng Vịnh Baffin mà không gây bất cứ thiệt hại nào.

Croatia thua nhưng nữ tổng thống của họ lại chiến thắng

Đội tuyển Pháp đã thắng Croatia và trở thành nhà vô địch World Cup mới nhưng Tổng thống Croatia chắc chắn là người thu hút sự chú ý nhất trên hàng ghế VIP đêm qua.

Hình ảnh buồn bã khó quên nhất trong trận chung kết FIFA World Cup 2018 là khi Tổng thống Croatia Kolinda Grabar-Kitarovic lau nước mắt cho cầu thủ Luka Modric trên bục nhận huy chương. Croatia đã thua trước Pháp với tỷ số 2-4, nhưng Modric vẫn nhận giải thưởng Quả bóng Vàng cho cầu thủ xuất sắc nhất giải (có lẽ không còn quá nhiều ý nghĩa với anh) và tổng thống Croatia rõ ràng là nhân vật thu hút được nhiều sự chú ý nhất trên hàng ghế VIP trong trận chung kết. Ảnh: Reuters.
Hình ảnh buồn bã khó quên nhất trong trận chung kết FIFA World Cup 2018 là khi Tổng thống Croatia Kolinda Grabar-Kitarovic lau nước mắt cho cầu thủ Luka Modric trên bục nhận huy chương. Croatia đã thua trước Pháp với tỷ số 2-4, nhưng Modric vẫn nhận giải thưởng Quả bóng Vàng cho cầu thủ xuất sắc nhất giải (có lẽ không còn quá nhiều ý nghĩa với anh) và tổng thống Croatia rõ ràng là nhân vật thu hút được nhiều sự chú ý nhất trên hàng ghế VIP trong trận chung kết. Ảnh: Reuters. 

Bà Grabar-Kitarovic trở thành đề tài bàn luận không chỉ bởi ngoại hình mà còn vì tinh thần thể thao mà bà đã thể hiện trong khoảnh khắc đội nhà thua cuộc. Tổng thống Croatia bắt tay và ôm hôn cầu thủ cả 2 đội rồi chia sẻ niềm vui với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron, nhà lãnh đạo được miêu tả là "sắp nổ tung vì niềm vui chiến thắng".
 Bà Grabar-Kitarovic trở thành đề tài bàn luận không chỉ bởi ngoại hình mà còn vì tinh thần thể thao mà bà đã thể hiện trong khoảnh khắc đội nhà thua cuộc. Tổng thống Croatia bắt tay và ôm hôn cầu thủ cả 2 đội rồi chia sẻ niềm vui với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron, nhà lãnh đạo được miêu tả là "sắp nổ tung vì niềm vui chiến thắng".

Thái độ trên có lẽ đại diện cho tinh thần của người hâm mộ Croatia từ trước trận đấu, vì đối với họ việc lần đầu đội nhà lọt vào trận chung kết đã là một thành tích trong mơ rồi. "Tôi đến trận chung kết không phải với tư cách một chính trị gia hay tổng thống... mà là một người hâm mộ cuồng nhiệt của bóng đá Croatia và một người từng chơi bóng khi còn bé", bà nói trước trận chung kết. "Bất chấp kết quả thế nào, dù tôi tin đó là một chiến thắng, chúng tôi cũng đã là người chiến thắng rồi". Ảnh: Reuters.
Thái độ trên có lẽ đại diện cho tinh thần của người hâm mộ Croatia từ trước trận đấu, vì đối với họ việc lần đầu đội nhà lọt vào trận chung kết đã là một thành tích trong mơ rồi. "Tôi đến trận chung kết không phải với tư cách một chính trị gia hay tổng thống... mà là một người hâm mộ cuồng nhiệt của bóng đá Croatia và một người từng chơi bóng khi còn bé", bà nói trước trận chung kết. "Bất chấp kết quả thế nào, dù tôi tin đó là một chiến thắng, chúng tôi cũng đã là người chiến thắng rồi". Ảnh: Reuters. 

Khác với một số lãnh đạo vẫn ăn mặc chỉnh tề khi đến tham dự trận đấu có đội nhà, bà Grabar-Kitarovic xuất hiện trên khu vực VIP với nụ cười rạng rỡ và chiếc áo caro trắng - đỏ đặc trưng của Croatia, một hình ảnh có thể khiến bà bị lẫn vào bất kỳ đám đông cổ động viên nào. Khi đội nhà ghi bàn, tổng thống cũng ăn mừng cuồng nhiệt như mọi cổ động viên khác. Ảnh: Getty.
Khác với một số lãnh đạo vẫn ăn mặc chỉnh tề khi đến tham dự trận đấu có đội nhà, bà Grabar-Kitarovic xuất hiện trên khu vực VIP với nụ cười rạng rỡ và chiếc áo caro trắng - đỏ đặc trưng của Croatia, một hình ảnh có thể khiến bà bị lẫn vào bất kỳ đám đông cổ động viên nào. Khi đội nhà ghi bàn, tổng thống cũng ăn mừng cuồng nhiệt như mọi cổ động viên khác. Ảnh: Getty. 

Trái với hình ảnh thường xuất hiện trong các sự kiện quốc tế, bà Grabar-Kitarovic cũng là người đã bay bằng ghế hạng phổ thông để đến Nga xem các trận đấu của đội nhà và chụp hình cùng các cổ động viên nước mình trên máy bay. Ảnh: Reuters.
 Trái với hình ảnh thường xuất hiện trong các sự kiện quốc tế, bà Grabar-Kitarovic cũng là người đã bay bằng ghế hạng phổ thông để đến Nga xem các trận đấu của đội nhà và chụp hình cùng các cổ động viên nước mình trên máy bay. Ảnh: Reuters.

Trước lúc bay đến Moscow để chứng kiến trận chung kết, bà Grabar-Kitarovic đã tham dự cuộc họp của NATO tại Brussels, Bỉ. Trong khi lãnh đạo nước thành viên NATO vừa trải qua một kỳ họp "cân não" với Tổng thống Mỹ Donald Trump, tổng thống Croatia lại có một kỳ họp hết sức thành công chỉ đơn giản vì đội tuyển bóng đá quốc gia vào đến trận chung kết. Ảnh: Reuters.
 Trước lúc bay đến Moscow để chứng kiến trận chung kết, bà Grabar-Kitarovic đã tham dự cuộc họp của NATO tại Brussels, Bỉ. Trong khi lãnh đạo nước thành viên NATO vừa trải qua một kỳ họp "cân não" với Tổng thống Mỹ Donald Trump, tổng thống Croatia lại có một kỳ họp hết sức thành công chỉ đơn giản vì đội tuyển bóng đá quốc gia vào đến trận chung kết. Ảnh: Reuters.

Bà bước vào buổi tiệc chiêu đãi của NATO với nụ cười tươi sau khi đội nhà giành chiến thắng 2-1 trước Anh bằng bàn thắng ở hiệp phụ. Tổng thống Donald Trump, người khiến các đồng minh hoang mang trong kỳ họp, đã không thể phủ bóng lên kỳ họp NATO của bà Grabar-Kitarovic. Theo Total Croatia News, thành tích lịch sử của đội tuyển bóng đá quốc gia đã khiến cả đất nước Croatia chìm vào không khí lễ hội. Ảnh: Reuters.
 Bà bước vào buổi tiệc chiêu đãi của NATO với nụ cười tươi sau khi đội nhà giành chiến thắng 2-1 trước Anh bằng bàn thắng ở hiệp phụ. Tổng thống Donald Trump, người khiến các đồng minh hoang mang trong kỳ họp, đã không thể phủ bóng lên kỳ họp NATO của bà Grabar-Kitarovic. Theo Total Croatia News, thành tích lịch sử của đội tuyển bóng đá quốc gia đã khiến cả đất nước Croatia chìm vào không khí lễ hội. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Grabar-Kitarovic, 50 tuổi, giữ chức tổng thống Croatia từ tháng 2/2015. Bà là người phụ nữ đầu tiên giữ cương vị này sau khi Croatia có bầu cử đa đảng vào năm 1990. Bà nhậm chức lúc 46 tuổi, trở thành người trẻ nhất nhận vị trí này tại Croatia. Trước khi trở thành tổng thống, bà đã kinh qua các chức vụ như bộ trưởng Các vấn đề châu Âu, ngoại trưởng và đại sứ Croatia tại Mỹ.
 Tổng thống Grabar-Kitarovic, 50 tuổi, giữ chức tổng thống Croatia từ tháng 2/2015. Bà là người phụ nữ đầu tiên giữ cương vị này sau khi Croatia có bầu cử đa đảng vào năm 1990. Bà nhậm chức lúc 46 tuổi, trở thành người trẻ nhất nhận vị trí này tại Croatia. Trước khi trở thành tổng thống, bà đã kinh qua các chức vụ như bộ trưởng Các vấn đề châu Âu, ngoại trưởng và đại sứ Croatia tại Mỹ.

Tổng thống Croatia có thể nói được tiếng Croatia, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và biết qua tiếng Đức, Pháp, Italy.
 Tổng thống Croatia có thể nói được tiếng Croatia, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và biết qua tiếng Đức, Pháp, Italy.

Chồng bà là ông Jakov Kitarović, 50 tuổi. Họ có 2 người con. Năm 2010, ông Kitarović từng là tâm điểm của một cuộc tranh cãi khi sử dụng một chiếc xe thuộc Đại sứ quán Croatia ở Washington D.C. cho mục đích riêng. Sau đó, bà Grabar-Kitarović phải trả lại các chi phí phát sinh do việc sử dụng xe của chồng. Ảnh: Reuters.
 Chồng bà là ông Jakov Kitarović, 50 tuổi. Họ có 2 người con. Năm 2010, ông Kitarović từng là tâm điểm của một cuộc tranh cãi khi sử dụng một chiếc xe thuộc Đại sứ quán Croatia ở Washington D.C. cho mục đích riêng. Sau đó, bà Grabar-Kitarović phải trả lại các chi phí phát sinh do việc sử dụng xe của chồng. Ảnh: Reuters.

Bà được biết đến là một người yêu thích bóng đá. Tổng thống Croatia từng tặng Giáo hoàng Francis một chiếc áo cầu thủ có in tên "Cha Franjo" trong lần gặp gỡ giữa 2 người hồi năm 2015.
 Bà được biết đến là một người yêu thích bóng đá. Tổng thống Croatia từng tặng Giáo hoàng Francis một chiếc áo cầu thủ có in tên "Cha Franjo" trong lần gặp gỡ giữa 2 người hồi năm 2015.