Thực hư tin bé trai sưng vêu miệng sau khi ăn kẹo cổng trường

(Kiến Thức) - Theo mẹ cháu bé, giờ ra chơi con mình có ra cổng trường mua kẹo nhưng ăn được 3 phút thì miệng bỏng rát, rồi sưng to. Ba gói kẹo cháu ăn rất nhỏ, hai gói ghi chữ tiếng Việt, một gói ghi tiếng Trung.

Trao đổi với PV việc bé trai bị sưng vêu miệng sau khi ăn kẹo, chị Nguyễn Dương (TP Lai Châu, tỉnh Lai Châu) cho biết, sáng ngày 29/3, khi chị đang làm việc ở TP Lai Châu thì bất ngờ nhận được thông báo từ bà ngoại bảo con trai ăn kẹo bị ngộ độc, sưng vêu mồm.
Chị Dương sau đó xin nghỉ làm để về quê. Tuy nhiên tới nhà con chị Dương đã được đưa ra trung tâm y tế huyện Phong Thổ để thăm khám, nhưng do không yên tâm với tình trạng sức khỏe của con nên chị đã xin bệnh viện chuyển tuyến cho con lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu.
Hình ảnh mẹ cháu bé chia sẻ thông tin lên mạng xã hội.
 Hình ảnh mẹ cháu bé chia sẻ thông tin lên mạng xã hội.
Theo lời chị Dương, sáng ngày 29/3 trước khi đi học cháu ăn sáng đầy đủ và không hề có biểu hiện gì. Trước khi đi học, con trai chị được bà ngoại cho 5.000 đồng, đến giờ ra chơi, cháu có ra cổng trường mua kẹo nhưng ăn được 3 phút thì miệng cháu bỏng rát và dần sưng to như trong ảnh.
“Trong quãng đường từ Bệnh viện Đa khoa huyện Phong Thổ chuyển lên bệnh viện tỉnh, con trai tôi nôn nhiều lần. Đến nay, dù cháu không còn nôn nhưng vẫn rất mệt mỏi", chị Dương thông tin. 
Cũng theo chị Dương, khi kiểm tra 3 gói kẹo khiến con sưng vêu miệng thì có 2 gói ghi chữ Việt và một gói ghi tiếng Trung. 
"Tôi không biết cháu ăn gói kẹo nào trước, gói kẹo nào sau. Không biết kẹo có độc hay chỉ là vì cay mà cháu bị sưng môi, nhưng ăn kẹo mà để lại hậu quả như thế này thì quá nguy hiểm”, chị Dương cho hay.
Liên quan đến vụ việc trên, chiều 30/3 trao đổi với báo chí, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết, có tiếp nhận trường hợp bệnh nhi trên, hiện đang điều trị ở khoa Nhi. Tuy nhiên thông tin về việc cháu có phải ăn kẹo và bị nhập viện hay không sẽ thông tin chi tiết sau khi có những kết quả xét nghiệm cuối cùng.
Thông tin với báo chí bà Vũ Thị Niết - Hiệu trưởng trường Tiểu học Thị trấn Phong Thổ cho biết: “Cháu xảy ra tình trạng trên ngay khi người bác chưa về. Sau đó, nhà trường cùng bác của cháu bé đã đưa cháu tới bệnh viện thăm khám. Nhà trường không có căng - tin và cũng cấm học sinh ăn quà vặt”.

210 học sinh và giáo viên bị ngộ độc do nhiễm 3 loại vi sinh

Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Vĩnh Long công bố nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra vào 10 ngày trước đó.

Chiều 20/2, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Vĩnh Long công bố nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm khiến 210 học sinh và giáo viên bị ngộ độc. Theo kết quả kiểm nghiệm của Viện vệ sinh y tế công cộng TP.HCM, cơm xào dương châu và súp thịt bầm do cơ sở Đinh Thụy Lan Phương (ngụ phường 2, TP Vĩnh Long) cung cấp cho các trường học đã bị nhiễm 3 loại vi sinh là Coliforms, Ecoli và staphylococcus aureus hay còn gọi là tụ cầu khuẩn.

Vụ nổ ở Bắc Ninh: “Có biểu hiện thất thoát bom, mìn sau xử lý“

“Bom mìn, vật liệu nổ sau xử lý, thu gom có biểu hiện thất thoát, như mất cắp”, Đại tá Nguyễn Văn Tín, Phó Cục trưởng Cục tuyên huấn (Bộ Quốc phòng) cho biết khi được hỏi về vụ nổ ở Bắc Ninh.

Hiện trường vụ nổ ở Bắc Ninh
Hiện trường vụ nổ ở Bắc Ninh 
Sáng 30/3, Bộ LĐ-TB&XH đã tổ chức họp báo Thông tin về công tác khắc phục hậu quả bom mìn ở Việt Nam, hướng tới ngày Thế giới phòng, chống bom mìn (ngày 4/4).