Thủ tướng Yatsenyuk: Ukraine phá vỡ sự phụ thuộc khí đốt Nga

(Kiến Thức) - Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk cho biết, ông muốn giảm lượng tiêu thụ khí đốt của Nga xuống “con số KHÔNG”.

Tuyên bố của Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk đăng trên trang web chính thức của chính phủ Ukraine hôm 15/2 có đoạn trích dẫn: “Chúng tôi đã chứng minh được rằng Ukraine có thể phá vỡ sự phụ thuộc của mình vào khí đốt của Nga... Tôi muốn đưa con số về lượng tiêu thụ khí đốt của Nga ở Ukraine xuống “con số KHÔNG” (zero)”.
Thu tuong Yatsenyuk: Ukraine pha vo su phu thuoc khi dot Nga
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk muốn giảm số lượng tiêu thụ khí đốt của Nga ở Ukraine xuống "KHÔNG".
Thủ tướng Ukraine cũng đăng tải thêm số liệu chứng minh cho tuyên bố của mình, theo đó, trong năm 2014 Ukraine chỉ mua 33% tổng lượng khí đốt cần tiêu thụ từ Nga, trong khi năm 2013 con số này là 95%.
Đại diện nhà điều hành của Ukrtransgaz, nhà phân phối khí đốt độc quyền ở Ukraine cho biết năm 2014 Ukraine đã nhập khẩu 5,1 tỷ mét khối khí từ các nước Châu Âu là Slovakia, Ba Lan và Hungary, tăng 51% so với năm 2013.
Trong năm 2014, Nga từng ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine gần 6 tháng do Kiev không trả nổi món nợ khổng lồ lúc đó đã vượt quá 5 tỷ USD. Sau nhiều tháng đàm phán cùng với sự tham gia của Liên minh châu Âu, Moscow mới nối lại việc cung cấp khí đốt cho Ukraine vào ngày 9/12.

Đời sống tăm tối tại Gaza sau khi bị cô lập

(Kiến Thức) - Sau khi bị cô lập, tình hình chính trị tại dải Gaza trở nên rối ren, đời sống của nhân dân rơi vào tăm tối.

Gaza là thành phố nằm giữa thung lũng sông Jordan và biển Địa Trung Hải. Đây là một trong số những thành phố có mật độ dân số cao nhất trên thế giới. Tuy vậy việc giao kết với các khu vực khác tại nơi đây không mấy dễ dàng, ngay cả với các khu vực lân cận như thành phố ven biển Ashkelon phía Nam Israel hay thành phố cảng gần nhất El Arish ở đảo Sinai của Ai Cập.

Về mặt pháp lý, Gaza không được quốc tế công nhận thuộc bất cứ một quốc gia có chủ quyền nào. Dải Gaza thuộc quyền tài phán của chính quyền Palestine nhưng kể từ năm 2007, quyền lực thuộc về các nhóm Hồi giáo vũ trang Hamas. Toàn bộ thành phố và dải đất dọc ven biển hiện nay là nhà của hơn 1,6 triệu người dân, nơi đây đặt ra giới hạn nghiêm ngặt đối với khách du lịch, ngay cả nhà báo cũng chỉ được nhập cảnh khi có giấy phép của Văn phòng báo chí Chính phủ Israel và có sự cho phép của bộ phận truyền thông được quản lý chặt chẽ bởi Hamas.

Phiến quân IS hành quyết 21 người Ai Cập

(Kiến Thức) - Phiến quân Nhà nước Hồi giáo IS vừa tung ra một đoạn video hành quyết 21 tín đồ đạo Cơ đốc giáo người Ai Cập.

Đoạn video được đăng tải lên Twitter hôm 15/2 cho thấy những người bị bắt mặc bộ quần áo màu da cam. Phiến quân Nhà nước Hồi giáo IS đưa 21 người bị giam cầm đến một bãi biển, bắt họ quỳ gối và sau đó chặt đầu họ.

Phien quan IS hanh quyet 21 nguoi Ai Cap
Hình ảnh từ video cho thấy cảnh các nạn nhân người Ai Cập bị thảm sát. 
Trong video, nhóm phiến quân cho biết hành động này là để báo thù cho “những phụ nữ người Hồi giáo bị ngược đãi bởi người theo đạo Coptic ở Ai Cập”. Có một đoạn chú thích trong video như sau: “Những người theo Cơ đốc giáo, tín đồ của nhà thờ Ai Cập là kẻ thù địch”.

Cũng trong ngày đoạn video được công bố, các phương tiện truyền thông đưa tin một nhóm các ngư dân đã bị bắt cóc bởi các tay súng vũ trang. Các nhà chức trách ở thành phố Kafr El-Sheikh, nơi các ngư dân làm việc đã kêu gọi chính phủ Ai Cập phải có hành động ngay lập tức để đem các nhân viên của họ an toàn quay trở về, tờ Sky News Arabia đưa tin.

Cuối tháng 12/2014, các tay súng phiến quân IS tại thành phố Sirte của Libya cũng bắt một nhóm công nhân Ai Cập, những người theo đạo Coptic. Sự việc sau đó được phát hiện là do một nhóm phiến quân thuộc Nhà nước Hồi giáo gây ra.

Tổ chức Hồi giáo ISIL giành quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ ở Iraq và Syria vào năm 2014, tuyên bố thành lập nhà nước Hồi giáo Caliphate.

Hôm thứ sáu (13/2), lực lượng phiến quân cũng tấn công một đài phát thanh ở thành phố Sirte, nằm cách thủ đô Tripoli của Libya về phía đông 500km.