Thủ tướng Thái Lan phản pháo tối hậu thư từ chức

(Kiến Thức) - Nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã chính thức lên tiếng bác bỏ tối hậu thư do phe đối lập đưa ra.

Phát biểu trên của bà Yingluck được đưa ra trong buổi họp báo phát sóng trên truyền hình vào hôm thứ Hai. Đây là lần xuất hiện trở lại đầu tiên của bà sau khi cuộc biểu tình hòa bình của phe chống đối chính phủ trở thành bạo lực vào cuối  ngày 30/11.
Theo đó, bà cho hay, yêu cầu giải tán Quốc hội và thành lập “Hội đồng nhân dân” của phe chống đối là trái với Hiến pháp.
Thủ tướng Yingluck quyết không từ chức trước yêu cầu của phe biểu tình.
Thủ tướng Yingluck quyết không từ chức trước yêu cầu của phe biểu tình.
“Tôi sẵn sàng làm mọi điều để người dân hạnh phúc. Tuy nhiên, trên cương vị là Thủ tướng, mọi điều tôi có thể làm phải nằm trong khuôn khổ Hiến pháp”, bà phát biểu.
Tuy nhiên, bã Yingluck sẵn lòng thương lượng đàm phán với phe chống đối để tìm ra một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoàng chính trị lớn nhất Thái Lan trong nhiều năm trở lại đây. “Đàm phán sẽ là cánh cửa để đem lại hòa bình cho đa số người dân Thái Lan”.
Trước đó, tối 1/12, lãnh đạo phe đối lập là ông Suthep Thaugsubanb đã đưa ra tối hậu thư cho bà Yingluck trong cuộc gặp được quân đội bảo trợ. Ông yêu cầu bà phải từ chức và trao lại quyền lực về tay nhân dân trong vòng 2 ngày.

Lãnh đạo biểu tình ở Thái Lan là người thế nào?

(Kiến Thức) - Suthep Thaugsuban, cựu Phó Thủ tướng Thái Lan, đã từ nhiệm khỏi đảng Dân Chủ đối lập, để dẫn dắt các cuộc biểu tình với mục tiêu lật đổ chính phủ.

Ông này làm phó cho Thủ tướng Abhisit Vejjajiva từ 2008 đến 2011.

Đây là chính phủ ra lệnh đàn áp các cuộc biểu tình ủng hộ cựu lãnh đạo bị lật đổ Thaksin Shinawatra năm 2010. Hơn 90 người, đa số là người dân chống đối, thiệt mạng trong giai đoạn 2 tháng.

Ông Suthep Thaugsuban rời đảng để dẫn dắt biểu tình
 Ông Suthep Thaugsuban rời đảng để dẫn dắt biểu tình

Cả ông Suthep và Abhisit đang đối diện điều mà họ gọi là cáo buộc có động cơ chính trị vì những người thiệt mạng này.

Năm 2013, khi Thủ tướng Yingluck Shinawatra cân nhắc dự luật ân xá gây tranh cãi, ông Suthep rời đảng Dân Chủ để lãnh đạo biểu tình.

Các cuộc biểu tình chống chính phủ bắt đầu từ tháng 10. Chúng bùng phát vì một dự luật ân xá mà có thể dẫn đến sự trở về của anh trai Thủ tướng, ông Thaksin Shinawatra. Mặc dù dự luật bị bác bỏ, nhưng các cuộc biểu tình đã đẩy lên thành lời kêu gọi lật đổ chính phủ của bà Yingluck.

Ông Suthep có ảnh hưởng lớn trong đảng Dân Chủ suốt nhiều thập niên, từng làm bộ trưởng nông nghiệp và viễn thông.

Năm 1995, ông bị cáo buộc giao đất cho người giàu trong một chương trình có mục tiêu dành đất cho người nghèo. Tranh cãi khi đó khiến Thủ tướng Chuan Leekpai giải tán chính phủ.

Ông Suthep Thaugsuban tuyên bố sẵn sàng chết nếu không thành công.
 Ông Suthep Thaugsuban tuyên bố sẵn sàng chết nếu không thành công.

Năm 2010, khi ông Suthep đang là Phó Thủ tướng, chính phủ cho phép quân đội dùng vũ lực giải tán đợt biểu tình của phe áo đỏ ủng hộ ông Thaksin.

Nhưng sau khi xảy ra bạo lực, một chính phủ mới của em gái ông Thaksin được dân bầu lên, và ông Suthep quay lại làm đối lập.

Nay ông Suthep đang dẫn dắt phe biểu tình bao vây các tòa nhà chính phủ, mặc dù cũng kêu gọi người của ông không thi hành bạo động.

Ông nói muốn thay thế chính phủ này bằng một “hội đồng của nhân dân”, không phải do dân bầu, nhằm lựa chọn lãnh đạo quốc gia.

"Người nước ngoài có thể nghĩ rằng nếu chính phủ thắng ở quốc hội, tức là đa số người dân ủng hộ họ. Nhưng thực ra chính phủ này đã mua phiếu bằng tiền trong cuộc bầu cử trước”, ông cáo buộc.

Những người đang đi theo ông chủ yếu là cử tri trung lưu ở thành thị, tập trung ở thủ đô và miền nam.

Nhiều người trong đó chỉ trích chi tiêu của chính phủ của bà Yingluck, gồm một chương trình trợ giá gạo đắt tiền giúp nông dân, nhưng gây hại cho xuất khẩu của Thái Lan. Nông dân vốn ủng hộ ông Thaksin và các đồng minh của ông này.

“Tôi ghét chính phủ của bà ta vì không trung thực. Họ xài tiền của dân cho các doanh nghiệp và mạng lưới nhà Shinawatra,” một người biểu tình bức xúc.

Trong khi đó, một người khác cho biết: “Tôi muốn công lý và cần dân chủ cho nhân dân. Nếu chính phủ tốt, chúng tôi muốn họ tiếp tục quản trị đất nước, nhưng họ không tốt.”

Ông Suthep tuyên bố với các phóng viên: “Nhân dân sẽ chỉ ngừng đấu tranh khi quyền lực nhà nước thuộc về họ. Nếu chúng tôi không thành công, tôi sẵn sàng chết trên chiến trường”.

Kim Jong-un - “Nhà xây dựng” bậc thầy?

(Kiến Thức) - Ông Kim Jong-un đang chủ trương xây dựng một loạt các công trình, cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế.

Kể từ khi nhậm chức cách đây hai năm, nhà lãnh đạo trẻ tuổi của Triều Tiên đã chủ trương xây dựng hàng loạt công trình to lớn, chủ yếu lấy vốn từ các quỹ hỗ trợ của Trung Quốc và Nga - đồng minh thân cận hồi Chiến tranh Lạnh.