Thủ tướng Pakistan lên án cuộc tấn công của Ấn Độ

Thủ tướng Shehbaz Sharif tuyên bố Pakistan có quyền đáp trả quyết liệt đối với cuộc tấn công "vô cớ" của Ấn Độ.

 >>> Mời độc giả xem video về vụ Ấn Độ tấn công tên lửa vào Pakistan 

Nguồn video: Al Jazeera

Al Jazeera đưa tin, ngày 7/5, Pakistan tuyên bố sẽ đáp trả mạnh mẽ sau cuộc tấn công của Ấn Độ nhằm vào 9 mục tiêu trên lãnh thổ Pakistan và vùng Pakistan kiểm soát ở Kashmir.
"Pakistan có toàn quyền đáp trả quyết liệt đối với cuộc tấn công vô cớ này của Ấn Độ. Toàn đất nước Pakistan đoàn kết ủng hộ lực lượng vũ trang, tinh thần và quyết tâm của chúng tôi không lay chuyển", Thủ tướng Pakistan tuyên bố.
Thu tuong Pakistan len an cuoc tan cong cua An Do
 Ấn Độ tấn công các mục tiêu ở Pakistan vào rạng sáng 7/5. Ảnh: DM.
Pakistan cũng nhấn mạnh rằng bất kỳ nỗ lực nào của Ấn Độ nhằm chuyển hướng dòng nước của các con sông lớn nằm ở phía tây chuỗi sông Indus - bao gồm cả sông Chenab - hoặc cắt nguồn nước đều sẽ được coi là hành động chiến tranh.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết ông đang "theo dõi chặt chẽ tình hình giữa Ấn Độ và Pakistan".
Trước đó, thông báo được Quân đội Ấn Độ phát đi lúc 1h44 sáng 7/5 theo giờ địa phương xác nhận đã tiến hành “các vụ không kích chính xác” trong khuôn khổ Chiến dịch Sindoor nhằm vô hiệu hóa “các cơ sở khủng bố” được cho là trung tâm lập kế hoạch và chỉ đạo vụ tấn công Ấn Độ. Thông báo cũng khẳng định “không cơ sở quân sự nào của Pakistan bị tấn công”.
"Đây là những bước đáp trả vụ tấn công khủng bố ở Pahalgam khiến 25 người Ấn Độ và một người Nepal thiệt mạng", Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Khawaja Muhammad Asif nói rằng toàn bộ mục tiêu tập kích của Ấn Độ là cơ sở dân sự, không phải cơ sở của các nhóm vũ trang. Ông bác bỏ tuyên bố của New Delhi rằng các cuộc tấn công nhằm vào "các trại khủng bố".
Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Khawaja Asif cho biết thêm, ít nhất 5 máy bay Ấn Độ đã bị bắn hạ và một số binh sĩ Ấn Độ bị bắt làm tù binh.

Điều ít biết về tân Thủ tướng Đức Friedrich Merz

Ông Friedrich Merz đã được bầu làm Thủ tướng Đức trong vòng bỏ phiếu thứ hai tại Hạ viện.

Dieu it biet ve tan Thu tuong Duc Friedrich Merz
Ngày 6/5, ông Friedrich Merz, lãnh đạo Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), đã được bầu làm Thủ tướng Đức trong vòng bỏ phiếu thứ hai tại Hạ viện sau thất bại ở vòng đầu tiên. Ảnh: GI.  

Dieu it biet ve tan Thu tuong Duc Friedrich Merz-Hinh-2
Trong phiên họp được tổ chức khẩn cấp vào chiều 6/5, 325 nghị sĩ đã bỏ phiếu ủng hộ việc ông Friedrich Merz trở thành tân Thủ tướng Đức, vượt qua con số 316 phiếu cần thiết. Ảnh: Bloomberg.  

Dieu it biet ve tan Thu tuong Duc Friedrich Merz-Hinh-3
 Ông Friedrich Merz trở thành Thủ tướng thứ 10 của Đức thời hậu chiến và là người thứ 6 của CDU nắm giữ chức vụ này. Ảnh: GI. 

Dieu it biet ve tan Thu tuong Duc Friedrich Merz-Hinh-4
 Trước đó, vào sáng 6/5, ông Merz thất bại trong vòng bỏ phiếu đầu tiên khi chỉ nhận được 310 phiếu ủng hộ. Đây là thất bại bất ngờ đối với liên minh mới của ông với Đảng Dân chủ Xã hội trung tả. Ảnh: GI.  
Dieu it biet ve tan Thu tuong Duc Friedrich Merz-Hinh-5
 Hồi tháng 2/2025, sau khi liên minh bảo thủ CDU/CSU giành chiến thắng trong cuộc bầu cử liên bang, ông Friedrich Merz từng nói với đài truyền hình nhà nước rằng ưu tiên hàng đầu của ông với tư cách là tân Thủ tướng Đức sẽ là "củng cố châu Âu càng nhanh càng tốt để chúng ta có thể độc lập với Mỹ". Ảnh: AA. 

Dieu it biet ve tan Thu tuong Duc Friedrich Merz-Hinh-6
 Ông Merz sinh ngày 11/11/1955 trong một gia đình Công giáo bảo thủ tại thị trấn Brilon, Bắc Rhine-Westphalia, miền trung nước Đức. Ông gia nhập nhóm thanh thiếu niên của Đảng CDU khi còn đi học. Ảnh: AJ.

Dieu it biet ve tan Thu tuong Duc Friedrich Merz-Hinh-7
Sau khi tốt nghiệp trường luật vào năm 1985, ông làm thẩm phán và luật doanh nghiệp trước khi tham gia vào chính trường toàn thời gian vào năm 1989 khi ông được bầu vào Nghị viện Châu Âu. Ảnh: Wikipedia.  

Dieu it biet ve tan Thu tuong Duc Friedrich Merz-Hinh-8
 Sau khi phục vụ một nhiệm kỳ tại Nghị viện Châu Âu (1989-1994), ông Friedrich Merz được bầu vào Quốc hội liên bang Đức, nơi ông khẳng định mình là một chuyên gia trong chính sách tài chính hàng đầu trong CDU. Ảnh: DPA. 

Dieu it biet ve tan Thu tuong Duc Friedrich Merz-Hinh-9
 Đến cuối năm 2009, ông Merz hoàn toàn gia nhập khu vực tư nhân. Ông làm luật sư và cố vấn cấp cao tại công ty luật quốc tế Mayer Brown, cùng nhiều vị trí khác. Ảnh: Wikipedia. 

Dieu it biet ve tan Thu tuong Duc Friedrich Merz-Hinh-10
Ông cũng từng là Chủ tịch BlackRock Germany (chi nhánh Đức của BlackRock, tập đoàn quản lý tài sản lớn nhất thế giới) từ năm 2016 đến 2020. Ảnh: GI. 

Dieu it biet ve tan Thu tuong Duc Friedrich Merz-Hinh-11
 Không chỉ là một luật sư doanh nghiệp, Friedrich Merz còn là một phi công tư nhân được cấp phép và sở hữu hai chiếc máy bay. Ảnh: AA.

Dieu it biet ve tan Thu tuong Duc Friedrich Merz-Hinh-12
Năm 2018, ông tuyên bố trở lại chính trường. Vào ngày 15/11/2021, ông Friedrich Merz tuyên bố ứng cử trong cuộc bầu cử lãnh đạo CDU lần thứ hai trong năm. Ông được bầu làm lãnh đạo CDU vào tháng 12/2021 và nhậm chức vào tháng 1/2022. Ảnh: GI.  

Dieu it biet ve tan Thu tuong Duc Friedrich Merz-Hinh-13
 Vào tháng 9/2024, ông Merz trở thành ứng cử viên được liên minh CDU/CSU chỉ định cho chức Thủ tướng Đức cho cuộc bầu cử liên bang năm 2025. Ảnh: Bloomberg. 

Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan tại Kashmir: 70 năm chưa có hồi kết

(Kiến Thức) - Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan tại Kashmir leo thang trong thời gian gần đây. Tuy nhiên trên thực tế, tranh chấp giữa hai nước tại khu vực này đã tồn tại trong suốt hơn 70 năm qua.

Chien tranh An Do-Pakistan tai Kashmir: 70 nam chua co hoi ket
Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan tái bùng phát và đang ở mức cao nhất sau khi Hạ viện Ấn Độ hôm 6/8 thông qua dự luật hủy bỏ quy chế tự trị đối với phần đất Kashmir mà New Delhi kiểm soát. Theo đó, bang Jammu và Kashmir sẽ bị tách thành hai khu vực khác nhau, gồm Jammu - Kashmir và Ladakh. Ảnh: AP.  

Chien tranh An Do-Pakistan tai Kashmir: 70 nam chua co hoi ket-Hinh-2
 Ấn Độ tuyên bố việc bãi bỏ quy chế đặc biệt của Kashmir là vấn đề nội bộ. Tuy nhiên, Pakistan lại coi đây là một hành vi bất hợp pháp, khiêu khích xung đột và tìm cách quốc tế hóa cuộc khủng hoảng. Ảnh: Reuters.

Chien tranh An Do-Pakistan tai Kashmir: 70 nam chua co hoi ket-Hinh-3
 Ngày 14/8/2019, chính phủ Pakistan cảnh báo chiến tranh với Ấn Độ nếu xảy ra bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào khu vực Kashmir mà nước này kiểm soát. Ảnh: DPA. 

Chien tranh An Do-Pakistan tai Kashmir: 70 nam chua co hoi ket-Hinh-4
 Trên thực tế, xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan tại Kashmir không phải mới bùng phát mà đã tồn tại suốt hơn 70 năm qua, từ khi hai nước này thoát khỏi sự đô hộ của thực dân Anh và giành độc lập năm 1947. Ảnh: Reuters. 

Chien tranh An Do-Pakistan tai Kashmir: 70 nam chua co hoi ket-Hinh-5
 Đựơc biết, trong suốt hơn 70 năm qua, 4 cuộc chiến tranh, 3 trong số đó là tại khu vực tranh chấp Kashmir, đã xảy ra giữa Ấn Độ và Pakistan. Ảnh: Reuters. 

Chien tranh An Do-Pakistan tai Kashmir: 70 nam chua co hoi ket-Hinh-6
 Sau khi chia tách vào năm 1947, Kashmir với vị trí nằm giữa Ấn Độ và Pakistan có thể chọn sáp nhập vào một trong hai nước. Tuy nhiên, Tiểu vương Hari Singh, người cầm quyền của Kashmir khi đó quyết định con đường trung lập. Ảnh: Reuters. 

Chien tranh An Do-Pakistan tai Kashmir: 70 nam chua co hoi ket-Hinh-7
Đến tháng 10/1947, Pakistan đưa quân đánh vào thủ phủ Srinagar của Kashmir khiến ông Singh phải cầu viện Ấn Độ. Ngày 26/10/1947, ông Singh ký văn kiện nhường Kashmir cho Ấn Độ. Cuộc chiến tranh đầu tiên giữa Ấn Độ và Pakistan chính thức nổ ra tại Kashmir và kéo dài đến cuối năm 1948. Ảnh: BM. 

Chien tranh An Do-Pakistan tai Kashmir: 70 nam chua co hoi ket-Hinh-8
 Cuộc chiến tranh thứ hai giữa hai nước tại Kashmir diễn ra vào năm 1965 và kéo dài chưa đầy hai tháng. Cụ thể, ngày 5/8/1965, Pakistan đưa quân tràn qua Đường kiểm soát LoC, tiến vào nhiều vùng tại Kashmir. Ảnh: BM.

Chien tranh An Do-Pakistan tai Kashmir: 70 nam chua co hoi ket-Hinh-9
Ngày 1/9/1965, Quân đội Pakistan mở cuộc tấn công lớn bằng xe tăng vào khu vực Jammu và Kashmir của Ấn Độ. 5 ngày sau đó, Ấn Độ tổ chức cuộc phản công. Hai bên giao chiến đến ngày 22/9/1965 thì đồng ý thỏa thuận ngừng bắn do Liên Hợp Quốc bảo trợ. Ảnh: Sky. 

Chien tranh An Do-Pakistan tai Kashmir: 70 nam chua co hoi ket-Hinh-10
 Ngày 3/12/1971, cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan lần 3 đã nổ ra khi Pakistan công kích vào sân bay của Ấn Độ ở Kashmir. Ảnh: Reuters.

Chien tranh An Do-Pakistan tai Kashmir: 70 nam chua co hoi ket-Hinh-11
 Ngày 4/12/1971, Pakistan tổ chức tiến công trên bộ, phía Ấn Độ đánh trả và đưa quân đánh vào phía đông Pakistan và một số khu vực ở tây Pakistan. Ảnh: Reuters.

Chien tranh An Do-Pakistan tai Kashmir: 70 nam chua co hoi ket-Hinh-12
12 ngày sau đó, quân Ấn Độ chiếm Dacca, tạo điều kiện cho lực lượng người Bengal giành quyền làm chủ phía đông Pakistan. Ảnh: NI. 

Chien tranh An Do-Pakistan tai Kashmir: 70 nam chua co hoi ket-Hinh-13
Đến ngày 17/12/1971, Ấn Độ tuyên bố ngừng bắn, kết thúc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan lần 3. Tuy nhiên, từ đó đến nay, quân đội hai nước vẫn trong tình trạng đối đầu với nhau tại LoC. Ảnh: Cfr.