Thủ tướng Iraq: Giải phóng Mosul trong vài ngày tới

(Kiến Thức) - Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi tuyên bố thành phố Mosul sẽ được giải phóng hoàn toàn từ tay phiến quân IS trong vài ngày tới.

Đài truyền hình Sumaria TV có trụ sở tại Baghdad dẫn lời Thủ tướng Abadi nói với báo giới rằng chỉ còn vài ngày nữa là “chúng tôi sẽ thông báo việc giải phóng hoàn toàn thành phố Mosul”.
Thu tuong Iraq: Giai phong Mosul trong vai ngay toi
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi. Ảnh: Reuters
Tuyên bố nói trên của Thủ tướng Abadi được ra giữa lúc các lực lượng Iraq tiếp tục tấn công cứ điểm cuối cùng của phiến quân IS là khu phố cổ ở Tây Mosul.
Hình ảnh của hãng tin AP cho thấy các lực lượng Iraq đã tiến vào khu vực Bab al-Beed ở khu phố cổ, cứ điểm cuối cùng của phiến quân IS ở Tây Mosul.
Ngày 21/6, phiến quân IS đã cho nổ tung Nhà thờ Hồi giáo Nuri - nơi thủ lĩnh Al-Baghdadi tuyên bố thành lập “Vương quốc Hồi giáo” trong năm 2014, khi các lực lượng Iraq tiến sát nhà thờ mang tính biểu tượng này.
Các quan chức Iraq và liên quân chống IS cho rằng việc phá hủy Nhà thờ Nuri được xây dựng từ thế kỷ 12 là dấu hiệu cho thấy phiến quân IS sắp thất thủ ở Mosul.

Loạt ảnh hiếm về thảm họa chìm tàu Titanic

(Kiến Thức) - Thảm họa chìm tàu Titanic là một trong những vụ tai nạn hàng hải nghiêm trọng nhất mọi thời đại, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người vô tội.

Loat anh hiem ve tham hoa chim tau Titanic
 Thảm họa chìm tàu Titanic xảy ra vào tháng 4/1912 sau khi con tàu đâm vào tảng băng đã khiến hơn 1.500 người thiệt mạng trong tổng số 2.224 có mặt trên tàu. Khi đó, con tàu đang trên hành trình từ Southampton (Anh) tới thành phố New York (Mỹ). Ảnh chụp tàu RMS Titanic tại Belfast ngày 31/5/1911. Ảnh: ATI.

Sự thật gây sốc vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima

(Kiến Thức) - Dưới đây là một số sự thật ít biết về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản hơn 70 năm về trước.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima
Hibakusha là cụm từ được Nhật Bản dùng để chỉ những nạn nhân của vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-2
Ngày 6/8/1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima khiến thành phố này gần như bị san phẳng, khiến khoảng 140.000 người dân Hiroshima thiệt mạng. Ngày 9/8/1945, quả bom thứ hai mang tên “Fat Man” đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki khiến khoảng 80.000 người thiệt mạng. Ảnh: L25.
Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-3
 Vụ nổ bom mạnh đến mức hình bóng của những người bị thiêu sống vẫn còn in dấu trên bậc thang, vỉa hè và các bức tường,...Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-4
Hàng chục năm sau vụ ném bom, việc các bậc phụ huynh thuê thám tử đề điều tra xem liệu con dâu (hoặc con rể) tương lai của họ có phải là Hibakusha hay không là điều hoàn toàn bình thường. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-5
Theo List25, những người sống sót trong vụ ném bom và con cháu của họ bị phân biệt đối xử trong xã hội. Được biết, nhiều Hibakusha rất khó kết hôn hoặc tìm được việc làm. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-6
 Tàn tích của tòa nhà Triển lãm Thương mại Hiroshima, hiện là một phần trong Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, đã được công nhận là Di sản thế giới vào năm 1996. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-7
Không có sự khác biệt về sức khỏe hoặc tỷ lệ biến đổi gen ở con cái những người sống sót trong vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-8
 Theo ước tính, khoảng 10% nạn nhân của vụ ném bom Hiroshima và Nagasaki là người Triều Tiên.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-9
 Cho tới năm 1958, dân số ở Hiroshima là 410.000 người. Ngày nay, dân số của thành phố này là khoảng 1,2 triệu người. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-10
 Thành phố Hiroshima tiếp tục ủng hộ việc bãi bỏ toàn bộ các loại vũ khí hạt nhân. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-11
 Theo nghiên cứu của nhà sinh học phân tử Bertrand Jordan, tuổi thọ trung bình của những người sống sót trong vụ ném bom Hiroshima và Nagasaki chỉ ít hơn vài tháng so với những người không bị phơi nhiễm phóng xạ. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-12
Năm 2005, nhiều thị trấn xung quanh Nagasaki, bao gồm Koyagi, Iojima, Nomozaki, Sanwa, Sotome và Takashima, đã được sáp nhập vào thành phố này. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-13
Vào ngày 6/8 hàng năm, một buổi lễ tưởng niệm sẽ được tổ chức tại Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima. Trong buổi lễ này, Thủ tướng Nhật Bản và Thị trưởng Hiroshima sẽ có bài phát biểu vào đúng 8h15 (thời điểm xảy ra vụ nổ năm 1945). Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-14
 Hiroshima, thủ phủ của tỉnh Hiroshima, là nơi đặt trụ sở của Công ty Mazda Motors – nhà sản xuất ô tô nổi tiếng của Nhật Bản. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-15
 Bức tượng Hòa bình nặng 30 tấn được dựng ở Công viên Hòa bình Nagasaki ở thành phố Nagasaki. Cánh tay phải của tượng chỉ lên trời ám chỉ mối đe dọa vũ khí hạt nhân và cánh tay trái nằm ngang biểu tượng cho hòa bình. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-16
 Hoa trúc đào hiện nay là loài hoa biểu tượng của Hiroshima vì đây là loài hoa đầu tiên nở trong thành phố này sau vụ ném bom nguyên tử. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-17
 Vào ngày 9/8/1945, dân số của Nagasaki ước tính khoảng 260 nghìn người. Hiện tại, dân số của thành phố này là gần 500 nghìn người. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-18
 Cây bạch quả hiện giờ là biểu tượng hy vọng của Nhật Bản. Được biết, có 6 cây bạch quả đã sống sót sau sự kiện Mỹ thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima năm 1945. Ảnh: L25.