Thủ tướng đến Hà Tĩnh: Không để cảnh tiêu điều nơi bão đi qua

Sáng 16/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp đến huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), một trong những địa phương thiệt hại nặng nhất trong bão số 10, để chỉ đạo khắc phục hậu quả.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, thị sát hiện trường về tình hình thiệt hại và chỉ đạo khắc phục hậu quả do bão số 10.
Cùng đi có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường và đại diện một số bộ, ngành khác.
Thu tuong den Ha Tinh: Khong de canh tieu dieu noi bao di qua
 Thủ tướng thăm hỏi, động viên người dân bị thiệt hại do bão ở Hà Tĩnh. Ảnh: VGP.
Chậm nhất 5 ngày khôi phục lưới điện, dọn dẹp môi trường
Thị sát trường tiểu học, trung học cơ sở xã Kỳ Nam (huyện Kỳ Anh), một trong những điểm bị ảnh hưởng bởi cơn bão mạnh nhất trong 10 năm qua, Thủ tướng biểu dương các chiến sĩ công an và quân đội đang sửa chữa phần mái nhà trường.
Thủ tướng yêu cầu các lực lượng này tiếp tục phối hợp khắc phục hậu quả mưa bão, trước mắt là giúp dân sửa chữa nhà cửa, trong đó có các trường học. "Phải khẩn trương khắc phục, sửa chữa trường lớp, dọn dẹp, vê sinh môi trường, không để gián đoạn việc học của các cháu”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ngành điện phải nỗ lực khôi phục lưới điện, sớm cấp điện cho người dân.
Làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh tại trụ sở UBND thị xã Kỳ Anh, Thủ tướng cho rằng bão số 10 đã gây thiệt hại lớn cho địa phương. Trước bão, Thủ tướng đã cử Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai) vào Hà Tĩnh làm việc. Sau bão, tối qua, Phó thủ tướng và Bộ trưởng cùng các lực lượng chức năng đã làm việc với lãnh đạo tỉnh.
“Hôm nay, Thủ tướng trực tiếp kiểm tra tình hình và đưa ra giải pháp tập trung, không cần nói dài, nói nhiều vì hôm qua đã nói rồi. Cuộc họp chỉ diễn ra 30 phút thôi”, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần làm việc.
Điều quan trọng là những giải pháp nào được đưa ra trong tình hình này, làm sao không để còn cảnh tiêu điều những nơi bão đi qua, nhanh chóng ổn định cuộc sống người dân, để các cháu học sinh đến trường bình thường, không để 5/13 huyện mất điện như hiện nay.
Thu tuong den Ha Tinh: Khong de canh tieu dieu noi bao di qua-Hinh-2
Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các lực lượng nhanh chóng khắc phục hậu quả bão. - Ảnh: Khánh Huyền. 
Kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng cho rằng trong ứng phó bão số 10, hệ thống phòng chống thiên tai đã được phát huy, đặc biệt là tinh thần “4 tại chỗ”. Công tác dự báo bão tương đối chính xác. Vai trò của truyền thông được phát huy, do đó, người dân đã tự giác nhận thức và hành động.
Thủ tướng cho biết trên đường đi công tác thì hầu như không thấy người dân ra đường trong bão. Do đó, dù bão lớn, vào nhanh nhưng thiệt hại được hạn chế.
Biểu dương nỗ lực của các cơ quan chức năng, các địa phương, nhất là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Nghệ An trong phòng chống bão, Thủ tướng nhất trí với đề xuất của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai về việc tổ chức tổng kết công tác phòng chống bão số 10 để đúc rút kinh nghiệm.
Về một số công việc thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu hệ tiếp tục khắc phục hậu quả bão. Lực lượng quân đội, công an tăng cường cho các địa phương đủ quân số cần thiết.
Khẳng định lại yêu cầu "không được để người dân sống màn trời chiếu đất, đứt bữa, đói cơm lạt muối”, Thủ tướng đồng thời nhắc tới việc không để xảy ra dịch bệnh. Chậm nhất trong 5 ngày nữa phải khôi phục, cấp lại điện hoàn toàn cho người dân, dọn dẹp xong môi trường.
Bên cạnh đó, cần nhanh chóng sửa chữa nhà cửa của người dân bị đổ, tốc mái; khẩn trương khôi phục sản xuất, bảo đảm an toàn các công trình hồ đập, vận hành hồ thủy điện cắt lũ cho hạ du; bảo đảm giao thông thông suốt.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải quyết kịp thời nhu cầu lúa giống cho các địa phương bị thiệt hại bởi bão. Tỉnh Hà Tĩnh trước hết ứng ngân sách hỗ trợ hộ dân bị sập nhà, tốc mái, nhất là gia đình chính sách.
Thu tuong den Ha Tinh: Khong de canh tieu dieu noi bao di qua-Hinh-3
 Thủ tướng làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh tại trụ sở UBND thị xã Kỳ Anh. Ảnh: VGP
Báo cáo với Thủ tướng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn bày tỏ tỉnh cần sự chung tay của các bộ, ban, ngành Trung ương như Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tập đoàn Điện lực. Trong đó, việc cần làm ngay là cấp điện trở lại cho người dân.
Tỉnh kiến nghị hỗ trợ giống, lương thực cho người dân vùng khó khăn, hỗ trợ khắc phục sau bão, sửa chữa nhà cửa, trường học, cơ sở hạ tầng, trong đó có cột phát sóng Đài Phát thanh - Truyền hình thị xã Kỳ Anh bị gãy gập.
Tỉnh cam kết chậm nhất 5 ngày là cơ bản khắc phục xong, khôi phục hoàn toàn hệ thống điện, nước, cơ sở hạ tầng thiết yếu, dọn dẹp, vệ sinh môi trường…
Cho rằng các bộ, ngành, địa phương đã vào cuộc nhanh chóng, quyết liệt, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhìn nhận, thiệt hại đã được hạn chế ở mức thấp trước cơn bão rất mạnh.
Đại diện Quân khu 4 cho biết đã điều hơn 22.000 người, đại diện Bộ Công an cũng báo cáo đã tăng cường 9.000 quân cho 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Nghệ An hỗ trợ công tác khắc phục hậu quả bão và sẵn sàng cử quân theo yêu cầu của địa phương.
Đại diện Bộ Công Thương cho biết, sẽ chỉ đạo ngành điện khẩn trương khắc phục hệ thống lưới điện, cố gắng đến ngày mai, cấp lại điện cho 80% hộ dân của Hà Tĩnh, ngày kia cấp lại hoàn toàn.
Đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết, hệ thống giao thông cơ bản thông suốt. Ngành sẽ tập trung khắc phục điểm sạt lở trên một số tuyến quốc lộ, hỗ trợ giao thông nông thôn.
Trước đó, chiều tối 15/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hủy hàng loạt cuộc làm việc tại các địa phương phía nam để ra miền Trung thị sát, chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa bão.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu không để người dân vào cảnh "màn trời chiếu đất, thiếu cơm lạt muối, đứt bữa".
Thủ tướng cho rằng đây là cơn bão lớn nhất 10 năm qua nhưng do sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương, chủ động của địa phương, thực hiện phương châm “4 tại chỗ” nghiêm túc, người dân chủ động phòng chống, chèn chống nhà cửa, nên thiệt hại được hạn chế so với cấp độ của bão.

Theo thống kê ban đầu từ tỉnh Hà Tĩnh, toàn tỉnh có hơn 69.000 nhà dân bị đổ, tốc mái. Các địa phương thiệt hại nhiều nhất là thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Lộc Hà...

Mưa bão còn làm ngập 29 thôn với 4.699 hộ dân của 4 huyện vùng ven biển, cửa sông (Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Lộc Hà, Thạch Hà). Xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên bị ngập toàn xã với 2.400 hộ, có nơi ngập sâu 0,6 m đến 0,7 m.

Trên 3.100 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó có hơn 2.000 ha nước ngọt và 1.100 ha mặn, lợ (800 ha tôm và 300 ha nhuyển thể) bị ngập, hư hại hoàn toàn.

Bão số 10 cũng khiến nhiều trường học, trạm y tế, trụ sở cơ quan, đơn vị bị tốc mái. Hệ thống điện thắp sáng toàn tỉnh bị tê liệt từ lúc 10h ngày 15/9, nhiều nơi chưa thể khắc phục được. Hàng nghìn cột điện hạ thế, đường điện thắp sáng bị đổ gãy. Riêng tại thị xã Kỳ Anh, cột ăng-ten Đài Phát thanh - Truyền hình và cột phát sóng Viettel bị đổ sập dẫn đến mất liên lạc nhiều giờ.

Ứng phó bão số 10, yêu cầu xả hàng loạt trạm BOT

(Kiến Thức) - Tổng cục đường bộ vừa có công văn khẩn yêu cầu xả trạm BOT tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình phục vụ di dân, ứng phó bão số 10.

Để ứng phó bão số 10, Tổng cục Đường bộ vừa có công văn khẩn gửi Cục Quản lý đường bộ 2, Sở GTVT các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình chỉ đạo việc xả trạm BOT để di dân tránh bão tại các tỉnh trên.
Theo đó, Tổng Cục Đường bộ yêu cầu Cục quản lý đường bộ 2 chủ trì, phối hợp với các đơn vị, lực lượng chức năng trên địa bàn thực hiện phương án phân luồng giao thông cho các phương tiện vận tải hành khách, hàng hóa lưu thông; phối hợp các Sở GTVT và các bến xe thực hiện nghiêm việc kiểm tra các phương tiện trước khi xuất bến. Kiên quyết không cho những phương tiện xuất bến khi bão số 10 đổ bộ vào.

Đề xuất chi 23.800 tỷ xây ga Hà Nội: GĐ Sở lên tiếng?

(Kiến Thức) - UBND TP Hà Nội vừa có văn bản xin ý kiến các bộ, ngành về Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Ga Hà Nội với tổng chi phí dự kiến lên đến 23.800 tỷ đồng.

Một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận, đó chính là việc UBND TP Hà Nội vừa gửi văn bản xin ý kiến các bộ, ngành về đồ án Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Ga Hà Nội và phụ cận, tỷ lệ 1/2000.

Theo đó, Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Ga Hà Nội và phụ cận có diện tích nghiên cứu khoảng 98,1ha, dân số dự kiến 44.000 người; trong đó đề xuất ga trung tâm tàu khách và tàu liên vận quốc tế đi tất cả các hướng, đồng thời là ga trung tâm của tuyến đường sắt đô thị số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi, có kết nối với các tuyến đường sắt đô thị số 3 trên phố Trần Hưng Đạo; là trung tâm về giao thông vận tải đa phương thức, bao gồm mạng lưới đường bộ, đường sắt, thương mại, kinh doanh, văn hóa...
De xuat chi 23.800 ty xay ga Ha Noi: GD So len tieng?
 UBND TP Hà Nội vừa có văn bản xin ý kiến các bộ, ngành về Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Ga Hà Nội với tổng chi phí dự kiến lên đến 23.800 tỷ đồng. Ảnh Hà Nội Mới.
Về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, quy hoạch phân 9 phân vùng không gian chức năng, gồm khu văn hóa thấp tầng, các khu tài chính, khu kiến trúc cao khoảng 40 - 70 tầng ở phía Bắc; khu truyền thông cao khoảng 40 - 70 tầng và khu công viên ở phía Đông; khu thương mại quốc tế, khu phát triển mới cao khoảng 40 - 60 tầng ở phía Tây Nam; khu nghỉ dưỡng đô thị cao 40 - 60 tầng, khu ga đường sắt cao 40 - 70 tầng được bố trí tại trung tâm của khu quy hoạch.

Đơn vị tư vấn lập đồ án cũng đưa ra khái toán tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 23.800 tỷ đồng.

Trao đổi trên VietNamNet, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội Lê Vinh cho biết, TP không ưu ái gì trong việc đề xuất xây dựng các công trình cao tầng trong khu vực ga Hà Nội.

Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội Lê Vinh cũng thông tin, quy hoạch này do Sở chủ trì lập, đơn vị tư vấn quốc tế là công ty Nikken Sekkei Civil Engineering Ltđ (NSC) của Nhật. Đồ án được thực hiện theo mô hình hiện đại các nước phát triển xây dựng trong TP.

“TP không ưu ái gì trong việc đề xuất xây dựng các công trình cao tầng trong khu vực ga Hà Nội. Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chung năm 2011, nếu đề xuất của TP có khác so với quy hoạch thì Thủ tướng là người quyết định khác hay không khác”, ông Lê Vinh trả lời báo Vietnamnet.

Nói về việc Thành phố Hà Nội đề xuất xây dựng hàng loạt công trình cao từ 40-70 tầng (khoảng 100-200m) liệu có “vượt trần” của đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2011 ở khu vực 4 quận nội thành hay không, ông Vinh thừa nhận đây là khu vực hạn chế chiều cao công trình.

Trước việc lo ngại mật độ dân số cao, gây áp lực cho khu vực nội đô, ông Vinh khẳng định lo ngại như vậy chỉ là cảm tính và cho biết, đơn vị đã tính toán tổng dân số ở khu vực này một cách khoa học nhất. Phần lớn trong số này là dân tái định cư tại chỗ.

Ứng phó bão số 10: Các tỉnh miền Trung cấm biển, sơ tán dân

(Kiến Thức) - Để ứng phó với cơn bão số 10, Hà Tĩnh đã ban lệnh sơ tán hơn 10 nghìn dân, nhiều tỉnh Nghệ An, Thái Bình… đã cấm biển từ sáng nay.

Hiện nay công tác chỉ đạo ứng phó với bão số 10 ở Trung Ương và các địa phương đang được khẩn trương triển khai.
Ngày 13/9, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1369/CĐ-TTg ngày 13/9/2017 gửi UBND các tỉnh, TP ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa, các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hà Nội và các Bộ ngành, cơ quan thuộc Chính phủ yêu cầu triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 10 và mưa lũ.