Thủ tướng Ấn Độ thăm khu vực biên giới xung đột với Trung Quốc

Truyền thông Ấn Độ đưa tin, ngày 3/7, Thủ tướng nước này N. Modi và Tham mưu trưởng Quân đội đã tới thăm khu vực biên giới vừa xảy ra xung đột với Trung Quốc.

India Times đưa tin Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tham mưu trưởng Quân đội Ấn Độ Bipin Rawat sáng 3/7 đã tới thăm chốt tiền tiêu Nimu, thuộc khu vực tiền tuyến Ladakh giáp Trung Quốc, nơi vừa xảy ra cuộc đụng độ đẫm máu giữa binh sĩ hai nước hôm 15/6 vừa qua.
Theo nguồn tin trên, Thủ tướng Modi đã gặp và uý lạo các binh sĩ Lục quân và Không quân Ấn Độ tại đây. Trong chuyến thăm này, nhà lãnh đạo Ấn Độ đã được Tư lệnh quân khu phía Bắc, Trung tướng Y K Joshi và Tư lệnh Quân đoàn XIV, Trung tướng Harinder Singh báo cáo tình hình.
Thu tuong An Do tham khu vuc bien gioi xung dot voi Trung Quoc
 Thủ tướng Narendra Modi thăm một chốt tiền tiêu trên biên giới giáp Trung Quốc. Ảnh: India Times.
Chuyến thăm được xem như một thông điệp bày tỏ sự ủng hộ và khích lệ tinh thần lớn đối với các lực lượng vũ trang Ấn Độ, diễn ra 2 tuần sau một vụ đụng độ bạo lực ở thung lũng Galwan khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.
Theo các chỉ huy quân sự Ấn Độ, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tiếp tục đánh dấu lãnh thổ tại tất cả các điểm đối đầu bằng việc triển khai lực lượng, trong khi bề ngoài tỏ ra đang cắt giảm lực lượng ở hậu tuyến với việc rút một vài phương tiện và một số binh lính. PLA triển khai lượng lớn binh sĩ tại thung lũng sông Galwan và củng cố vị trí tại hồ Pangong bằng việc nâng cấp hàng loạt cơ sở hạ tầng.
Thu tuong An Do tham khu vuc bien gioi xung dot voi Trung Quoc-Hinh-2
 Ấn Độ và Trung Quốc đã đồng ý rút quân khỏi khu vực biên giới tranh chấp trong nỗ lực hạn chế các cuộc đụng độ bạo lực. Ảnh: Insider Paper.
Chuyến thăm diễn ra sau khi có tin Trung Quốc và Ấn Độ đã đồng ý rút quân khỏi biên giới “theo đợt” nhằm xoa dịu căng thẳng sau những thỏa thuận tại cuộc đàm phán mới nhất.
Theo Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc), các nhà quan sát ngoại giao cho biết thỏa thuận này sẽ ngăn chặn các cuộc đụng độ bất ngờ. Tuy nhiên, việc rút quân không có nghĩa là hai nước sẽ ngừng triển khai quân dọc biên giới dãy Himalaya và tình trạng đối đầu sẽ còn kéo dài.
Hôm 25/6, tờ Global Times đã đưa tin cả bên bên đã đồng ý thực hiện biện pháp nhằm giảm căng thẳng ở các khu vực biên giới. Theo đó, các binh sĩ sẽ được rút “theo đợt”. Các nhà quan sát cho rằng điều này có nghĩa là các binh sĩ khác nhau sẽ rút quân từ các khu vực khác nhau.
Thiếu tướng Liu Lin, Chỉ huy khu vực quân sự phía Nam Tân Cương của Trung Quốc, và Trung tướng Harinder Singh, chỉ huy quân đoàn 14 của Ấn Độ, đã gặp nhau tại Chushul, Ladakh hôm 30/6, lần thứ 3 trong một tháng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết hai bên đã đạt được “những tiến triển tích cực” và sẽ tiếp tục đàm phán với nhau.
Lực lượng hai bên lần đầu đụng độ vào đầu tháng 5 dọc theo Đường Kiểm soát thực (LAC) giữa Ladahk do Ấn Độ kiểm soát và Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát. Căng thẳng gia tăng trong hai tháng tiếp theo dẫn đến các cuộc xung đột khác tại nhiều địa điểm dọc đường biên giới kéo dài 3.400 km.
Hai vị tướng chỉ huy đã đồng ý hai bên sẽ rút khỏi những điểm gây tranh cãi dọc biên giới tranh chấp tại cuộc gần đây nhất của họ vào ngày 22/6, một tuần sau khi xảy ra cuộc giao tranh đẫm máu nhất trong nhiều thập kỷ. Cuộc đụng độ đã khiến 20 binh sĩ Ấn Độ và một số binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng tại thung lũng Galwan hôm 15/6.
Vụ đụng độ nói trên là cuộc đối đầu biên giới lớn đầu tiên giữa hai nước kể từ sự kiện Doklam năm 2017, kéo dài hơn 70 ngày. Đây cũng là lần đầu tiên hai bên đối đầu tại thung lũng này kể từ cuộc chiến tranh Trung - Ấn năm 1962.

Động cơ phía sau vụ đụng độ đẫm máu ở biên giới Trung - Ấn

Ấn - Trung thường va chạm ở biên giới nhưng chưa từng nổ súng trong hơn 40 năm qua. Cuộc đụng độ mới nhất, khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, đã khiến nhiều người bất ngờ.
 
 

"Chuyện có vẻ rất xấu, rất tệ", nhà phân tích an ninh Vipin Narang nói với BBC về cuộc đụng độ chết người giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ở Ladakh vào tối 15/6.

Cuộc va chạm nghiêm trọng nhất trong gần nửa thế kỷ đã khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Ấn Độ nói cả hai bên đều chịu thương vong tuy nhiên Trung Quốc chưa xác định thiệt hại bên phía họ.

"Một khi xảy ra thương vong, việc giữ mọi thứ yên ắng trở nên khó khăn với cả hai bên. Giờ đây, áp lực từ công chúng cũng là biến số", tiến sĩ Narang, giảng dạy về an ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts, nói.

"Quy mô, phạm vi và sự gia tăng áp lực ở biên giới dường như chưa từng có", ông nhận định.

Dong co phia sau vu dung do dam mau o bien gioi Trung - An
Ấn Độ và Trung Quốc đã nhiều năm đối đầu ở biên giới. Ảnh: Reuters.Leo thang bất thường 

COVID-19 "tàn phá" cuộc sống của người dân Ấn Độ ra sao?

(Kiến Thức) - Với hơn 600.000 ca mắc COVID-19, Ấn Độ hiện là vùng dịch lớn thứ tư thế giới, sau Mỹ, Brazil và Nga.

COVID-19
Theo Reuters, nhiều thành phố ở Ấn Độ tiếp tục áp đặt các biện pháp phong tỏa khi số ca mắc COVID-19 tăng đột biến những ngày qua. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Toàn cảnh lũ lụt khủng khiếp hoành hành ở Trung Quốc

(Kiến Thức) - Mưa lớn kéo dài đã khiến nhiều khu vực ở Trung Quốc ngập lụt, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dân nước này.

Toan canh lu lut khung khiep hoanh hanh o Trung Quoc
 Ngày 2/7, Cơ quan Khí tượng Trung Quốc đã phát cảnh báo mưa lớn khắp Trung Quốc ngày thứ 31 liên tiếp. Những trận mưa lớn kéo dài đã gây ra lũ lụt tại nhiều khu vực, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dân nước này. Ảnh: News.cn. 

Toan canh lu lut khung khiep hoanh hanh o Trung Quoc-Hinh-2
Theo Cơ quan Khí tượng Trung Quốc, dự báo mưa lớn sẽ tiếp diễn trong ít nhất 10 ngày nữa. Ảnh: News.cn.  

Toan canh lu lut khung khiep hoanh hanh o Trung Quoc-Hinh-3
 Trong hai ngày 1 và 2/7, các địa phương ở Trung Quốc như Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây… hứng chịu đợt mưa lớn, đặc biệt tại Trùng Khánh. Ảnh: Chinanews.com. 

Toan canh lu lut khung khiep hoanh hanh o Trung Quoc-Hinh-4
 Được biết, đợt mưa lũ từ đầu tháng 6 đến nay đã gây ảnh hưởng đến đời sống của hơn 12 triệu người Trung Quốc tại 26 tỉnh, thành. Hàng chục người tại nước này thiệt mạng và mất tích do mưa lũ. Ảnh: News.cn. 

Toan canh lu lut khung khiep hoanh hanh o Trung Quoc-Hinh-5
 Ước tính, 8.000 ngôi nhà đã bị phá hủy và 97.000 ngôi nhà bị hư hại, thiệt hại lên tới 25,7 tỷ nhân dân tệ (tương đương 3,6 tỷ USD). Ảnh: Nước lũ "bao vây" một khu dân cư ở quận Kỳ Giang, thành phố Trùng Khánh, hôm 1/7. Ảnh: News.cn. 

Toan canh lu lut khung khiep hoanh hanh o Trung Quoc-Hinh-6
 Tại cuộc họp ngày 30/6, ông Vương Chương Lập, Phó Vụ trưởng Vụ phòng chống thiên tai hạn hán của Bộ Thủy lợi Trung Quốc, cho biết khoảng thời gian tháng 7 và tháng 8 sẽ là giai đoạn quan trọng trong công tác phòng chống lũ lụt ở Trung Quốc khi lũ lụt xuất hiện thường xuyên và liên tục. Ảnh: News.cn. 

Toan canh lu lut khung khiep hoanh hanh o Trung Quoc-Hinh-7
 Theo Sở quản lý khẩn cấp của thành phố Chiêu Thông thuộc tỉnh Vân Nam, cuộc sống của hơn 90.000 người trong thành phố này đã bị ảnh hưởng do mưa và lũ lụt. Ảnh: ET. 

Toan canh lu lut khung khiep hoanh hanh o Trung Quoc-Hinh-8
 Trong bối cảnh mưa lớn ở trung và thượng lưu sông Trường Giang khiến lượng nước chảy vào hồ chứa đập Tam Hiệp tiếp tục gia tăng, Trung Quốc đã xả lũ con đập này. Ảnh: The Guardian. 

Toan canh lu lut khung khiep hoanh hanh o Trung Quoc-Hinh-9
 Các công nhân dọn dẹp cây cầu ở Kiềm Giang, Trùng Khánh, sau trận mưa lũ, hôm 2/7. Ảnh: News.cn.

Toan canh lu lut khung khiep hoanh hanh o Trung Quoc-Hinh-10
 Người dân địa phương cùng lực lượng chức năng dọn sạch con đường ở Trùng Khánh. Ảnh: News.cn.

Toan canh lu lut khung khiep hoanh hanh o Trung Quoc-Hinh-11
Con đường ở quận Kỳ Giang, thành phố Trùng Khánh, ngập trong bùn lầy hôm 1/7. Ảnh: News.cn.

Toan canh lu lut khung khiep hoanh hanh o Trung Quoc-Hinh-12
Cuộc sống của người dân ở Cù Châu, tỉnh Chiết Giang, cũng bị ảnh hưởng do mưa lũ. Ảnh: Reuters.