Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Thế giới

Thu phí rác thải theo kilogram: Xem nước bạn tính phí như nào?

17/06/2020 06:25

(Kiến Thức) - Nhiều nước trên thế giới từ lâu đã áp dụng phương án thu phí rác thải theo khối lượng.

Thiên An (T.H)

Rùng mình bãi rác thải hạt nhân độc hại nhất nước Mỹ

Rùng mình cá sấu khổng lồ ăn thịt người phụ nữ đi câu

Thuê căn nhà cổ phát hiện cánh cửa kỳ lạ, choáng khi mở ra

Loạt hình ấn tượng về Tổng thống Trump vừa bước sang tuổi 74

Đột nhập khu chợ nổi tiếng Bắc Kinh vừa bị đóng cửa vì COVID-19

Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất thu phí rác thải theo khối lượng thay vì phương án thu theo bình quân đầu người hay hộ gia đình như trước. Ảnh: Vietnamnet.vn.
Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất thu phí rác thải theo khối lượng thay vì phương án thu theo bình quân đầu người hay hộ gia đình như trước. Ảnh: Vietnamnet.vn.
Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, nguyên tắc của việc thu phí tiền rác là "không đổ đồng, không đánh đều bình quân". Tuy nhiên, ý tưởng về chuyện thu tiền rác theo kilogam sau khi được đưa ra đã khiến dư luận xôn xao. Ảnh: VOV.
Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, nguyên tắc của việc thu phí tiền rác là "không đổ đồng, không đánh đều bình quân". Tuy nhiên, ý tưởng về chuyện thu tiền rác theo kilogam sau khi được đưa ra đã khiến dư luận xôn xao. Ảnh: VOV.
Trên thực tế, cách thu phí đổ rác theo khối lượng hoặc thể tích rác thải không phải là phương án mới mà nó đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng từ lâu. Ảnh minh họa.
Trên thực tế, cách thu phí đổ rác theo khối lượng hoặc thể tích rác thải không phải là phương án mới mà nó đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng từ lâu. Ảnh minh họa.
Theo một nghiên cứu về xu hướng rác thải toàn cầu do hãng quản lý rủi ro Verisk Maplecroft công bố hồi tháng 7/2019, mỗi năm, thế giới phải "hứng chịu" hơn 2,1 tỷ tấn rác thải rắn đô thị, nhưng chỉ 16% trong số đó được tái chế. Ảnh: NH.
Theo một nghiên cứu về xu hướng rác thải toàn cầu do hãng quản lý rủi ro Verisk Maplecroft công bố hồi tháng 7/2019, mỗi năm, thế giới phải "hứng chịu" hơn 2,1 tỷ tấn rác thải rắn đô thị, nhưng chỉ 16% trong số đó được tái chế. Ảnh: NH.
Trong đó, người dân và doanh nghiệp Mỹ "xả" nhiều nhất lượng rác trên toàn thế giới, tính trên 4 loại chất thải gồm chất thải rắn, nhựa, thực phẩm và chất thải công nghiệp độc hại. Mặc dù chỉ chiếm 4% dân số thế giới, song người Mỹ lại thải tới 12% tổng lượng rác đô thị trên toàn cầu. Ảnh: SA.
Trong đó, người dân và doanh nghiệp Mỹ "xả" nhiều nhất lượng rác trên toàn thế giới, tính trên 4 loại chất thải gồm chất thải rắn, nhựa, thực phẩm và chất thải công nghiệp độc hại. Mặc dù chỉ chiếm 4% dân số thế giới, song người Mỹ lại thải tới 12% tổng lượng rác đô thị trên toàn cầu. Ảnh: SA.
Để hạn chế người dân xả rác, Mỹ đã áp dụng chính sách "Trả tiền cho những gì bạn ném/bỏ đi" - tương tự như một loại thuế chất thải đối với mỗi hộ gia đình. Theo đó, các hộ gia đình xả càng nhiều rác thì càng phải trả nhiều tiền hơn cho việc thu gom và xử lý chất thải. Ảnh: BBC.
Để hạn chế người dân xả rác, Mỹ đã áp dụng chính sách "Trả tiền cho những gì bạn ném/bỏ đi" - tương tự như một loại thuế chất thải đối với mỗi hộ gia đình. Theo đó, các hộ gia đình xả càng nhiều rác thì càng phải trả nhiều tiền hơn cho việc thu gom và xử lý chất thải. Ảnh: BBC.
Tại Hà Lan, Oostzaan là đô thị đầu tiên áp dụng thí điểm mô hình thu phí rác thải theo đơn vị (túi rác/thùng rác). Sau khi Oostzaan thí điểm thành công, tỷ lệ các thành phố Hà Lan sử dụng mô hình tính phí đổ rác theo đơn vị đã tăng từ 15% năm 1998 lên 36% vào năm 2010. Ảnh: FE.
Tại Hà Lan, Oostzaan là đô thị đầu tiên áp dụng thí điểm mô hình thu phí rác thải theo đơn vị (túi rác/thùng rác). Sau khi Oostzaan thí điểm thành công, tỷ lệ các thành phố Hà Lan sử dụng mô hình tính phí đổ rác theo đơn vị đã tăng từ 15% năm 1998 lên 36% vào năm 2010. Ảnh: FE.
Năm 1995, Hàn Quốc trở thành nước đầu tiên áp dụng việc thu phí rác thải theo khối lượng ở phạm vi toàn quốc. Ảnh: BN.
Năm 1995, Hàn Quốc trở thành nước đầu tiên áp dụng việc thu phí rác thải theo khối lượng ở phạm vi toàn quốc. Ảnh: BN.
Phương thức thu phí được thực hiện thông qua việc bán túi thu gom, với giá tùy theo kích cỡ cụ thể của túi. Chính phủ quy định bắt buộc người dân xả thải trong túi này, riêng rác thải có thể tái chế được thì không cần thu gom vào túi. Giá của túi thu gom chiếm 40% tổng chi phí xử lý rác, nhà nước bù 60%. Ảnh: Pinterest.
Phương thức thu phí được thực hiện thông qua việc bán túi thu gom, với giá tùy theo kích cỡ cụ thể của túi. Chính phủ quy định bắt buộc người dân xả thải trong túi này, riêng rác thải có thể tái chế được thì không cần thu gom vào túi. Giá của túi thu gom chiếm 40% tổng chi phí xử lý rác, nhà nước bù 60%. Ảnh: Pinterest.
Ở Nhật Bản, một số địa phương, trong đó có Kyoto, cũng đã thực hiện việc tính phí đổ rác theo kilogram.
Ở Nhật Bản, một số địa phương, trong đó có Kyoto, cũng đã thực hiện việc tính phí đổ rác theo kilogram.
Nhật áp dụng phân loại rác nghiêm ngặt thành các loại như rác tài nguyên tái chế, rác thải lớn, rác không cháy, rác thải sinh hoạt hữu cơ,... Hơn nữa, rác được phân loại ngay từ trong nhà; ngày đổ rác và địa điểm đổ rác được quy định rõ ràng. Ảnh: Nippon.
Nhật áp dụng phân loại rác nghiêm ngặt thành các loại như rác tài nguyên tái chế, rác thải lớn, rác không cháy, rác thải sinh hoạt hữu cơ,... Hơn nữa, rác được phân loại ngay từ trong nhà; ngày đổ rác và địa điểm đổ rác được quy định rõ ràng. Ảnh: Nippon.
Đáng chú ý, nhằm thay đổi thói quen sử dụng túi dùng một lần của người dân và góp phần bảo vệ môi trường, vào đầu tháng 11/2019, Chính phủ Nhật Bản nhất trí thông qua kế hoạch tính phí túi nylon. Ảnh: JT.
Đáng chú ý, nhằm thay đổi thói quen sử dụng túi dùng một lần của người dân và góp phần bảo vệ môi trường, vào đầu tháng 11/2019, Chính phủ Nhật Bản nhất trí thông qua kế hoạch tính phí túi nylon. Ảnh: JT.
Theo đó, các nhà bán lẻ ở Nhật Bản, bao gồm cả siêu thị và cửa hàng tiện lợi, sẽ buộc phải tính tiền túi nylon cho khách hàng nếu họ muốn sử dụng loại túi này. Mức phí túi nylon sẽ do các doanh nghiệp tự quyết định. Ảnh: JG.
Theo đó, các nhà bán lẻ ở Nhật Bản, bao gồm cả siêu thị và cửa hàng tiện lợi, sẽ buộc phải tính tiền túi nylon cho khách hàng nếu họ muốn sử dụng loại túi này. Mức phí túi nylon sẽ do các doanh nghiệp tự quyết định. Ảnh: JG.
Mời độc giả xem thêm video: Loại bỏ công nghệ xử lý rác lạc hậu: Giải pháp nào tối ưu? (Nguồn video: VTC14)

Top tin bài hot nhất

Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

20/04/2025 20:31
Top sự thật kinh ngạc ít người biết về đất nước Uruguay

Top sự thật kinh ngạc ít người biết về đất nước Uruguay

15/05/2025 09:02
Phát hiện thi thể không nguyên vẹn trong khuôn viên trường đại học

Phát hiện thi thể không nguyên vẹn trong khuôn viên trường đại học

08/05/2025 20:30
Kinh ngạc cuộc sống bộ tộc du mục cuối cùng ở Nepal

Kinh ngạc cuộc sống bộ tộc du mục cuối cùng ở Nepal

08/05/2025 07:10
Nữ sinh câm điếc bị nghi là AI vì quá xinh đẹp

Nữ sinh câm điếc bị nghi là AI vì quá xinh đẹp

23/04/2025 20:30

Bạn có thể quan tâm

Kinh ngạc bên trong phòng giam của nhà tù khắp thế giới

Kinh ngạc bên trong phòng giam của nhà tù khắp thế giới

Bức tượng Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump bị lấy trộm

Bức tượng Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump bị lấy trộm

Câu chuyện sinh tồn phi thường của 6 chàng trai ở đảo hoang

Câu chuyện sinh tồn phi thường của 6 chàng trai ở đảo hoang

Ô tô va chạm xe tải, gia đình 5 người thiệt mạng

Ô tô va chạm xe tải, gia đình 5 người thiệt mạng

Israel mở chiến dịch quân sự mới tại Dải Gaza

Israel mở chiến dịch quân sự mới tại Dải Gaza

Lãnh đạo nhiều nước lên tiếng sau cuộc hòa đàm Nga - Ukraine

Lãnh đạo nhiều nước lên tiếng sau cuộc hòa đàm Nga - Ukraine

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status