Thu nhập “khủng” nhờ nuôi loại cá đặc sản ở huyện đảo Kiên Giang

Nuôi các loại cá đặc sản bằng lồng bè trên biển tại ấp Bãi Ngự, xã An Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang), gia đình anh Tạ Thanh Tùng có thu nhập 1-2 tỷ/năm và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.

Đến thăm mô hình nuôi cá lồng bè trên biển của anh Tạ Thanh Tùng ngụ tại ấp Bãi Ngự, xã An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang mới cảm nhận được sự năng động, dám nghĩ, dám làm trong góp phần phát triển kinh tế cho xã hội và cho thu nhập cao. 

Anh Tạ Thanh Tùng cho biết: Trước đây, gia đình làm nghề thu mua hải sản trên biển.

Đến đầu năm 2017 anh bắt đầu đóng được 4 bè 16 lồng nuôi thả được 20.000 con giống cá mú trân châu với chi phí khoảng 300 triệu đồng.

Sau một năm nuôi loại cá thịt nạc, cá đặc sản này, trừ chi phí, anh Tạ Thanh Tùng còn lợi nhuận 300 triệu đồng.

Từ hiệu quả của việc nuôi cá mú trân châu, anh Tạ Thanh Tùng còn nuôi thêm các loại cá khác như cá bóp, cá mú sao.

Đến nay, anh Tùng có được tất cả 6 bè với 20 lồng nuôi cá đặc sản. Năm 2023 anh thả thêm 20.000 con cá mú trân châu, 700 con cá bớp và 5.000 con cá mú sao giống.

Thu nhap “khung” nho nuoi loai ca dac san o huyen dao Kien Giang

Anh Tạ Thanh Tùng, chủ trại nuôi cá đặc sản như cá mú, trân trâu, cá bớp, cá mú sao giống đều là các loại cá đặc sản, hình thức nuôi cá lồng bè trên biển tại ấp Bãi Ngự, xã An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.

Hằng năm trừ chi phí, gia đình anh Tạ Thanh Tùng có thu nhập 1-2 tỷ đồng từ mô hình nuôi cá đặc sản trên biển. 

Theo kinh nghiệm nuôi cá đặc sản của anh Tùng, trong quá trình nuôi cần chú trọng áp dụng kỹ thuật vào chăm sóc cá, chọn giống, vệ sinh lồng lưới, chọn giống cá tốt, khỏe, nguồn gốc rõ ràng.

Người nuôi cá cần hạn chế nước thải sinh hoạt vào lồng cá nuôi; vị trí đặt bè, độ sâu lồng nuôi, thức ăn cá tạp phải tươi và rữa sạch trước khi cho cá ăn.

Nông dân cần cho cá ăn đúng thời gian quy định. Thường xuyên theo dõi quá trình sinh trưởng của cá, phát hiện sớm những bệnh thường gặp để có biện pháp phòng trị.

Không chỉ chăm lo làm giàu cho gia đình, anh Tùng còn tạo công việc làm cho 6 công nhân thu nhập gần 70 – 80 triệu đồng/năm để phát triển kinh tế gia đình.

Đồng thời, anh Tùng trao đổi kinh nghiệm và hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá cho các hộ dân trong xã. Hằng năm, gia đình anh được công nhận là hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh rất đáng để bà con học tập và làm theo.

Nuôi cá bé, chăm kiểu gì ông nông dân Thái Bình thu tiền tỷ?

Ông Suy, nông dân nuôi cá rô đồng xã An Tràng, huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình) tâm sự: Nuôi cá rô đồng không khó, chú ý đến nguồn nước, vệ sinh nguồn nước sạch sẽ.

Thay vì duy trì những mô hình chăn nuôi truyền thống, hiệu quả kinh tế thấp, với tư duy nhạy bén trong phát triển kinh tế, hiện nay rất nhiều gia đình trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình) đã mạnh dạn chuyển đổi trong chăn nuôi, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

Mạnh tay nhập gà thải, thịt đông lạnh dù trong nước lượng cung dồi dào

Lợn, bò, gà và sản phẩm chế biến cũng như đầu, cổ cánh, nội tạng được nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam khiến doanh nghiệp chăn nuôi trong nước chịu nhiều áp lực, còn nông dân thì "chết dần" vì cạnh tranh không công bằng.

Vấn đề này vừa được 4 hiệp hội, gồm Hội Chăn nuôi, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn và Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm nêu trong văn bản gửi Thủ tướng. Theo các hiệp hội này, doanh nghiệp, người chăn nuôi trong nước đang gặp nhiều khó khăn trước tình trạng sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu gia tăng.

Mô hình nuôi cá tầm kết hợp du lịch cộng đồng ở Yên Lập

Gắn bó với nghề nuôi cá từ nhỏ, Bùi Thị Thanh Hoa đã phát triển trang trại thủy sản quy mô lớn tại các huyện Cẩm Khê, Tân Sơn, Yên Lập.

Hiện nay chị Hoa đầu tư thành công mô hình nuôi cá tầm. Với quy mô hàng chục tỉ đồng, hiện nay sản phẩm cá tầm chất lượng cung cấp cho nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh. Chị Hoa chia sẻ: Tôi sinh ra trong gia đình làm nông nghiệp từ nhỏ. Sống trong môi trường làm nông nghiệp kết hợp chăn nuôi thủy sản gia đình là nơi nuôi dưỡng và là động lực để tôi khởi nghiệp. Từ kinh nghiệm nuôi cá của gia đình và tham khảo các mô hình nuôi cá ở các tỉnh bạn, sự hỗ trợ của ngân hàng và các sở ban ngành về chuyên môn bước đầu tôi đã xây dựng thành công mô hình này. Hiện tại, tại xã Minh Tân, Cẩm Khê em làm 100 bể cá tầm giống với tổng khoảng 10 vạn con, phục vụ các trại nuôi cá thương phẩm do em gây dựng ở xã Trung Sơn, huyện Yên Lập và xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn.
Mo hinh nuoi ca tam ket hop du lich cong dong o Yen Lap
Mô hình nuôi cá tầm giống của Bùi Thị Thanh Hoa tại xã Minh Tân, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ.