Thông tin sốc về bệnh ung thư dạ dày ở trẻ nhỏ

96,2% trẻ dưới 8 tuổi cũng bị nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) khi có bố mẹ, người thân trong gia đình nhiễm loại vi khuẩn có thể gây ung thư dạ dày này.

PGS.TS Nguyễn Duy Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa, gan mật cho biết, đơn vị này vừa thực hiện một nghiên cứu khảo sát tình trạng nhiễm HP trên 258 gia đình với 696 cá thể đến khám vì triệu chứng của đường tiêu hóa trên.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm HP ở trẻ dưới 8 tuổi là 96,2%. Điều này hoàn toàn ngược lại so với các nước phát triển, trẻ em là đối tượng nhiễm HP rất thấp - người lớn chiếm khoảng 80% và trẻ em chỉ khoảng 20%.
Nguyên nhân của tình trạng trên bắt nguồn từ nhiều thói quen xấu của người Việt như mớm cơm cho con, ăn chung đũa, chung thìa, dung chung bàn chải đánh răng, ăn thực phẩm nhiễm khuẩn chưa được nấu chín hay trẻ có thể lây nhiễm từ lớp học bán trú...
Thong tin soc ve benh ung thu da day o tre nho
Nhai mớm cơm cho trẻ là một trong những con đường lây nhiễm vi khuẩn có hại. Ảnh minh họa 
PGS.TS Nguyễn Duy Thắng nêu dẫn chứng: “Chúng tôi đã gặp trường hợp bệnh nhi nhỏ nhất là 2 tuổi mắc HP do mẹ mớm cơm cho con. Bệnh nhi không có triệu chứng lâm sàng và phát hiện bệnh khi test thở. Nhưng trường hợp này chúng tôi chưa tiến hành điều trị. Môi trường trong dạ dày kiềm hóa càng cao thì HP càng sống tốt, nhưng với môi trường axit HP sẽ chết. Do đó, nếu môi trường trong dạ dày bé thay đổi thì HP có thể bị tiêu diệt. Điều này cũng khẳng định, chế độ ăn quan trọng vô cùng với trẻ nhỏ".
Cũng theo Viện trưởng Viện nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa, gan mật, vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày chứ không phải cứ có khuẩn HP là bị ung thư dạ dày. Tuy nhiên, vi khuẩn HP chính là yếu tố gây ra viêm loét dạ dày và bệnh cứ tái đi tái lại. Tổ chức ung thư quốc tế cũng xem như HP là thủ phạm số 1 gây ra ung thư dạ dày và khuyến cáo không có HP sẽ giảm ung thư dạ dày.
Tại Việt Nam dù viêm loét dạ dày không phải chỉ riêng HP gây ra nhưng sự tồn tại của HP trong niêm mạc dạ dày - tá tràng rất cao.
Người có vi khuẩn HP nếu không có triệu chứng thì không nhất thiết phải diệt. Nhưng khi có triệu chứng lâm sàng như ợ hơi, ợ chua, nôn, đau, viêm dạ dày, xung huyết dạ dày… thì sẽ phải điều trị kháng sinh với liều thuốc phù hợp cân nặng, lứa tuổi. Với trẻ còn nhỏ tuổi, các bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị.
PGS Thắng khuyến cáo, vi khuẩn HP sẽ chết trong môi trường axit và sẽ phát triển mạnh trong môi trường kiềm hóa cao. Vì thế những người mắc vi khuẩn này hạn chế ăn đồ chua, đồ ăn cay, rượu, bia, cà phê… Và để tránh tình trạng kháng kháng sinh, mọi người không nên tự ý mua kháng sinh diệt HP.
“HP có nhiều tuýp vi khuẩn, vì thế nếu bạn chữa khỏi một lần, khả năng tái nhiễm vẫn xảy ra khi mắc tuýp khác”, PGS Thắng nói.
*)Title do Kiến Thức biên tập lại

Bí quyết trẻ lâu nhờ thói quen lành mạnh

Ngoại hình và tâm hồn trẻ trung là nhu cầu của cả phụ nữ và nam giới. Nhưng suy nghĩ thôi thì chưa đủ. Có một vài điều bạn cần phải làm ngay nếu muốn duy trì tuổi thanh xuân của mình.
 
 
 

Theo dõi cân nặng

Canada phát triển phương pháp mới điều trị các bệnh tự miễn

Phương pháp mới trong điều trị các bệnh tự miễn, bao gồm cả viêm khớp, do các nhà khoa học Canada đề xuất, tập trung vào kháng thể có tên Ter119... 

Canada phat trien phuong phap moi dieu tri cac benh tu mien
Kháng thể Ter119 làm chậm sự tiến triển của viêm khớp ở bàn chân chuột thí nghiệm (hình bên phải) so với nhóm đối chứng (hình bên trái) - Ảnh: Science Translational Medicine 
Theo Medical Express, Trung tâm nghiên cứu y sinh Keenan (The Keenan Research Centre for Biomedical Science) thuộc Bệnh viện St. Michael (Canada) đã tìm ra một phương pháp mới trong điều trị các bệnh tự miễn, bao gồm cả viêm khớp.

Thông thường, việc điều trị các bệnh như vậy tập trung vào việc ngăn chặn phản ứng miễn dịch gây ra thiệt hại cho các mô của cơ thể. Bây giờ, các nhà khoa học Canada đề nghị tập trung vào kháng thể viêm (inflammatory antibody) Ter119. Được biết, kháng thể là các protein được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch để giúp ngăn chặn những kẻ xâm nhập, chẳng hạn như vi rút hoặc vi khuẩn, gây hại cho cơ thể. Ter119 là một kháng thể đặc biệt tác động tới các tế bào hồng cầu. Các nhà khoa học muốn làm sáng tỏ liệu việc sử dụng kháng thể Ter119 có thể giúp điều trị viêm do các bệnh tự miễn gây ra hay không.

Do đó, tác động đến Ter119 tương tự như liệu pháp đã dùng đối với những bệnh nhân mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (Immune thrombocytopenic purpura - ITP) hay chứng rối loạn đông máu gây ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tiểu cầu khỏe mạnh làm giảm lượng tiểu cầu trong máu gây hội chứng chảy máu thường gặp nhất ở da và niêm mạc. Đây là một rối loạn chảy máu, trong đó hệ thống miễn dịch phá hủy tiểu cầu. Thông thường, căn bệnh được điều trị bằng phương pháp điều trị được gọi là Rh (D) Immunoglobulin hoặc Anti-D.

Công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Science Translational Medicine, các nhà khoa học cho biết thử nghiệm với kháng thểTer119 không chỉ tạo ra hiệu quả điều trị trên mô hình ban xuất huyết (purpura), mà còn trên mô hình viêm khớp và các biến chứng do truyền máu. Vì vậy, các nhà khoa học tin chắc rằngTer119 có thể trở thành nền tảng của một loại thuốc mới. Hơn nữa, loại thuốc mới này sẽ công hiệu trong những trường hợp bệnh nặng nhất.

Theo thống kê, có 2 triệu người Canada sống với các bệnh tự miễn, đó là các tình trạng như viêm khớp hoặc lupus khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công mô của chính nó. Những rối loạn này là bệnh mạn tính phổ biến nhất và khiến cơ thể suy nhược. Phương pháp điều trị các bệnh tự miễn đã từng tập trung vào việc làm giảm hiệu quả của hệ thống miễn dịch thông qua ức chế miễn dịch.

Tiến sĩ Alan Lazarus giải thích rằng ức chế miễn dịch từ lâu đã là nền tảng điều trị bệnh tự miễn dịch và công trình nghiên cứu trên đã giúp làm sáng tỏ những căn bệnh khó điều trị.