Thông tin sáp nhập tỉnh lan truyền trên mạng xã hội là không đúng

Chiều 27/ 11, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh khẳng định các thông tin lan truyền trên mạng xã hội về sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành ở Việt Nam là không đúng.

Theo ông Vũ Đăng Minh, hiện Bộ Nội vụ và các cơ quan chức năng đang triển khai việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả đúng như chỉ đạo của Bộ Chính trị và Tổng Bí thư.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa qua đã xác định “đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cần thống nhất rất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng và toàn hệ thống chính trị”.
Thong tin sap nhap tinh lan truyen tren mang xa hoi la khong dung
Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh 
Người phát ngôn Bộ Nội vụ nhấn mạnh toàn bộ thông tin về phương án sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị hiện nay đang trong quá trình nghiên cứu, chuẩn bị và đang được thực hiện theo chế độ mật. Vì vậy, nếu ai đưa lên mạng là sai quy định về bảo vệ bí mật nhà nước. Ai vi phạm sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật.
“Chúng tôi đã trao đổi với phía Bộ Công an và đề nghị cơ quan an ninh mạng xem xét, xử lý việc đưa các thông tin không đúng, gây ảnh hưởng đến tâm lý xã hội”, ông Minh nói.
Báo cáo tổng kết thi hành luật Tổ chức chính quyền địa phương của Bộ Nội vụ gửi tới Bộ Tư pháp mới đây cho thấy, tính đến ngày 30/6, cả nước có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong đó có 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương; 705 đơn vị hành chính cấp huyện; 10.595 đơn vị hành chính cấp xã.
Bộ Nội vụ đề xuất rà soát, bổ sung các quy định của luật để đẩy mạnh việc tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã từ nay đến năm 2030 và nghiên cứu để thí điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
>>> Mời độc giả xem thêm video Nhiều người bị công an triệu tập vì tung tin giả về bão lũ:
 

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Chuyển đổi số là động lực chính của sự phát triển

Theo Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, chuyển đổi số là động lực chính của sự phát triển, giải quyết nhiều vấn đề đang đặt ra với thực tiễn phát triển của đất nước, hướng tới hoàn thành hai mục tiêu 100 năm.

Sáng 27/11, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề Quý IV/2024. Hội nghị được kết nối trực tuyến với hơn 400 điểm cầu đến các đơn vị trực thuộc Đảng bộ Khối, với sự tham dự của hơn 20 nghìn cán bộ, đảng viên.

Điện lực Hoà Bình nói gì về việc chưa cắt điện xưởng dăm gỗ trái phép?

Giám đốc Công ty Điện lực Hòa Bình cho biết, chỉ khi nào khách hàng bị thu hồi giấy phép kinh doanh thì Điện lực mới được chấm dứt hợp đồng mua bán điện với khách hàng.

Sau khi Báo Tri thức và Cuộc sống phản ánh tình trạng hàng loạt cơ sở chế biến lâm sản, dăm gỗ trái phép tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình vẫn ngang nhiên hoạt động dù đã có lệnh dừng, tháo dỡ công trình vi phạm, ngày 27/11, lãnh đạo Công ty Điện lực tỉnh Hoà Bình đã chính thức thông tin về việc bán điện cho những cơ sở vi phạm này.
Ông Nguyễn Phúc Thịnh, Giám đốc Công ty Điện lực Hòa Bình cho biết, sau khi Báo Tri thức và Cuộc sống phán ánh về tình trạng trên, Phòng Kinh doanh - Công ty Điện lực Hoà Bình đã trực tiếp kiểm tra hiện trường và có báo cáo. Cụ thể: Trong 8 khách hàng (cơ sở chế biến dăm gỗ) có 3 khách hàng có chứng nhận mục đích sử dụng đất là đất ở lâu dài, còn 5 khách hàng có mục đích sử dụng đất là đất nông nghiệp và đất rừng.

Hà Nội: Gần 2.300 học sinh vi phạm giao thông trong tháng 11

Qua công tác tuần tra kiểm soát, Công an Hà Nội đã xử lý 2.291 học sinh vi phạm giao thông trong gần 1 tháng (từ ngày 1/11 đến ngày 24/11).

Từ đầu năm học mới đến nay, CSGT Công an TP Hà Nội đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của học sinh đã được nâng lên, vi phạm cũng giảm rõ rệt. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh còn chủ quan, chưa chấp hành nghiêm quy định.

Theo Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, từ ngày 1/11 đến ngày 24/11, lực lượng CSGT toàn thành phố đã xử lý 2.291 trường hợp vi phạm giao thông liên quan đến học sinh. Trong số này có 517 trường hợp lái xe khi không đủ điều kiện, xử phạt 275 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện.

Ha Noi: Gan 2.300 hoc sinh vi pham giao thong trong thang 11
 Một trong những trường hợp học sinh vi phạm giao thông được tổ công tác phát hiện, xử lý. Ảnh CAND

Các lỗi vi phạm giao thông chủ yếu của học sinh là: không đội mũ bảo hiểm (hơn 1.900 trường hợp), chở quá số người (17 trường hợp), không chấp hành đèn tín hiệu (11 trường hợp)…

Đáng chú ý, trong một tháng qua lực lượng CSGT, cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động xử lý 242 chủ xe và người liên quan vì có hành vi giao xe hoặc để người không đủ điều kiện điều khiển.

Lực lượng chức năng đang tiếp tục xác minh xử lý các trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện.

Theo Trung tá Nguyễn Văn Hải, sau đợt cao điểm vừa qua, lực lượng chức năng làm mạnh làm rát đã mang lại hiệu quả với việc học sinh vi phạm có xu hướng giảm. Phụ huynh học sinh cũng ý thức được việc để con em vi phạm sẽ tạo thành thói quen xấu cho các em và cũng gây ảnh hưởng đến chính mình nên từ đó quản lý chặt và nghiêm hơn trong việc giao xe cho con cái đi lại. Mặc dù đợt cao điểm đã hết, nhưng thời gian tới, các tổ công tác đặc biệt cũng như lực lượng Công an TP Hà Nội vẫn sẽ thực hiện nghiêm công tác tuần tra, xử lý vi phạm giao thông đối với học sinh.

Nhằm bảo đảm an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh, thời gian tới Phòng CSGT Hà Nội sẽ tiếp tục bố trí lực lượng tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, và xử lý nghiêm những trường hợp học sinh, sinh viên, phụ huynh điều khiển phương tiện vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông. Từ đó, phòng ngừa tai nạn giao thông, góp phần hình thành ý thức chấp hành pháp luật cho các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Công tác này sẽ được thực hiện thường xuyên, liên tục các ngày trong tuần và xuyên suốt năm học.

>>> Mời độc giả xem thêm video Nắng nóng, chế xe kéo chở trẻ đi học: có vi phạm giao thông?