Thông tin chi tiết vụ Phó giám đốc Eximbank cuỗm 301 tỉ bỏ trốn

Ông Lê Nguyên Hưng, nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) Chi nhánh TP HCM, lợi dụng khách hàng ủy quyền giao dịch tiền gửi đã rút hàng trăm tỉ đồng rồi bỏ trốn sang Mỹ

Một nguồn tin của Báo Người Lao Động cho biết từ năm 2014 đến đầu 2017, ông Lê Nguyên Hưng - Phó Giám đốc Eximbank Chi nhánh TP HCM - lợi dụng sự tin tưởng của khách hàng là bà Chu Thị Bình ủy quyền giao dịch tiền gửi tiết kiệm, cùng nhân viên của Eximbank đến nhà riêng của bà Bình để trình bày những khoản đã tất toán dựa theo kỳ hạn gửi của bà Bình.
Lỗ hổng quản trị tiền gửi
Ông Lê Nguyên Hưng lợi dụng bà Chu Thị Bình ký khống giấy ủy quyền để điền tên 3 người được ủy quyền, gồm: Bà Nguyễn Thị Hồng Lê (người thân của vợ ông Hưng), ông Nguyễn Minh Huân và một người chưa rõ danh tính (người này và ông Huân là đối tượng kinh doanh vàng) để rút tiền từ các sổ tiết kiệm của bà Bình. Mặt khác, ông Hưng còn chỉ đạo cấp dưới xác nhận giao dịch không đúng quy định của Eximbank, chi trả tiền không đúng người gửi. Cách làm này đã giúp ông Hưng chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng của bà Bình.
Vào khoảng tháng 2-2017, ông Hưng bất ngờ xin nghỉ việc tại Eximbank rồi bỏ trốn khỏi Việt Nam. Thời điểm này, bà Bình kiểm tra số dư 3 sổ tiết kiệm, trong đó một sổ 247 tỉ đồng, một sổ 49 tỉ đồng và một sổ 5,4 tỉ đồng thì phát hiện toàn bộ tổng số tiền 301,4 tỉ đồng "không cánh mà bay".
Tại một phòng giao dịch của Eximbank ở TP HCM. (Ảnh chỉ có tính minh họa)Ảnh: TẤN THẠNH
 Tại một phòng giao dịch của Eximbank ở TP HCM. (Ảnh chỉ có tính minh họa)Ảnh: TẤN THẠNH
Lập tức, bà Bình đến làm việc với tổng giám đốc Eximbank và trình báo với Cơ quan Cảnh sát Điều tra phía Nam (C44B) - Bộ Công an. Đầu tháng 2-2018, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Eximbank Chi nhánh TP HCM.
Trao đổi với phóng viên qua điện thoại vào chiều 22-2, bà Chu Thị Bình gần như bật khóc sau hơn 1 năm mệt mỏi yêu cầu Eximbank trả lại tiền. "Ngày 7-2-2017, khi sổ tiết kiệm 49 tỉ đồng đến ngày đáo hạn, tôi liên hệ để rút số tiền này thì Eximbank cho biết toàn bộ tiền gửi của tôi không còn trong hệ thống. Còn trước đó 1 tháng, ông Hưng (lúc đó là phó giám đốc Eximbank Chi nhánh TP HCM) đã bỏ trốn song Eximbank không thông báo cho tôi biết" - bà Bình kể.
Theo bà Bình, ngân hàng Eximbank quản lý không tốt, nhân viên làm sai quy trình, giả mạo chứng từ để rút tiền của người gửi là lỗ hổng quản trị vô cùng lớn. Trong khi đó, khách hàng vẫn còn giữ sổ tiết kiệm nhưng khi đến rút thì ngân hàng (NH) thông báo tiền không còn và chưa thực hiện chi trả là vô lý.
"Eximbank hứa hẹn với tôi chờ kết luận của cơ quan điều tra sẽ trả lại tiền. Tôi đã có thiện chí, tin tưởng chờ đợi hơn 1 năm qua. Đến nay, cơ quan điều tra đã có văn bản thông báo cho tôi rằng Eximbank có trách nhiệm trả lại tiền nhưng NH này chưa thực hiện, chờ phán quyết của tòa án là cố tình kéo dài thời gian vụ việc. Tôi là người gửi tiền vào Eximbank và không gửi tiền cho nhân viên NH này. Vậy tại sao NH không trả lại tiền mà phải chờ đợi phán quyết của tòa án? Eximbank hành xử như thế liệu người gửi tiền còn niềm tin hay không?" - bà Bình bức xúc.
Eximbank cam kết trả nhưng phải chờ phán quyết của tòa
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 22-2, ông Lê Văn Quyết - thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Eximbank - xác nhận bà Chu Thị Bình mất hàng trăm tỉ đồng là có thật; đồng thời cho biết theo kết luận của cơ quan điều tra, ông Hưng đang ở Mỹ và đã bị công an Việt Nam thông báo truy nã quốc tế.
Từ nhiều năm trước, hàng loạt NH đưa ra chương trình chăm sóc cá nhân gửi tiết kiệm với số tiền hàng tỉ đồng (VIP). Theo đó, khách VIP thường không đến NH để giao dịch mà ủy quyền cho các cán bộ là lãnh đạo cấp chi nhánh, trưởng phòng giao dịch... của NH thay thế họ thực hiện toàn bộ giao dịch gửi, rút tiền...
Trong khi đó, hội đồng quản trị (HĐQT), ban tổng giám đốc các NH có phần lơ là trong việc giám sát, phòng chống rủi ro trong giao dịch tiền gửi. Từ đó, một số cán bộ NH lợi dụng kẽ hở này, sự tin cậy của khách hàng để thực hiện hành vi lừa đảo, trong đó điển hình nhất là vụ án Huỳnh Thị Huyền Như của VietinBank lừa hàng ngàn tỉ đồng và mới nhất là ông Lê Nguyên Hưng.
Đề cập đến việc bảo vệ tiền gửi của khách hàng, ông Lê Văn Quyết cho biết Eximbank đã rà soát, kiểm tra toàn bộ các khách hàng VIP, tăng cường giám sát mọi giao dịch, đặc biệt là các khách hàng có liên quan đến ủy quyền giao dịch cho nhân viên NH. HĐQT, ban điều hành Eximbank cũng đã nhìn nhận thiếu sâu sát trong việc quản trị rủi ro về tiền gửi; xử lý trách nhiệm các lãnh đạo, nhân viên liên quan đến vụ mất tiền của bà Bình.
Để giải quyết quyền lợi của bà Chu Thị Bình, trong ngày 22-2, HĐQT Eximbank đã tiến hành họp, thống nhất phương án trả lại tiền cho bà Bình.
Ông Lê Văn Quyết cho biết NH đã khởi kiện ông Lê Nguyên Hưng, đồng thời HĐQT Eximbank cũng ban hành nghị quyết cam kết trả tiền cho bà Bình sau khi có phán quyết của tòa án. "Có thể ngày 23-2, Eximbank sẽ có văn bản chính thức trả lời cho bà Bình và gửi đến các cơ quan chức năng phương án xử lý sự cố khách hàng bị mất tiền" - ông Quyết nói.
"Tại sao Eximbank phải chờ phán quyết của tòa án mới trả lại tiền?" - phóng viên hỏi. Theo ông Quyết, tuy cơ quan điều tra đã có kết luận ông Lê Nguyên Hưng là người lừa đảo nhưng chưa phải phán quyết cuối cùng nên tại thời điểm này, HĐQT Eximbank chưa dám quyết định trả lại tiền cho bà Chu Thị Bình vì nếu trả, HĐQT sẽ rất khó trả lời trước các cổ đông.
"NH không né tránh trách nhiệm của mình. Khi tòa án phán quyết ông Hưng lừa đảo và người bị thiệt hại là Eximbank, lập tức HĐQT sẽ quyết định trả lại tiền cho bà Bình" - ông Quyết nhấn mạnh.
Không nên kéo dài thời gian hoàn trả tiền
Theo chuyên gia tài chính - NH Nguyễn Trí Hiếu, về nguyên tắc, nếu việc mất tiền gửi NH liên quan đến tội phạm thì phải chờ đợi phán quyết của tòa án. Thế nhưng, tại các quốc gia phát triển, NH thường trả lại tiền cho khách hàng trong vòng 24-72 giờ. Bởi lẽ, khi người gửi bị mất tiền, NH phải chịu trách nhiệm. Còn trường hợp nhân viên gian dối, lừa đảo rút tiền của khách hàng thì họ là người đại diện cho NH thực hiện giao dịch. Do đó, NH không thể đổ lỗi cho nhân viên và phải nhanh chóng bồi thường cho người gửi tiền.
"Tại Việt Nam, có tình trạng NH lập lờ trong việc trả lại tiền, thường phải chờ kết luận của các cơ quan chức năng mới thực hiện việc chi trả. Đây là một yếu tố mà pháp luật cần phải điều chỉnh cho hợp lý" - ông Hiếu đề xuất.

Eximbank và Maritime Bank khẳng định không sai trước yêu cầu thanh tra

Sau khi bị Phó thủ tướng yêu cầu NHNN thanh tra hoạt động cấp tín dụng tại 2 chi nhánh ở tỉnh Khánh Hòa, cả Eximbank và Maritime Bank đã lên tiếng.

Liên quan đến đơn tố cáo của bà Trương Thị Đào, Giám đốc Công ty TNHH Quốc Hân, về việc xử lý tài sản đảm bảo các khoản nợ xấu của 4 công ty tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) Chi nhánh Khánh Hòa và Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) Chi nhánh Nha Trang, cả 2 nhà băng đã lên tiếng về sự việc.

Soi “sức khỏe” loạt dự án BĐS lớn tại Hà Nội vừa đổi chủ

(Kiến Thức) - Thị trường Hà Nội vừa ghi nhận nhiều thương vụ chuyển nhượng dự án bất động sản lớn, quy mô tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng như dự án CT2 –Usilk City, gần đây là Kosmo Tây Hồ…

Theo thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội, năm vừa qua thị trường Hà Nội đã ghi nhận nhiều thương vụ chuyển nhượng dự án bất động sản lớn, quy mô tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Trong đó đáng chú ý là dự án CT2 –Usilk City, một phần dự án Dophin Plaza và gần đây là Kosmo Tây Hồ…

1. Kosmo Tây Hồ
Theo Quyết định số 7956/QĐ-UBND ngày 15/11/2017 của UBND thành phố Hà Nội đã cho phép Công ty TNHH MTV Ứng dụng công nghệ mới và du lịch - NEWTATCO chuyển nhượng Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco (tên thương mại là Kosmo Tây Hồ) tại phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội cho Công ty TNHH Bất động sản Tây Hồ View.
Phối cảnh dự án Kosmo Tây Hồ. Ảnh: Internet.
Phối cảnh dự án Kosmo Tây Hồ. Ảnh: Internet. 
Kosmo Tây Hồ có tổng diện tích đất 10.895m2, gồm 3 khối tháp 21-35 tầng với tổng số 648 căn hộ. Tổng mức đầu tư 1.354 tỷ đồng, trong đó vốn tự có 301 tỷ đồng và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác khoảng 1.052 tỷ đồng. Dự án đang được triển khai đầu tư và dự kiến sẽ hoàn thành vào quý 3/2019.
2. Dophin Plaza
Theo Quyết định số 7168/QĐ-UBND của UBND thành phố ban hành ngày 13/10/2017, Công ty CP TID chủ đầu tư dự án Dophin Plaza (số 28 đường Trần Bình, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã chuyển nhượng giai đoạn 2 cho Công ty Cổ phần Dolphin 2 Việt Nam.
Phần chuyển nhượng thuộc giai đoạn 2 của dự án là toà tháp cao 25 tầng và 2 tầng hầm, có tổng mức đầu tư 235 tỷ đồng. Dự án dự kiến hoàn thành vào quý 4/2019.
Dự án Dolphin Plaza. Ảnh: muabannhadat.
 Dự án Dolphin Plaza. Ảnh: muabannhadat.

Trước đó, dự án Dolphin Plaza từng gây xôn xao dư luận vì bị chủ đầu tư đem thế chấp tại Ngân hàng PvcomBank cầm cố - ngân hàng từng hỗ trợ lãi suất cho khách hàng khi mua dự án.

Câu chuyện bắt nguồn từ bà Nguyễn Thị Hương, chủ nhân một căn hộ tại dự án chung cư trên, sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đã làm các thủ tục để thế chấp căn hộ tại Agribank chi nhánh Bắc Hà Nội.

Tuy nhiên, tại đây bà Hương nhận được thông tin “Dolphin Plaza đã bị chủ đầu tư mang thế chấp”. Có sự tham gia của báo chí, buổi tối cùng ngày, trường hợp của bà Hương mới được giải quyết.

Sau đó, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Đình Lâm, Chủ tịch HĐQT Pvcombank đã xác nhận chung cư cao cấp Dolphin Plaza đang được thế chấp tại ngân hàng này.

3. Dự án Tòa nhà hỗn hợp AZ Lâm Viên
Ngày 21/8/2017, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 5771/QĐ-UBND về việc cho phép Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Lâm Viên chuyển nhượng toàn bộ dự án Tòa nhà hỗn hợp AZ Lâm Viên tại số 107 Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội cho Công ty Cổ phần Bất động sản AZ.
Dự án AZ Lâm Viên Complex khi đang thi công dở. Ảnh: Texo.com.
 Dự án AZ Lâm Viên Complex khi đang thi công dở. Ảnh: Texo.com.
Quy mô dự án cao 29 tầng, không kể 02 tầng hầm, theo quyết định cho phép chuyển nhượng, quy mô sử dụng đất là 2.467 m2. Trong đó 1.954m2 nằm ngoài chỉ giới đường đỏ để xây dựng tòa nhà hỗn hợp, sân, đường nội bộ, cây xanh, trạm biến áp, bãi đỗ xe, tầng hầm; 513m2 đất nằm trong chỉ giới đường đỏ để làm vỉa hè, đường giao thông sử dụng chung cho khu vực, sau khi xây dựng xong bàn giao cho cơ quan chuyên ngành quản lý, sử dụng vào mục đích công cộng. Dự án AZ Lâm Viên sau nhiều lần tái khởi động thì lại tiếp tục tạm dừng.
4. Dự án Khu đô thị mới Văn Khê mở rộng
Tháng 3/2017 thành phố Hà Nội cũng đã chính thức cho phép Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long chuyển nhượng một phần dự án Khu đô thị mới Văn Khê mở rộng (Tòa CT2-105 thuộc lô đất CT2) tại phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội cho Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát Thủ đô. Cụ thể, diện tích lô đất chuyển nhượng là 10.675,1m2, diện tích xây dựng công trình là 4.305,69 m2.
Dự án Usilk City sau khi được chuyển nhượng. Ảnh: NDH.
 Dự án Usilk City sau khi được chuyển nhượng. Ảnh: NDH.
Dự án gồm 1 khối nhà 50 tầng và phần diện tích tầng hầm nằm trong phạm vi lô đất chuyển nhượng, tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng. Sở Xây dựng cũng đã chấp thuận điều chỉnh tiến độ của dự án này, theo đó dự kiến quý I/2018 sẽ hoàn thành công tác thi công hoàn thiện công trình và sân vườn, cảnh quan.
Mời quý độc giả xem video "Hàng loạt dự án BĐS dùng chiêu đổi tên để đẩy hàng". Nguồn: VTV1.