Thông qua Luật Dữ liệu, quy định mới về chuyển dữ liệu xuyên biên giới

Với 451/458 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,15% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Luật Dữ liệu.

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, chiều 30/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Dữ liệu. Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 451/458 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,15% tổng số đại biểu Quốc hội.
Trước đó, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Dữ liệu.
Thong qua Luat Du lieu, quy dinh moi ve chuyen du lieu xuyen bien gioi
Quốc hội bấm nút thông qua Luật Dữ liệu. Ảnh: QH. 
Đáng chú ý, Luật có quy định về chuyển dữ liệu xuyên biên giới. Ông Tới cho biết, một số ý kiến đề nghị xác định rõ loại dữ liệu bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển ra nước ngoài, quy trình chuyển dữ liệu ra nước ngoài, cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong việc truyền dữ liệu này.

Đề nghị nghiên cứu để có sự phân loại các loại dữ liệu, có loại trừ đối với dữ liệu của các doanh nghiệp nước ngoài... để bảo đảm tính khả thi của điều luật.

Trên cơ sở ý kiến của ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo nghiên cứu tiếp thu, rà soát và chỉnh lý tên Điều này thành “Chuyển, xử lý dữ liệu xuyên biên giới” để bảo đảm tính bao quát và bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 23 dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý theo hướng: “1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được tự do chuyển dữ liệu từ nước ngoài về Việt Nam, xử lý dữ liệu của nước ngoài tại Việt Nam, được Nhà nước bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật”; đồng thời, giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung Điều này.

Ngoài ra, UBTVQH thấy rằng, đây là nội dung mới, phức tạp, cần tiếp tục đánh giá trong quá trình thi hành Luật. Để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn và bảo đảm linh hoạt trong quá trình quản lý, UBTVQH đề nghị chỉ quy định những nội dung cơ bản mang tính nguyên tắc trong dự thảo Luật và giao Chính phủ quy định chi tiết.

Về công khai dữ liệu, có ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát để đảm bảo tính tương thích với Luật Tiếp cận thông tin về hình thức công khai, thời điểm công khai; đồng thời bảo đảm hạn chế tối đa thiệt hại cho chủ sở hữu liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, thành viên hộ gia đình.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, trên cơ sở nghiên cứu ý kiến của ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý Điều này theo hướng quy định có tính nguyên tắc về công khai dữ liệu, hình thức công khai dữ liệu, trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc công bố dữ liệu được công khai, thời điểm công khai đối với từng loại dữ liệu phù hợp với quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin; đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết về từng nội dung cụ thể.
Về sàn giao dịch dữ liệu (Điều 53 dự thảo Luật Chính phủ trình; nay là Điều 42 dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý), một số ý kiến nhất trí với việc thành lập sàn giao dịch dữ liệu. Tuy nhiên, đề nghị chỉ nên quy định một số nguyên tắc cơ bản cho sàn giao dịch dữ liệu và giao Chính phủ quy định, có lộ trình phù hợp với thực tiễn từng giai đoạn của Việt Nam.
Ông Tới cho biết, tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo rà soát và chỉnh lý Điều 53 dự thảo Luật chính phủ trình (nay là Điều 42 dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý) theo hướng đổi tên Điều thành “Sàn dữ liệu”, chỉ quy định nội dung cơ bản về sàn dữ liệu và giao Chính phủ quy định chi tiết các nội dung theo thẩm quyền. Qua đó, từng bước thiết lập thị trường dữ liệu, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến dữ liệu để thúc đẩy chuyển đổi số trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, chuyển đổi phương thức giao tiếp giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân và các quan hệ xã hội trên môi trường số.

Toàn văn phát biểu của TBT, Chủ tịch nước tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8

Sáng 21/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã long trọng khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. Tại phiên khai mạc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng.

Phát biểu tại Phiên khai mạc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV là kỳ họp có khối lượng công việc lớn nhất kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay và cũng là kỳ họp đầu tiên có trách nhiệm về thể chế hóa nghị quyết của Trung ương lần thứ 10 khóa XIII, khẩn trương đưa chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống và giải quyết nhiều vấn đề quan trọng khác của đất nước. 

Tri thức và Cuộc sống trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Chốt 3 nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định lựa chọn 3 nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 bao gồm: Ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông.

Qua tổng hợp ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định lựa chọn 3 nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 bao gồm: Lĩnh vực ngân hàng; lĩnh vực y tế; lĩnh vực thông tin và truyền thông. Thời gian chất vấn và trả lời chất vấn là 2 ngày (từ ngày 11/11 đến ngày 12/11/2024).
Chot 3 nhom van de chat van tai Ky hop thu 8, Quoc hoi khoa XV
 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định lựa chọn 3 nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 8. Ảnh: QH.

100% đại biểu QH nhất trí thông qua Luật Phòng không nhân dân

Sáng 27/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân với 100% đại biểu nhấn nút tán thành.

Một trong những nội dung nhận được nhiều quan tâm là những quy định đối với tàu bay không người lái.
100% dai bieu QH nhat tri thong qua Luat Phong khong nhan dan
 Quốc hội thông qua Luật Phòng không nhân dân. Ảnh: QH.