Thổ Nhĩ Kỳ thân thiết Nga chỉ để “làm màu” với Mỹ?

Do có những quan điểm khác biệt nhau về nội chiến Syria nên việc Thổ Nhĩ Kỳ thân thiết với Nga chỉ để "làm màu" với Mỹ và phương Tây.

Video Tổng thống Putin trả lời báo chí về vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga:
Hôm 10/8, tờ CS Monitor của Mỹ cho rằng, do có quan điểm khác biệt hẳn về cuộc nội chiến ở Syria nên việc Thổ Nhĩ Kỳ thân thiết Nga gần đây chỉ nhằm “làm màu” với Mỹ và phương Tây rằng, nước này còn có sự lựa chọn khác ngoài họ.
Hôm 10/8, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết, các quan chức nước này đã tới thăm Nga để thảo luận về các giải pháp cho cuộc xung đột ở Syria. Chuyến thăm diễn ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại St.Petersburg. Đây là những chuyến thăm chính thức đầu tiên kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay ném bom của Nga ở gần biên giới Syria hồi cuối năm 2015.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại St.Petersburg hôm 9/8/2016.
 Tổng thống Recep Tayyip Erdogan gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại St.Petersburg hôm 9/8/2016.
Hai nước vốn có quan điểm đối lập về cuộc xung đột ở Syria. Thổ Nhĩ Kỳ cùng với phương Tây kêu gọi Tổng thống Bashar al-Assad phải từ chức và xem đó là điều kiện tiên quyết để đàm phán hòa bình. Trong khi đó, Nga đang hậu thuẫn cho chính phủ của ông Assad chống lại các nhóm khủng bố và các nhóm nổi dậy.
AP dẫn lời Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho hay: “Về vấn đề Syria, chúng tôi có cùng quan điểm về lệnh ngừng bắn, về viện trợ nhân đạo và giải quyết xung đột bằng giải pháp chính trị. Chúng tôi có khác biệt về cách áp dụng lệnh ngừng bắn”.
Ông nói: "Chúng tôi đặc biệt không muốn các cuộc tấn công gây nguy hại đến dân thường. Chúng tôi không cho rằng nên tấn công phe đối lập. Chúng tôi không nghĩ việc vây hãm Aleppo là phù hợp”.
Tuy nhiên, ông Cavusoglu cho biết, phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ tới Nga hôm 10/8, bao gồm các quan chức ngoại giao, quốc phòng và tình báo, sẽ cố gắng tìm được “tiếng nói chung” với các quan chức Nga về Syria.
Gần đây mối quan hệ Nga – Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều khởi sắc khi Ankara đang có một số mâu thuẫn với Mỹ và phương Tây về cuộc đảo chính bất thành nhằm lật đổ ông Erdogan hôm 15/7.
Ankara yêu cầu Mỹ dẫn độ người bị cáo buộc dẫn đầu cuộc đảo chính, giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen về nước. Tuy nhiên, Mỹ từ chối và cho biết chỉ chấp nhận yêu cầu đó khi Ankara cung cấp đủ bằng chứng.
Hôm 9/8, Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ Bekir Bozdağ nhấn mạnh, nếu Mỹ không dẫn độ Gulen, quan hệ giữa hai nước sẽ bị ảnh hưởng. Ông nói: “Nếu không dẫn độ Gulen về Ankara, Mỹ sẽ hy sinh mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ vì lợi ích của một tên khủng bố".
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Mỹ Barack Obama. 
Ông cũng cảnh báo về "tình cảm chống Mỹ nghiêm trọng ở Thổ Nhĩ Kỳ". Ông nói: “Mỹ đang nắm quân bài để chặn tình cảm chống Mỹ bị biến thành lòng thù hận Mỹ”.
Trong khi mâu thuẫn với Mỹ nảy sinh, Thổ Nhĩ Kỳ quay sang thân thiết với Nga. Dù vậy, theo CS Monitor, một số chuyên gia cho rằng, cuộc gặp giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Tổng thống Nga tại St. Petersburg chủ yếu là “một vở kịch”, cho phép cả ông Putin và ông Erdoğan báo cho phương Tây và Mỹ rằng họ có lựa chọn khác, chứ thực chất không có gì nhiều.
Andrei Kolesnikov, một chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu Carnegie ở Moscow nhận định: "Thực vậy, khi nhìn vào những thiệt hại kinh tế giữa Nga – Thổ Nhĩ Kỳ trong những tháng qua, bạn sẽ hiểu được rằng, chỉ riêng những thiệt hại đó cũng đã cần rất nhiều thời gian để phục hồi lại như mức độ trước đó”.
Có lẽ hiểu được điều đó, ông Cavusoglu đã cẩn thận khi nhấn mạnh, mối quan hệ với Nga chỉ nhằm bổ sung cho các mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ chứ không nhằm thay thế phương Tây và Mỹ.
Ông nói: "Chúng tôi không cải thiện quan hệ với Nga để gửi thông điệp tới phương Tây. Chúng tôi làm việc đó vì lợi ích của chúng tôi và vì lợi ích của khu vực".

Nhiều bò, lợn bị quay chín trong vụ cháy nổ ở Sài Gòn

(Kiến Thức) - Cơ quan Công an huyện Hóc Môn, TP HCM đang điều tra làm rõ vụ nổ gây cháy lớn trong đêm ở ngoại ô Sài Gòn làm chết nhiều gia súc của người dân.

Theo đó, giữa khuya 2/11, nhiều người dân ở ấp 1 xã Nhị Bình (huyện Hóc Môn, TP HCM) bỗng nghe tiếng nổ lớn và lửa bùng cháy dữ dội tại trại nuôi bò sữa của anh Võ Hoàng Minh (36 tuổi) trên đường Nhị Bình 5.
Sau tiếng nổ lớn là đám cháy dữ dội tại trại bò sữa.
 Sau tiếng nổ lớn là đám cháy dữ dội tại trại bò sữa.
Hàng chục con bò, lợn của người dân đã bị "quay chín".
Hàng chục con bò, lợn của người dân đã bị "quay chín". 

Nhiều người dân địa phương đã nhanh chóng tiếp cận, cùng gia chủ dùng nước dập lửa nhưng bất thành do đám cháy quá lớn.

Ảnh người dân mạo hiểm tính mạng mưu sinh trong lũ dữ

(Kiến Thức) - Dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo song không ít người dân vẫn bất chấp nguy hiểm tính mạng, liều mình vớt củi, đánh cá, mưu sinh trong dòng lũ dữ.

Trong những ngày này, khi đợt lũ chồng lũ lại kéo về các tỉnh miền Trung, người dân vùng lũ lại tiếp tục oằn mình chống đỡ với "cơn thịnh nộ của thiên nhiên". Để mưu sinh, không ít người mạo hiểm tính mạng để ra giữa dòng nước dữ vớt củi, đánh cá. Ảnh chụp người dân ở Hương Khê (Hà Tĩnh) liều mình để vớt gỗ, củi đăng trên báo Hà Tĩnh khiến nhiều người không khỏi thót tim. Nguồn ảnh: Hà Tĩnh điện tử.
Trong những ngày này, khi đợt lũ chồng lũ lại kéo về các tỉnh miền Trung, người dân vùng lũ lại tiếp tục oằn mình chống đỡ với "cơn thịnh nộ của thiên nhiên". Để mưu sinh, không ít người mạo hiểm tính mạng để ra giữa dòng nước dữ vớt củi, đánh cá. Ảnh chụp người dân ở Hương Khê (Hà Tĩnh) liều mình để vớt gỗ, củi đăng trên báo Hà Tĩnh khiến nhiều người không khỏi thót tim. Nguồn ảnh: Hà Tĩnh điện tử.
Mặc dù đã được chính quyền cảnh báo nguy hiểm song người dân vẫn bơi thuyền ra giữa dòng nước lũ, hay đứng trên cầu tràn, nước chảy xiết để vớt củi. Nguồn ảnh: Hà Tĩnh điện tử.
Mặc dù đã được chính quyền cảnh báo nguy hiểm song người dân vẫn bơi thuyền ra giữa dòng nước lũ, hay đứng trên cầu tràn, nước chảy xiết để vớt củi. Nguồn ảnh: Hà Tĩnh điện tử.