Thổ Nhĩ Kỳ bắt 33 người với cáo buộc do thám cho Israel

Thổ Nhĩ Kỳ thông báo việc bắt giữ 33 người bị tình nghi lên kế hoạch bắt cóc và làm gián điệp cho cơ quan tình báo Mossad của Israel.

Tho Nhi Ky bat 33 nguoi voi cao buoc do tham cho Israel

Một cuộc biểu tình phản đối Israel ở Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: AP)

Ngày 2/1, Bộ trưởng Nội vụ Ali Yerlikaya cho biết, nhóm đối tượng tình nghi bị bắt trong các cuộc đột kích khắp Istanbul và 7 tỉnh khác.

Chưa rõ họ là công dân Israel hay người dân địa phương làm việc cho Mossad.

Văn phòng của ông Yerlikaya công bố đoạn video cho thấy lực lượng an ninh có vũ trang phá cửa và còng tay các nghi phạm trong nhà của họ. Văn phòng công tố Istanbul cho biết 13 nghi phạm vẫn chưa bị bắt.

Chiến dịch vây bắt diễn ra vài tuần sau khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cảnh báo về “những hậu quả nghiêm trọng” nếu Israel cố nhắm vào các nhân vật của Hamas đang sống hoặc làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ.

“Có những hoạt động ngấm ngầm và nỗ lực phá hoại đang được thực hiện nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ và các lợi ích của đất nước. Chúng tôi chắc chắn sẽ phá hủy trò chơi này”, ông Erdogan nhấn mạnh trong bài phát biểu trên truyền hình, sau khi thông tin về chiến dịch đột kích được công bố.

Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel rạn nứt sau khi xung đột bùng nổ ở Dải Gaza gần 3 tháng trước. Ông Erdogan trở thành một trong những người chỉ trích Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gay gắt nhất.

Tuần trước, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ ví ông Netanyahu với Adolf Hitler và kêu gọi các đồng minh phương Tây của Israel ngừng ủng hộ "chủ nghĩa khủng bố" ở Dải Gaza.

Ông Erdogan đã triệu đại sứ của Thổ Nhĩ Kỳ tại Tel Aviv về nước và kêu gọi đưa các chỉ huy và lãnh đạo chính trị của Israel ra xét xử tại Tòa án Hình sự quốc tế ở La Hay.

Đảng Hồi giáo bảo thủ AKP của ông Erdogan cùng hàng chục nghìn người xuống đường biểu tình trong ngày 1/1 để tham gia phong trào phản đối Israel.

Cơ quan tình báo MIT của Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành đột kích định kỳ nhằm vào các đặc vụ Israel bị cáo buộc hoạt động tại các thành phố lớn như Ankara và Istanbul. Hầu hết những người này bị cáo buộc giám sát người Palestine sống ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Istanbul từng là một trong những địa bàn hoạt động của Hamas cho đến khi xung đột bùng nổ ở Dải Gaza. Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu các lãnh đạo Hamas rời đi sau khi lực lượng này triển khai cuộc tấn công vào miền nam Israel ngày 7/10. 

Nga lên tiếng vụ vợ của 'trùm tình báo' Ukraine bị đầu độc

Điện Kremlin cho rằng, tuyên bố từ Kiev về việc vợ của lãnh đạo Cơ quan tình báo quân sự Ukraine (GUR) bị đầu độc là mưu đồ 'đổ lỗi cho Nga'.

"Ukraine đổ lỗi cho Nga về mọi vấn đề của họ. Theo tôi thấy, Nga bị đổ lỗi ngay cả vì sự tồn tại của Ukraine. Do đó, đây chỉ đơn giản là những cáo buộc như thường lệ”, hãng thông tấn Tass dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói hôm 29/11.

Nga len tieng vu vo cua 'trum tinh bao' Ukraine bi dau doc

Ấn định thời điểm bắt đầu ngừng bắn giữa Hamas và Israel

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas sẽ bắt đầu có hiệu lực lúc 7h ngày 24/11 (giờ địa phương), và các con tin dân sự sẽ được thả vào lúc 16h.

Theo người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Qatar - Majed Al-Ansari, 13 phụ nữ và trẻ em sẽ được phong trào Hamas trả tự do trong ngày đầu tiên.

Ông Al-Ansari cho biết danh sách các con tin dự kiến được thả đã được giao cho Cơ quan Tình báo Israel (Mossad) và các cuộc đàm phán giữa tất cả các bên hòa giải vẫn tiếp tục cho đến sáng nay.

Giải mã cơ quan tình báo lớn nhất của Mỹ

Chính phủ Mỹ có một tổ chức mang tên Ủy ban An ninh quốc gia (NSC) với nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý toàn diện công tác tình báo của các bộ ngành.

Chủ tịch Ủy ban này do Tổng thống Mỹ bổ nhiệm với nhiệm vụ “cố vấn và giúp Tổng thống điều phối các vấn đề an ninh quốc gia giữa các cơ quan chính phủ.”