Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Nga: Sai lầm chết người

(Kiến Thức) - Vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Nga là sai lầm chết người và bộc lộ những hành động đáng bị lên án của Ankara trong cuộc chiến chống IS.

Nhiều nhà phân tích coi vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Nga là hành động khiêu khích “trả đũa" của Ankara đối với việc Nga không kích các nhóm khủng bố ở Syria, trong đó có một số nhóm vẫn tiếp tục nhận sự hỗ trợ từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Đáng chú ý là chính người Thổ Nhĩ Kỳ cũng thiên về ý kiến này.
Tho Nhi Ky ban ha chien dau co Nga: Sai lam chet nguoi
Nghị sĩ quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Nazmi Gur, Phó Chủ tịch Đảng Dân chủ Nhân dân ủng hộ người Kurd.
Trong cuộc phỏng vấn với đài Sputnik,  Nghị sĩ quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Nazmi Gur, Phó Chủ tịch Đảng Dân chủ Nhân dân ủng hộ người Kurd, nói:
"Để hiểu được nguyên nhân của sự cố (vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Nga), trước hết cần nhìn lại chính sách Syria của Thổ Nhĩ Kỳ; nhìn vào vai trò của Ankara trong cuộc khủng hoảng Syria, những hành động đối với Syria suốt 5 năm qua. Thứ hai, chú ý đến thực tế người Turkmen ở Syria (một dân tộc nói tiếng Turk sinh sống trên biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ) ban đầu không hề có tổ chức và vũ trang tốt, không nỗ lực giao chiến với ông Assad. Rõ ràng họ đã được ai đó huấn luyện đào tạo, trang bị vũ khí, củng cố và hỗ trợ. Người bí mật nâng đỡ họ không ai khác chính là Thổ Nhĩ Kỳ. Thứ ba, ở khu vực này không chỉ có người Turkmen. Hiện trên địa bàn còn có nhiều nhóm cực đoan. Đó là điều mà tất cả đều biết. Cũng như biết việc họ được Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tay hỗ trợ. Không quân Nga bắt đầu tiêu diệt những kẻ khủng bố, trong đó có các nhóm tham gia buôn lậu dầu mỏ Syria. Có thể hiểu một số thế lực có ảnh hưởng ở Thổ Nhĩ Kỳ đang thu về những khoản tiền lớn từ cuộc chiến ở Syria. Chỉ khi nào tính đến tất cả các yếu tố này, thì mới hiểu được những hành động của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ”.
Tho Nhi Ky ban ha chien dau co Nga: Sai lam chet nguoi-Hinh-2
 Tướng Ismail Hakki Pekin, cựu lãnh đạo Cục Tình báo Bộ Tổng tham mưu Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Ismail Hakki Pekin, cựu lãnh đạo Cục Tình báo Bộ Tổng tham mưu Thổ Nhĩ Kỳ đã nhấn mạnh điều này trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik:
"Người Turkmen chiếm chưa đến 2% số dân ở đó (khu vực biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ). Hiện phần lớn số người tập trung trong khu vực là những kẻ khủng bố, những người Uighur và Chechnya. Thực là một sai lầm quá lớn khi bắn hạ máy bay đang thực hiện hoạt động tấn công các phần tử khủng bố. Máy bay ném bom Nga không gây bất kỳ đe dọa an ninh nào đối với Thổ Nhĩ Kỳ, không thể hiện những hành vi thù địch".
Ông Ismail Hakki Pekin cũng nhận xét rằng, phản ứng của Nga về vụ việc này sẽ có thể sẽ rất cứng rắn và nặng nề đối với Ankara:
 "Nga… nắm thông tin liên quan đến những đối tượng ở Thổ Nhĩ Kỳ đang kinh doanh dầu mỏ IS, các địa chỉ giao hàng... Ông Putin có thể sẽ nói với Thổ Nhĩ Kỳ: Nếu các vị cho phép mình làm như vậy, đề nghị các vị cho biết dầu do phiến quân IS khai thác được vận chuyển qua lãnh thổ các vị như thế nào, tiền bán dầu đang chảy vào túi ai?  Các vị trí giao hàng được biết rõ. Tại Thổ Nhĩ Kỳ có một tổ chức mang tên Hội đồng Điều tra tài chính (MASAK). Tổ chức này nắm khối lượng lớn dữ liệu về các điểm tiếp nhận dầu, địa chỉ nhận tiền, người nhận và thủ đoạn rửa tiền. Tất cả điều biết, nhưng họ nhắm mắt làm ngơ và nói: Chúng tôi cần tiền. Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ được mời ra trước tòa án Hague, Tòa án Hình sự Quốc tế. Nếu điều đó xảy ra thì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lâm vào tình cảnh vô cùng tồi tệ”.

Bắn hạ Su-24, “vùng cấm bay” ở Syria trở thành ảo tưởng

(Kiến Thức) - Việc bắn hạ Su-24 của Nga có khả năng chấm dứt mọi ảo tưởng về việc thiết lập "vùng cấm bay" dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 của Nga đã khiến cho điện Kremlin phẫn nộ.  Trong một cuộc phỏng vấn với  Sputnik News, Daniel McAdams, giám đốc điều hành của “Viện Paul Ron vì Hòa bình và Thịnh vượng”, nói về những hậu quả có thể đối với thế giới.
Ban ha Su-24, “vung cam bay” o Syria tro thanh ao tuong
Nhà phân tích Daniel McAdams: Bắn hạ Su-24, “vùng cấm bay” ở Syria trở thành ảo tưởng.
Ông  McAdams nói rằng vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga ở Syria là “rất nghiêm trọng".  Việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga khi nó đang tấn công nhóm khủng bố  Nhà nước Hồi giáo đã bộc lộ vai trò  đỡ đầu các  nhóm cực đoan của Ankara. Ông nói tiếp: "... Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một mảnh đất siêu màu mỡ cho ISIS và đám chiến binh thánh chiến khác qua lại trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.  Chúng tôi có bằng chứng đầy đủ về việc  ISIS và cực đoan khác được tiếp tế có thể với vũ khí từ Libya...và dùng số vũ khí này tiến hành các cuộc tấn công ở Syria”. Ông Daniel McAdams cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã “ đồng lõa với tội phạm”.

Thế giới làm thế nào để tiêu diệt IS?

(Kiến Thức) - Trả lời câu hỏi “Làm thế nào để tiêu diệt IS?”, nhật báo La Croix đề cập đến các khía cạnh chính trị, quân sự, tình báo, kinh tế và tôn giáo.

Trước hết, cần thiết lập một liên minh quốc tế thực sự để tiêu diệt IS. Ngày 16/11, phát biểu trước Quốc hội lưỡng viện, Tổng thống Pháp François Hollande đã khẳng định: “Bashar al-Assad không thể là lối thoát trong một giải pháp chính trị, nhưng kẻ thù của chúng ta ở Syria chính là Daesh (Nhà nước Hồi giáo)”.  Ông Hollande kêu gọi “tập hợp tất cả những ai có thể thực sự đấu tranh chống đội quân khủng bố này, trong khuôn khổ một liên minh quy mô và duy nhất”.
The gioi lam the nao de tieu diet IS?
Tổng thống Nga Vladinir Putin "liên thủ " với Tổng thống Pháp 
François Hollande trong cuộc chiến chống IS.
Như vậy kể từ nay, số phận của Assad đã trở nên thứ yếu. Các cường quốc - trong đó có Mỹ, Nga và Liên hiệp Châu Âu, các quốc gia Ả Rập, Iran -  hôm 14/11 đã thỏa thuận về lịch trình chuyển đổi chính trị tại Syria để lập ra một chính phủ chuyển tiếp trong vòng 6 tháng tới, và tổ chức bầu cử trong vòng 18 tháng. Liên minh chống thánh chiến cần phải vượt qua những bất đồng quan trọng về số phận của Tổng thống Syria và về các mục tiêu không kích.