(Kiến Thức) - Xuất hiện trên một Fanpage của Facebook hôm nay, clip dài hơn 3 phút, được đặt với tiêu đề “Phản cảm với cảnh người yêu tát tới tấp”.
Clip xuất hiện trên một Fanpage của Facebook ngày hôm nay (11/8)
Clip do một người dân ở phía bên kia đường quay lại. Ngay ở những giây đầu tiên, clip dẫn người xem vào một tình huống khá căng thẳng, đó là cảnh đôi nam nữ (2 nhân vật chính) đứng ngay trên đường lớn tiếng cãi vã nhau.
Hai nhân vật chính xuất hiện trong đoạn clip
Tình huống bất ngờ lên đỉnh điểm, khi cô gái lấy tay kéo đổ chiếc xe máy của nam nhân vật chính đang định cưỡi lên phóng đi, ngay lập tức thiếu nữ này đã phải nhận những cái tát tới tấp vào mặt từ nam nhân vật chính.
Sự việc vẫn chưa dừng lại ở đó, thiếu nữ trẻ còn liên tiếp nhận được những cái tát mạnh hơn, thậm chí cả những cú đá lên người khi lấy tay túm cổ áo của nam nhân vật chính.
Thiếu nữ bị tát nhiều hơn khi túm cổ áo của nam nhân vật chính
Thấy nam thanh niên hành động bạo lực nên nhiều người đi đường đã dừng lại để can ngăn.
Ngay sau khi xuất hiện, clip đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của hằng trăm thành viên mạng. Hầu hết cư dân mạng bày tỏ sự phẫn nộ trước hành động bạo lực của nam thanh niên trong clip.
Nickname Huy Nguyen bình luận: “Dã man quá! Đàn ông, đàn ang gì mà ra tay hèn hạ vậy? Dù người ta có làm sai điều gì đi chăng nữa thì đó cũng là một cô gái mà”.
Nickname Trang LoVe Tuấn bày tỏ: “Chẳng biết nói gì với loại đàn ông này. Là người yêu mà đánh như vậy, nếu là vợ chắc nó giết chứ không phải là đánh nữa đâu”.
“Thật xấu mặt con trai, hèn hạ đến thế là cùng gì mà ra tay đánh cả con gái, ở đây lại là ngoài đường chứ đâu phải ở nhà đâu?”, nickname Tung SuCiu chia sẻ.
Bên cạnh đó, một số cư dân mạng cho rằng hành động túm cổ áo, kéo đổ xe của cô gái trẻ với nam nhân vật chính cũng quá đáng không thua kém, chính bởi thế cô gái trẻ mới phải “trả giá”.
Theo thông tin từ phía cư dân mạng, thì đoạn clip này xuất hiện tại một ngã tư đèn xanh, đèn đỏ ở Vĩnh Phúc. Hiện clip vẫn tiếp tục nhận được hàng nghìn ý kiến bình luận, nhiều lượt chia sẻ từ phía cư dân mạng.
(Kiến Thức) - Hình ảnh người rừng bị còng tay khi đang được đưa về nhà sau 40 năm sống trong rừng sâu gây nhiều tranh cãi trên mạng.
Mấy ngày nay, báo chí trong và ngoài nước liên tục đưa tin và hình ảnh về hai cha con "người rừng" là ông Hồ Văn Thanh (sinh 1931) và người con là Hồ Văn Lang, khoảng 41 tuổi đã được người dân và công an huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi... đưa về tái hòa nhập với dân làng.
Tuy nhiên, hình ảnh người con trai là anh Hồ Văn Lang bị còng tay khi được đưa ra khỏi rừng đã vấp phải những luồng ý kiến trái chiều từ phía người xem.
Người rừng bị còng tay khi đang được đưa về nhà gây nhiều thắc mắc. Ảnh Dân Việt.
Một số ý kiến bày tỏ thắc mắc tại sao lại phải đến mức dùng còng tay cưỡng chế như vậy. Một bạn đọc có nickname Trung Hieu bình luận: "Có rất đông người đưa hai cha con người rừng trở về nhà, vậy thì làm sao phải lại còng tay ông Lang? Ai cho phép làm điều này vậy? Nhìn họ đâu có vẻ gì là hung dữ".
Trong phóng sự "Trở về sau 40 năm sống trong rừng sâu" phát sóng trên VTV tối 8/8 có hình ảnh người rừng bị còng tay. Ảnh chụp màn hình.
Trong khi đó, một vài ý kiến khác thì cho rằng cần phải tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của sự việc. Bạn đọc có nickname Nguyễn Lê Hải cho biết: "Đúng là không nên còng tay ông Lang, thế nhưng tôi được biết là người đằng sau người rừng này là công viên an, sở dĩ họ làm thế vì ông ấy còn "sợ con người", đề phòng ông chạy lại vào rừng nên mới làm thế thôi".
Một số thành viên khác cũng đồng tình với quan điểm trên khi cho rằng, vì là người rừng nên họ sẽ chưa ý thức được việc mình làm và có thể sẽ dùng mọi cách để tự vệ.
Còn bạn đọc có nickname DarcyNguyen viết: "Đọc báo có nói "Hai người luôn có dấu hiệu muốn trốn lại về rừng" mà thấy khá buồn. Chưa chắc việc đưa họ về lại cộng đồng đã là một điều tốt cho họ... Nói chung là đáng suy ngẫm. Hi vọng là các đồng chí nào đã nói rằng "giải cứu" họ thì hãy làm đến nơi đến chốn, chứ đừng mang họ về rồi để họ lạc lõng giữa cộng đồng...".
Trong khi đó, thành viên Minh Le thì cho rằng: "Dù sao họ cũng đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của bà con và chính quyền địa phương để sớm hòa nhập với cộng đồng. Tôi cũng thấy mừng cho cha con người rừng đã được trở về đoàn tụ với người thân trong gia đình sau bao nhiêu năm xa cách".