Thiết quân luật ở miền nam Philippines có thể phản tác dụng?

(Kiến Thức) - Theo Tiến sĩ Sherif A. Elgebeily, việc Tổng thống Duterte thiết quân luật ở miền nam Philippines là có thể phản tác dụng đối với việc chấm dứt chiến tranh ở Mindanao.

Tiến sĩ Sherif A. Elgebeily, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh và An ninh Quốc tế ở London, đã nhận định như trên trong bài phân tích đăng trên báo “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” (SCMP) số ra ngày 31/5/2017.
Thiet quan luat o mien nam Philippines co the phan tac dung?
Biểu tình phản đối thiết quân luật ở miền nam Philippines. Ảnh: news4eurrope 
Theo Tiến sĩ Sherif A. Elgebeily, việc đình chỉ các quyền dân sự khi áp đặt thiết quân luật ở miền nam Philippines có thể sẽ kích động chủ nghĩa cực đoan của Hồi giáo bùng phát, trong khi những gì mà Tổng thống Rodrigo Duterte cần làm là giải quyết các nguyên nhân sâu xa như đói nghèo, mù chữ và nạn phân biệt đối xử.
Các cuộc nổi dậy của người Hồi giáo ở Philippines không thể kết thúc bằng việc áp đặt thiết quân luật. Thiết quân luật chỉ khiến cho các công dân tuân thủ luật pháp phải chịu đựng những hành động vi phạm dân chủ và trái với mong muốn của Tổng thống Duterte, nó có thể thổi bùng ngọn lửa chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo ở miền nam Philippines.
Thiết quân luật sẽ thay thế chính quyền dân sự bằng sự cai trị quân sự, tăng cường quyền lực cho quân đội trong trường hợp thiếu vắng quyền được xét xử của công dân trước tòa án để tránh các hành vi bắt giữ và giam cầm bất hợp pháp. Theo thiết quân luật, các công dân có thể bị giam giữ mà không có bằng chứng phạm tội và chỉ dựa trên sự nghi ngờ. Họ sẽ bị xét xử tại các tòa án quân sự chứ không phải ở các toà án truyền thống.
Theo lời của Tổng thống Duterte, quân đội Philippines có thể "bắt bất cứ ai, lục soát bất cứ căn nhà nào" trong khu vực bị thiết quân luật.
Do đó, những người lính sẽ không phải chịu trách nhiệm ngay cả đối với những hành vi hãm hiếp. Việc trao “quyền miễn trừ truy tố” cho các binh sĩ vi phạm nhân quyền sẽ tàn phá những nỗ lực chống khủng bố của Philippines và vô hình chung phục vụ lợi ích của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo và đám người tuyển dụng phiến quân chống chính phủ Philippines.
Ước tính có tới 94% người Hồi giáo Philippines, chiếm hơn 5% tổng dân số của đất nước, tập trung ở phía nam nơi thiết quân luật đang được áp đặt. Thiết quân luật chính là hình thức trấn áp các nhóm thiểu số, bỏ qua lợi ích và nguyện vọng của họ, khiến cho các nhóm thiểu số vốn đã khốn khổ bởi tình trạng đói nghèo, mù chữ và thất nghiệp …cảm thấy bị đối xử như “công dân hạng hai”.
Hơn nữa, luật thiết quân luật đe dọa quá trình hòa bình vốn đã mong manh ở miền nam Philippines. Giao tranh ác liệt ở thành phố Marawi chỉ là chương mới nhất trong một cuộc đấu tranh kéo dài hàng thập kỷ giữa lực lượng chính phủ và các phần tử ly khai Hồi giáo ở Philippines. Một thoả thuận bấp bênh được ký kết trong năm 2014 cho phép một nhóm người Hồi giáo thiểu số ở Bangsamoro quyền tự trị sau phong trào nổi dậy kéo dài từ những năm 1960. Thiết quân luật đe doạ quá trình hòa giải này. Các nhóm ủng hộ tự trị chủ yếu đã ký kết thỏa thuận này, nhưng các nhóm li khai - trong đó có nhóm Maute của Hapilon – có thể sẽ phản kháng dữ dội hơn trước hành động vi phạm nhân quyền của chính phủ Philippines.
Việc dùng thiết quân luật trấn áp một nhúm nhỏ các phần tử Hồi giáo cực đoan có thể bị coi là một sự biện minh cho những kẻ thánh chiến muốn xây dựng một Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Đông Nam Á.
Trên thực tế, chính phủ Philippines cần tránh các chiến thuật nặng tay có thể dẫn đến những hành động phản kháng. Trong ngắn hạn, thiết quân luật là cần thiết để chấm dứt các mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh. Tuy nhiên, về lâu dài, thiết quân luật không thể giải quyết các nguyên nhân cơ bản tạo ra chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo ở miền nam Philippines.
Tiến sĩ Sherif A. Elgebeily kết luận: Nếu muốn loại trừ tận gốc chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, Tổng thống Duterte nên có cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn và đầu tư nhiều hơn vào miền nam Philippines.

8 chiến dịch tốn kém nhất của Mỹ từ năm 2000

(Kiến Thức) - "Đất nước Iraq Tự do", "Tự do Bền vững" hay "Bình minh Odyssey",...là một số chiến dịch tốn kém nhất của Mỹ trong những năm gần đây.

8 chien dich ton kem nhat cua My tu nam 2000
 Chiến tranh Iraq hay Chiến dịch "Đất nước Iraq Tự do" (2003-2011) là một trong những chiến dịch tốn kém nhất của Mỹ trong hơn 10 năm trở lại đây. Hàng trăm nghìn lính Mỹ đã thực hiện cuộc tấn công quy mô lớn vào Iraq khi cuộc chiến tranh bùng nổ năm 2003. Ảnh: The Richest.

8 chien dich ton kem nhat cua My tu nam 2000-Hinh-2
Chiến dịch New Dawn (Bình minh mới) của Mỹ kéo dài từ năm 2010 đến 2011. Năm 2010, Mỹ tuyên bố “chiến thắng” trong cuộc chiến tranh Iraq và bắt đầu rút quân. Tuy nhiên, các lực lượng nổi dậy vẫn chưa được trấn áp hoàn toàn nên Mỹ đã để lại gần 50.000 quân nhân dưới tư cách cố vấn quân sự cho chính quyền Iraq mới. Ảnh: The Richest.

8 chien dich ton kem nhat cua My tu nam 2000-Hinh-3
Ngày 7/10/2001, Mỹ đổ quân vào Afghanistan và chiến dịch "Enduring Freedom" (Tự do Bền vững) bắt đầu. Mục tiêu của chiến dịch quân sự này là đánh bại phiến quân Taliban, truy lùng và tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden. Có thể nói, Enduring Freedom là một trong những chiến dịch quân sự lớn nhất trong thế kỷ 21. Ảnh: The Richest.

8 chien dich ton kem nhat cua My tu nam 2000-Hinh-4
Chiến dịch Odyssey Dawn (Bình minh Odyssey) ở Libya năm 2011. Chiến dịch do liên quân NATO và Mỹ phát động nhằm thực thi nghị quyết lập một vùng cấm bay trên bầu trời Libya của Liên Hợp Quốc. Ngày 19/3/2011, các lực lượng Pháp, Anh và Mỹ đã tiến hành hàng loạt đợt không kích vào Libya. Tàu chiến Mỹ đã nã hơn 100 tên lửa hành trình Tomahawk vào các căn cứ quân sự của nhà lãnh đạo độc tài Muammar Gaddafi. Ảnh: The Richest.

8 chien dich ton kem nhat cua My tu nam 2000-Hinh-5
 Chiến dịch không kích mạng lưới khủng bố Al-Qaeda ở Yemen và không kích phiến quân Taliban tại Pakistan. Chiến dịch quân sự này bắt đầu từ năm 2010 và vẫn tiếp diễn. Ảnh: The Richest.

8 chien dich ton kem nhat cua My tu nam 2000-Hinh-6
Năm 2006, khi Lebanon chìm vào cuộc chiến giữa Israel và phong trào Hezbollah, Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush đã điều động Đơn vị viễn trinh hàng hải thứ 24 tới Lebanon để sơ tán các công dân Mỹ mắc kẹt tại quốc gia này. Ngoài ra, Mỹ còn điều động tàu USS Iwo Jima, tàu tấn công của Thủy quân Lục chiến Mỹ tham gia chiến dịch sơ tán công dân Mỹ ở Lebanon. Ảnh: The Richest.

8 chien dich ton kem nhat cua My tu nam 2000-Hinh-7
Năm 2014, Mỹ đã điều hàng nghìn binh sĩ tham gia vào cuộc chiến chống phiến quân IS ở Iraq, Syria,...Trong đó, 4.100 binh sĩ đã được điều động tới Iraq và 2.100 lính tới Kuwait. Ngoài ra, liên quân do Mỹ cầm đầu còn tiến hành nhiều đợt không kích nhằm vào phiến quân IS ở Syria. Tàu sân bay U.S.S. Theodore Roosevelt cùng nhiều tàu chiến khác cũng được điều động tham gia vào chiến dịch quân sự này. Ảnh: The Richest.

8 chien dich ton kem nhat cua My tu nam 2000-Hinh-8
Năm 2013, tình hình bán đảo Triều Tiên căng thẳng khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân dưới lòng đất và đe dọa “phá hủy” Hàn Quốc. Chính vì vậy, Mỹ đã gia tăng số tên lửa chống tên lửa đạn đạo ở Alaska lên 44. Được biết, mỗi quả tên lửa này có trị giá hàng chục triệu USD. Ngoài ra, nhằm răn đe Triều Tiên, Mỹ đã điều hai máy bay ném bom tàng hình B-2 tới căn cứ ở Hàn Quốc. Ảnh: The Richest.

“Vòi bạch tuộc” của IS đang vươn đến Đông Nam Á

Hai vụ tấn công khủng bố mang dấu ấn IS xảy ra liên tiếp tại Indonesia và Philippines cho thấy vòi bạch tuộc của chúng đang vươn đến Đông Nam Á.

Theo báo giới của Indonesia, hai vụ nổ bom liên tiếp đã xảy ra tại một trạm xe buýt ở thủ đô Jakarta của Indonesia đêm 24/5, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và 10 người bị thương gồm 5 cảnh sát và 5 dân thường bị thương.
Theo điều tra sơ bộ, đây là một vụ đánh bom liều chết và có thể liên quan tới khủng bố. Giới chức Indonesia lo ngại vụ tấn công do thế hệ phiến quân mới đi theo tư tưởng của phiến quân IS tiến hành.