Thiệt đủ đường, liệu EU sẽ bỏ rơi Ukraine?

Là bên hậu thuẫn và châm ngòi cuộc đối đầu Nga-Mỹ nhưng không nhận được lợi ích nào, EU liệu rằng có bỏ rơi Ukraine?

Trong hoàn cảnh hiện nay, Liên minh châu Âu (EU) nhận ra họ đang bị "thiệt đơn thiệt kép" sau khi đổ một khoản tiền lớn vào Ukraine mà không mong ngày nhận lại, trong khi mối quan hệ với Nga thì ngày càng căng thẳng, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích kinh tế của cả Moscow và châu Âu.
Hôm 27/4, tại Kiev, giới chức EU và Ukraine đã tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh chính thức đầu tiên kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine bùng phát. Điều đáng nói, nội dung trong cuộc họp này xoay quanh câu chuyện về lòng tin đang rạn nứt giữa Ukraine và các quốc gia láng giềng phương Tây.
Cuộc chiến dai dẳng tại miền đông Ukraine khiến EU chùn bước.
 Cuộc chiến dai dẳng tại miền đông Ukraine khiến EU chùn bước. 
Mối quan hệ giữa Brussels và Kiev đang ngày càng căng thẳng liên quan tới chuyện EU dường như không muốn giải quyết các yêu cầu của Ukraine. Trong đó, Kiev yêu cầu EU đẩy nhanh quá trình cấp visa cho công dân nước này; điều động lực lượng gìn giữ hòa bình của EU tới miền đông Ukraine để phối hợp hành động cùng Tổ chức Hợp tác và An ninh châu Âu (OSCE); cũng như giải đáp lời kêu gọi của Tổng thống Petro Poroshenko về việc mở đường để Ukraine nhanh chóng được kết nạp và trở thành một thành viên của EU.
Tuy nhiên, phát biểu sau cuộc họp này, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk khẳng định EU sẽ không cử quân đội tới đây dù giao tranh bùng phát trở lại. “Chúng tôi chỉ có thể nói về các sứ mệnh dân sự chứ không phải quân sự”, BBC dẫn lời ông Tusk.
Giới quan chức hàng đầu EU thừa nhận họ lo sợ tính mạng của các nhân viên tham gia nhóm gìn giữ hòa bình của EU điều động tới Kiev, sẽ bị đe dọa dưới làn mưa bom bão đạn từ các lực lượng thân Nga ở miền đông Ukraine.
Căng thẳng chính sự leo thang cũng chính là lý do khiến 28 nhà ngoại giao EU tham gia cuộc họp thượng đỉnh tại Kiev, hối thúc chính quyền Ukraine trao quyền tự trị cho các khu vực ly khai ở miền đông nước này.
Mặc dù, trong một năm qua, mối quan hệ giữa Ukraine và EU không ngừng được thắt chặt khi hai bên đều có chung quan điểm cho rằng Nga đang có những hành động can thiệp và hỗ trợ lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine trong cuộc chiến chống lại quân chính phủ Kiev. Và cuộc chiến này đã khiến cơ hội tồn tại của thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2 càng trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Hình ảnh quân đội Nga ở Chongar, Ukraine hồi tháng 3/2014.
 Hình ảnh quân đội Nga ở Chongar, Ukraine hồi tháng 3/2014. 
Tuy nhiên, giờ đây, châu Âu lại đang tỏ ra hoài nghi trước những lời cam kết từ phía chính phủ Ukraine trong tiến trình cải cách các vấn đề trong nước như kinh tế và chính trị. Thậm chí, phương Tây cho rằng trong tương lai, họ sẽ lại phải gồng mình để viện trợ thêm tài chính cho Kiev và lo sợ mối quan hệ căng thẳng với Nga tái bùng phát.
Từ đầu cuộc khủng hoảng Ukraine đến nay, EU đã chi ra hơn 1 tỷ euro viện trợ cho Kiev và số tiền này đã được hoàn tất vào cuối năm 2014. Kể từ đó, chưa có thêm bất kỳ thông tin viện trợ kinh tế nào được EU thông báo. Điều này cho thấy cuối cùng, EU cũng đã bắt đầu phủi tay với cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Ban đầu, EU quả quyết không can dự vào vấn đề quân sự và bây giờ là lĩnh vực tài chính ở Ukraine.
"Chúng ta đang ở trong giai đoạn chờ đợi. Phương Tây đang chờ Ukraine đưa ra ý tưởng rõ ràng về việc quốc gia này sắp làm gì và liệu rằng Kiev có nghiêm túc tiến hành cải cách. Liệu rằng Ukraine có thể trở thành một đối tác đáng tin cậy của EU. Và dĩ nhiên, EU còn đang chờ động thái của Nga ở miền đông Ukraine", tờ Wall Street Journal dẫn lời học giả Ulrich Speck tại Viện nghiên cứu các mối quan hệ quốc tế Carnegie Europe ở Brussels.
Do đó, có thể nói rằng, đối với Brussels, cuộc họp hôm 27/4 là cơ hội để EU tính tới chuyện rút lui dần khỏi cuộc chiến ở Ukraine. Bản thân các quan chức EU cũng thừa nhận rằng quá trình xem xét cấp visa cho công dân Ukraine hiện đang tạm dừng bởi Kiev đã mất quyền kiểm soát các khu vực biên giới phía đông trong quá trình giao tranh với lực lượng ly khai thân Nga. Và theo thỏa thuận Minsk 2, sớm nhất là tới tháng 12 năm nay, Ukraine mới nhận lại được quyền kiểm soát các khu vực biên giới trên khi Moscow trao trả lại cho Kiev.
Con đường gia nhập EU của Ukraine cũng không mấy sáng sủa. Ngay cả trong giai đoạn đỉnh điểm khủng hoảng ở Ukraine, cũng chỉ có một vài quốc gia trong EU bàn thảo tới chuyện đưa Kiev gia nhập liên minh. Ngoài ra, mới chỉ có một nửa chính phủ các nước EU đồng thuận thông qua thỏa thuận hợp tác kinh tế và chính trị với Ukraine.
Điều đáng nói, giới chức Kiev còn đang lo ngại khả năng EU sẽ lắng nghe yêu cầu của Nga để tái đàm phán về những tổn thất kinh tế mà cả Moscow và phương Tây phải hứng chịu liên quan tới cuộc chiến ở Ukraine.
Trong đó, Thủ tướng Italia Matteo Renzi khẳng định, Italia có thể đóng “vai trò chiến lược” trong việc làm cầu nối quan hệ Nga - EU. Thủ tướng Renzi cho rằng trong các mối quan hệ với Moscow, EU không nên suy nghĩ quá nhiều về những biện pháp trừng phạt mà nên suy nghĩ làm thế nào để phát triển mối quan hệ chiến lược với Nga trong giai đoạn tới. Nhà lãnh đạo Italia cũng phủ nhận khả năng quan hệ giữa EU và Nga sẽ trở lại thời Chiến tranh Lạnh.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Tổng thống Pháp François Hollande, một quốc gia thành viên của EU, gặp mặt ở Paris hồi tháng 3.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Tổng thống Pháp François Hollande, một quốc gia thành viên của EU, gặp mặt ở Paris hồi tháng 3.  
Câu chuyện về nạn tham nhũng ở Ukraine cũng là lý do khiến EU chính thức ngừng cung cấp hàng tỷ USD hỗ trợ tài chính cho Kiev. Một số quan chức EU cho rằng liên minh này sẽ còn phải đối mặt với một viễn cảnh tồi tệ là nếu như Ukraine thất bại trong công cuộc cải cách và cuộc chiến ở miền đông tái bùng phát, Kiev sẽ tiếp tục ngập trong nợ nần và EU lại phải viện trợ cho Ukraine số tiền không hoàn trả lên tới 3,22 tỷ USD.
Do đó, thay vì xông xáo gánh trách nhiệm, trừng phạt, bơm tiền và hậu thuẫn, EU đang từng bước thoái lui khỏi một Ukraine đổ nát. Hồi cuối tháng Ba, ông Thornbjorn Jagland, Tổng thư ký Hội đồng châu Âu, cơ quan đang tham vấn cho chính phủ Ukraine về quá trình cải cách hiến pháp, đã nhấn mạnh rằng nội bộ chính phủ Kiev vẫn đang bất đồng về việc phân quyền tự trị cho các khu vực ly khai.
Bản thân Tổng thống aPoroshenko khẳng định ông này sẽ không chấp nhận những yêu cầu của Nga về việc "liên bang hóa" tại quốc gia này. Thay vào đó, ông Poroshenko cho biết ông sẽ trao quyền tự trị cho các tỉnh miền đông theo cách của riêng mình. Còn theo ông Jagland, nếu như Kiev không tiến hành cải cách thể chế, không trao quyền tự trị cho các khu vực ly khai, chắc chắn Ukraine sẽ vẫn chìm trong chiến tranh và kinh tế không thể phục hồi.
Khi Ukraine không thể khôi phục nền kinh tế đang trong nguy cơ phá sản, các nước giúp đỡ quốc gia này sẽ phải chịu cảnh "mua chịu bán chịu" cho Kiev. Đó là lý do khiến Ukraine yêu cầu Nga tăng gấp đôi lượng khí đốt xuất khẩu cho nước này từ ngày 1/5 khi các nước EU bao gồm Hungary, Ba Lan, Slovakia ngừng hoặc cắt giảm nguồn cung cho Kiev. Theo Giám đốc điều hành Gazprom Aleksey Miller, hôm 30/4, nguồn cung cấp khí đốt từ Nga cho Ukraine chỉ dưới mức 9,2 triệu m3. Con số này đã tăng lên thành 19,7 triệu m3 trong 2 ngày 1- 2/5.
Trước đó, trong một tuyên bố hôm 1/4, Tổng thống Poroshenko đã khẳng định Ukraine sẽ không mua khí đốt của Nga. Thay vào đó, "những người bạn phương Tây" đã quyết định bán khí đốt cho Ukraine. Nhưng Ukraine sẽ lấy tiền ở đâu để mua khí đốt của EU trong khi bản thân EU cũng đang mua khí đốt từ Nga. Điều này đồng nghĩa với việc châu Âu phải bỏ tiền túi mua khí đốt của Moscow, và tiếp tục san sẻ cho Kiev. Do đó, để tránh rơi vào vòng xoáy nợ nần của Ukraine, EU đã chọn giải pháp rút lui trước.

Ngắm nhan sắc tuyệt trần nữ công tố viên Crimea

(Kiến Thức) - Nữ công tổ viên xinh đẹp Crimea Natalia Poklonskaya xuất hiện rạng ngời trong buổi lễ kỉ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Phát xít.

Ngam nhan sac tuyet tran nu cong to vien Crimea
Người dân bán đảo Crimea tổ chức lễ diễu hành trong không khí kỉ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Phát xít. Vào dịp này, nữ công tố viên xinh đẹp tuyệt trần vinh dự là người dẫn đầu đoàn công tố viên tham gia lễ diễu hành cùng với các cựu chiến binh và nhân viên công vụ.

10 năm ròng Mỹ truy đuổi trùm khủng bố bin Laden

Là trùm khủng bố sáng lập mạng lưới al-Qaeda, Osama bin Laden chỉ thực sự bị Mỹ truy nã quyết liệt trong 10 năm sau khi y chủ mưu gây ra vụ 11/9.

10 nam rong My truy duoi trum khung bo bin Laden
Trùm khủng bố Osama bin Laden, người sáng lập mạng lưới thánh chiến al-Qaeda, từ lâu đã tỏ rõ quan điểm coi nước Mỹ là kẻ thù. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã đưa bin Laden vào danh sách 10 tội phạm bị truy nã gắt gao nhất vì cho rằng y đứng sau các vụ đánh bom sứ quán Mỹ ở châu Phi vào năm 1998.
10 nam rong My truy duoi trum khung bo bin Laden-Hinh-2
Tuy nhiên, nước Mỹ chỉ thực sự xem Osama bin Laden là kẻ khủng bố nguy hiểm nhất, đồng thời quyết liệt truy bắt ông trùm này từ sau vụ tấn công 11/9/2001.

Báo nước ngoài viết gì về lễ kỷ niệm Chiến thắng 30/4?

(Kiến Thức) - Nhiều phương tiện truyền thông quốc tế có bài viết, phóng sự... ca ngợi về Chiến thắng 30/4 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam.

Bao nuoc ngoai viet gi ve le ky niem Chien thang 30/4?
 Hãng tin AP của Mỹ có bài viết về Việt Nam trong đó nói về sự kiện ngày 30/4/1975 đã đặt dấu chấm hết cho một thế kỷ chịu sự áp bức của các nước phương Tây của dải đất hình chữ S. Trong ảnh là các cựu chiến binh tham gia lễ diễu binh mừng Chiến thắng 30/4 nhân kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015) của hãng AP.

Bao nuoc ngoai viet gi ve le ky niem Chien thang 30/4?-Hinh-2
 Theo AP, ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử Việt Nam khi kết thúc chiến tranh chống Mỹ trong hơn một thập kỷ. Miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối. Trong Chiến tranh Việt Nam, số lính Mỹ tử trận ước tính khoảng 58.000 người. Việc sa lầy trong Chiến tranh Việt Nam đã khiến Mỹ thiệt hại lớn về người và của. Trong ảnh là các chiến sĩ trong quân phục Quân Giải phóng trong lễ diễu binh mừng Chiến thắng 30/4.

Bao nuoc ngoai viet gi ve le ky niem Chien thang 30/4?-Hinh-3
 "Xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập đã trở thành biểu tượng chiến thắng của dân tộc Việt Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu kết thúc 30 năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Đối với người dân Việt Nam, ngày 30/4 là ngày hội lớn - ngày hội thống nhất đất nước, Bắc - Nam sum họp", ông Nguyễn Văn Tập - người lái xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 cho hãng AP biết trong tâm trạng đầy tự hào. 

Bao nuoc ngoai viet gi ve le ky niem Chien thang 30/4?-Hinh-4
Hãng thông tấn Telam của Chính phủ Argentina đã đăng năm bài viết về Việt Nam trong đó đánh giá cao ý nghĩa chiến thắng 30/4, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong số các bài viết trên, nổi bật là bài viết “Sài Gòn 40 năm trước: Kết thúc chiến tranh Việt Nam, Mỹ thất bại” khẳng định chiến thắng 30/4 đã làm cả thế giới xúc động. Đây là thất bại thảm hại nhất của quân đội Mỹ. Trong ảnh là lễ diễu binh mừng Chiến thắng 30/4 với sự tham gia của một số lượng lớn chiến sĩ, nghệ sĩ biểu diễn... Ảnh: AP.

Bao nuoc ngoai viet gi ve le ky niem Chien thang 30/4?-Hinh-5
 Tờ Tổng hợp Mỹ Latinh của Argentina đăng tải bài viết với tiêu đề “40 năm thống nhất: Việt Nam, cái tên của chiến thắng”. Nội dung bài báo đã tóm lược suốt chiều dài lịch sử chiến đấu và hy sinh của dân tộc Việt Nam qua hai cuộc chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong ảnh là đội hình chiến sĩ Hải quân Việt Nam trong lễ diễu binh mừng Chiến thắng 30/4. Ảnh: AP.

Bao nuoc ngoai viet gi ve le ky niem Chien thang 30/4?-Hinh-6
Trong khi đó, truyền hình quốc gia Venezuela đăng phóng sự do nhà báo Vincent Montagud mới thực hiện ở Việt Nam về nạn nhân chất độc da cam. Đối tượng bài phóng sự là trẻ em, trong đó nhấn mạnh sự kiện mặc dù 40 năm đã trôi qua nhưng chiến tranh vẫn để lại hậu quả vô cùng thương tâm ở Việt Nam. Rất nhiều trẻ em là con cháu của các cựu binh Việt Nam sinh ra bị dị tật bẩm sinh và ung thư. Trong ảnh là những nữ dân quân tham gia lễ diễu binh mừng Chiến thắng 30/4. Ảnh: AP.
Bao nuoc ngoai viet gi ve le ky niem Chien thang 30/4?-Hinh-7
Tờ New York Times đưa tin: “Ngày 30/4/1975, lực lượng cách mạng và binh sĩ miền Bắc Việt Nam đã giành quyền kiểm soát Sài Gòn, buộc chính quyền miền Nam phải từ chức và kết thúc Chiến tranh Việt Nam”. Trong ảnh là một phần đội hình cảnh sát biển trong lễ diễu binh mừng Chiến thắng 30/4 hoành tráng và trang nghiêm. Ảnh: AP.

Bao nuoc ngoai viet gi ve le ky niem Chien thang 30/4?-Hinh-8
Tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản đưa tin sự kiện giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đánh dấu việc Chiến tranh Việt Nam đi đến hồi kết với thắng lợi thuộc về lực lượng giải phóng. Trong ảnh là các chiến sĩ dương cao quốc kỳ trong lễ diễu binh mừng Chiến thắng 30/4. Ảnh: AP.