Thí điểm Mobile Money từ đầu tháng 10: Sử dụng thế nào?

(Kiến Thức) - Mobile Money khác với các phương tiện hiện nay là không cần phải có tài khoản ngân hàng, không cần phải đến các điểm giao dịch ngân hàng, các máy rút tiền ATM… để rút tiền, nạp tiền và chuyển tiền.

Tại Hội nghị trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 mới đây, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Mobile Money đang trong những thủ tục cuối cùng để được cấp giấy thí điểm vào đầu tháng 10 tới đây.
Theo đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, Mobile Money là giải pháp tốt nhất để thanh toán điện tử phủ được toàn dân, và kỳ vọng sẽ tạo thành cú huých mạnh mẽ để thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số.
Mobile Money là gì?
Thi diem Mobile Money tu dau thang 10: Su dung the nao?
Mỗi khách hàng chỉ được mở một tài khoản Mobile Money. Ảnh minh họa
Mobile Money là dịch vụ cho phép dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ.
Về cơ bản, dịch vụ Mobile Money cung cấp cho khách hàng một tài khoản Mobile Money gắn liền với thuê bao di động. Tài khoản này tương tự như tài khoản viễn thông nhưng được phép sử dụng để chuyển tiền, thanh toán dịch vụ, hàng hoá hợp pháp tại Việt Nam.
Ở một khía cạnh khác, Mobile Money được các nước gọi là e-money (tiền điện tử). Đây là một dạng ví điện tử nhưng không có tài khoản ngân hàng.
Cách sử dụng Mobile Money như thế nào?
Mobile Money ra đời nhằm giúp người dân ở vùng sâu vùng xa tiếp cận dễ dàng với thanh toán điện tử, do vậy, cách sử dụng dịch vụ này rất đa dạng và dễ dàng.
Người dùng có thể đăng ký sử dụng Mobile Money theo 1 trong 2 cách: trực tiếp tại các điểm giao dịch hoặc ngay trên điện thoại di động.
Người dùng có thể nạp tiền vào tài khoản Mobile Money của mình theo 3 cách: Nạp tiền mặt vào tài khoản tại các điểm kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện thí điểm mô hình thanh toán này; Nạp tiền từ tài khoản thanh toán của khách hàng (chủ tài khoản mobile money) tại ngân hàng; Nạp tiền từ tài khoản thanh toán của khách hàng (chủ tài khoản mobile money) từ Ví điện tử của khách hàng.
Sau khi đã nạp tiền vào tài khoản Mobile Money, khách hàng có thể thanh toán bằng Mobile Money ở các điểm cho phép đơn vị chấp nhận thanh toán bằng hình thức Mobile Money.
Bên cạnh đó, người dùng Mobile Money có thể chuyển tiền từ thuê bao này sang thuê bao khác hoặc rút tiền từ Mobile Money.
Theo Cục Viễn thông, khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Money tương tự như các hình thức thanh toán khác có thể sẽ phải trả một mức phí nhất định. Tuy nhiên, mức phí sẽ được các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xem xét phù hợp với mặt bằng chung của các khoản thanh toán có giá trị nhỏ để khuyến khích người dân sử dụng và phù hợp với địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Doanh thu của cả nghìn cơ quan báo chí chỉ bằng Facebook, Google

Theo ông Lê Quốc Minh - Phó tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam - báo chí đang gặp nhiều khó khăn, cần đa dạng hóa các mô hình kinh doanh để phát triển.
 

“Dù không bị khai tử, báo chí nói chung, báo in nói riêng, đang gặp nhiều khó khăn vì dịch Covid-19”, ông Lê Quốc Minh - Phó tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, mở đầu câu chuyện xung quanh chủ đề bức tranh của báo chí hậu đại dịch.

Uống cốc trà đá, trả tiền điện... chỉ 1 nút ấn điện thoại là xong

Tiền di động (Mobile Money) sắp được triển khai thí điểm. Từ cốc trà đá, vé gửi xe, bánh xà phòng, gói mì tôm đến hóa đơn điện, nước, giáo dục, y tế,... người dân sẽ rút điện thoại ra để thanh toán, thuận tiện vô cùng.

Uống trà đá trả tiền qua di động

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành chỉ thị về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với dịch Covid-19. Trong đó, Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước trình ngay quyết định cá biệt về việc thí điểm Tiền di động (Mobile Money), nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.