Thế hệ quái vật đầu tiên của Trái Đất: Bốc hơi nửa tỉ năm trước

Nghiên cứu Trường Đại học Cambridge - Anh đã vén màn bí ẩn về kỷ Ediacaran của đại Tân Nguyên Sinh: ột thế giới quái vật đông đúc nhưng đại tuyệt chủng.

Hai nhà cổ sinh vật học Rebecca Eden và Emily Mitchell, với sự hỗ trợ của một số đồng nghiệp tại Cambridge, đã đi tìm bằng chứng cho cái gọi là "đại tuyệt chủng Ediacaran".

Trước đây giới khoa học cho rằng sự kiện bùng nổ sinh học kỷ Cambri đã đặt nền móng cho hệ động vật của Trái Đất, dù biết rằng động vật đầu tiên ra đời tận kỷ Ediacaran trước đó. Nhưng kết quả phân tích cấu trúc của 3 tổ hợp hóa thạch thuộc về 32 triệu năm cuối cùng của kỷ Ediacaran cho thấy còn có một vụ bùng nổ sinh học khác, sớm hơn nhiều.

The he quai vat dau tien cua Trai Dat: Boc hoi nua ti nam truoc

Một nhóm các mẫu vật Ediacaran tại Khu bảo tồn sinh thái Mistaken Point, Newfoundland - Canada - Ảnh: PLOS BIOLOGY

Theo SciTech Daily, các nhà khoa học đã dựa vào dữ liệu môi trường cổ đại, bao gồm độ sâu đại dương và đặc điểm đá, để xác định các tổ hợp hóa thạch còn nguyên dấu vết của các sinh vật cổ đại.

Dữ liệu đã hé lộ các cấu trúc quần xã ngày càng phức tạp ngay trong kỷ nguyên mà trước đây người ta vẫn nghĩ động vật còn đơn giản và ít ỏi này. Các loài đã trở nên chuyên biệt hơn từ kỷ Ediacaran, tham gia nhiều tương tác hơn giữa các loài với nhau, cho thấy sự tiến hóa sinh thái ngoạn mục.

Rùng mình hơn, nguyên nhân của đại tuyệt chủng Ediacaran không phải một thảm họa đột ngột như hầu hết các đại tuyệt chủng khác, mà xảy ra do sự cạnh tranh giữa các loài: Kỷ Ediacaran là một thế giới quái vật thực thụ, nơi các sinh vật kỳ dị, khó tưởng tượng triệt tiêu nhau, dẫn đến "tận thế".

The he quai vat dau tien cua Trai Dat: Boc hoi nua ti nam truoc-Hinh-2

Công tác nghiên cứu hóa thạch tại Khu bảo tồn sinh thái Mistaken Point, Newfoundland - Canada - Ảnh: PLOS BIOLOGY

Vì thế, sau khi chứng kiến vụ bùng nổ sinh học ngoạn mục đầu tiên của Trái Đất với các động vật sơ khai ra đời khoảng 580 triệu năm trước, kỷ nguyên Ediacaran kết thúc vào 543 triệu năm trước với số sinh vật còn lại khá ít ỏi không phải vì động vật thời đó kém tiến hóa, mà vì chúng đã tự làm nhau "bốc hơi".

Nhiều loài đã thực sự "đứt đoạn" trên cây gia phả, nhưng những kẻ chiến thắng cũng đủ tạo nền tảng cho kỷ Cambri sau đó - một kỷ nguyên chứng kiến sự ra đời của nhiều loài quái vật, vẫn hung dữ và cạnh tranh khốc liệt, nhưng không đến mức làm nhau tuyệt chủng hàng loạt.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học PLOS Biology.

Hóa thạch bạch tuộc được mang tên Tổng thống Mỹ Joe Biden

Các nhà khoa học đã tìm thấy tổ tiên lâu đời nhất được biết đến của loài bạch tuộc - một hóa thạch khoảng 330 triệu năm tuổi được khai quật ở bang Montana, Mỹ.

Theo các nhà nghiên cứu, sinh vật cổ đại này hóa ra tồn tại sớm hơn hàng triệu năm so với những gì họ ước tính trước đây. Vậy có nghĩa là bạch tuộc đã có mặt trước cả khủng long.

Hoa thach bach tuoc duoc mang ten Tong thong My Joe Biden

Loài bạch tuộc hiện đại

Sự thật về loài cá mập khổng lồ thống trị biển sâu hơn 20 triệu năm

Cá mập lớn nhất được biết đến trên Trái đất, Otodus megalodon, đã thống trị vùng biển trong hơn 20 triệu năm.

Su that ve loai ca map khong lo thong tri bien sau hon 20 trieu nam

Cá mập Megalodon có chiều dài 18-23m và là loài cá mập ăn thịt lớn nhất thế giới.

Megalodon, đã tuyệt chủng cách đây hàng triệu năm, là loài cá mập lớn nhất từng rình mò các đại dương và là một trong những loài cá lớn nhất được ghi nhận. Tên khoa học, Otodus megalodon, có nghĩa là "chiếc răng khổng lồ", và vì lý do chính đáng: Hàm răng khổng lồ của nó lớn hơn gần ba lần so với răng của một loài cá mập trắng lớn hiện đại. Xương và răng hóa thạch của cá mập megalodon cung cấp cho các nhà khoa học manh mối chính về sinh vật này như thế nào và khi nào nó chết.