Thế giới đua nhau xây “Vạn lý Trường thành” mới

(Kiến Thức) - Theo tuần san Le Nouvel Observateur của Pháp, trường thành đã được dựng lên ở nhiều quốc gia vì lo sợ khủng bố, dân nhập cư, buôn bán ma túy…

Israel xây dựng trường thành với Bờ Tây sông Jordan.
Israel xây dựng trường thành với Bờ Tây sông Jordan.
Trong bài “Thế giới này đầy rẫy tường thành”, Le Nouvel Observateur viết người giàu xây tường, ngăn chặn cướp bóc để bảo vệ tài sản; quốc gia giàu dựng tường thành để ngăn chặn dòng nhập cư nghèo, buôn lậu ma túy…
Những tưởng chuyện dựng trường thành chỉ có trong lịch sử. Đó là Vạn lý Trường thành tại Trung Quốc (thế kỷ III trước CN), tường thành Hadrien xây năm 127 sau CN bao bọc bờ biển Ireland và Bắc Ireland hay như các thành lũy Vauban, Rome… là nhằm để ngăn chặn giặc giã.
Những tưởng một khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989 sẽ không còn một bức tường nào khác được dựng lên.
Những tưởng một khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989 sẽ không còn một bức tường nào khác được dựng lên.  
Những tưởng một khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989 sẽ không còn một bức tường nào khác được dựng lên. Vậy mà ¼ thế kỷ sau đó, nỗ lực xây trường thành lại trỗi dậy. Khắp nơi, từ Đông sang Tây, từ Châu Á sang Châu Phi hay Châu Mỹ nhiều bức tường kiên cố, hàng rào dây điện, hay thành quách mọc lên như nấm, với chiều dài tổng cộng 18.000km dọc theo các đường biên giới.
Tác giả cho biết việc xây trường thành dọc theo biên giới là vì nhiều lý do khác nhau. Ngăn chặn khủng bố như tại Israel-Bờ Tây sông Jordan. Chặn người nhập cư bất hợp pháp trên biên giới Mỹ-Mexico. Cảnh giác người hàng xóm nghèo khổ giữa Saudi Arabia và Yemen, giữa Nam Phi và Zimbabwe.
Mỹ xây trường thành dọc theo biên giới với Mexico.
Mỹ xây trường thành dọc theo biên giới với Mexico.
Tại châu Á, dựng rào để phân định ranh giới như giữa Ấn Độ với Bangladesh, Pakistan và Myanmar; giữa Uzbekistan và Kirghikistan, giữa hai miền Triều Tiên hay theo như thỏa thuận giữa Thái Lan và Malaysia…
Đâu đâu cũng thấy người ta dựng rào, dựng tường. Thậm chí, ngay tại Châu Âu, những tưởng với việc “tự do lưu thông”, khái niệm biên giới đã bị xóa mờ, thì trường thành ở Tây Ban Nha lại được liên tục gia cố hiện đại hóa để chống người nhập cư trái phép từ Châu Phi.
Ngày nay, con người có quá nhiều nỗi sợ. Tác giả bài viết tự hỏi ta đang sống ở thời “tiền sử” hay thời “hiện đại”. Bài viết mỉa mai cho rằng không chừng rồi ngày nào đó, sẽ có một bức tường nữa được dựng lên để ngăn cách da đen với da trắng, giữa tóc nâu với tóc vàng, giữa những kẻ ăn thịt và những người ăn chay, kẻ hút thuốc và không hút thuốc.
Cuối cùng, tác giả kết luận trong thời buổi toàn cầu hóa hiện nay, hàng hóa có thể tự do lưu thông còn con người thì không.

Ai Cập đang “mấp mé” bờ vực nội chiến

(Kiến Thức) - Làn sóng bạo loạn khủng khiếp đang bao trùm đất nước Ai Cập, xuất phát từ chiến dịch giải tán các lều trại của phe đối lập ở thủ đô Cairo.

Ai Cập đang mấp mé bờ vực nội chiến, nhưng...
Ai Cập đang mấp mé bờ vực nội chiến, nhưng...
Theo những ước tính khiêm tốn nhất, đã có hơn 600 người thiệt mạng và hàng ngàn người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người Hồi giáo cực đoan. Chưa bao giờ đất nước Ai Cập bị mất nhiều công dân đến như vậy, kể từ thời "Chiến tranh Yom Kippur" (chiến tranh Arập-Israel lần thứ tư).

Trung Quốc: Từ “gặm nhấm” đến “xẻo dần” lãnh thổ

(Kiến Thức) - "Thay đổi nguyên trạng" là mưu đồ xuyên suốt của Trung Quốc và Bắc Kinh đã áp dụng nhiều chiến lược khác nhau: từ sát nhập bằng vũ lực đến “xẻo dần”.

Người Đài Loan-Trung Quốc đổ bộ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Người Đài Loan-Trung Quốc đổ bộ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Hành động xâm phạm lén lút và tăng dần của Trung Quốc vào vùng đất biên giới của các quốc gia lân cận - được thúc đẩy bởi lợi thế so sánh sức mạnh tương đối - đã nổi lên như một nhân tố chính gây mất ổn định đối với an ninh Châu Á.