Thấp mưu thua trí đàn bà, kinh hãi cách moi tiền của chân dài

Kinh tế thị trường đánh thức toàn bộ trí thông minh trong thiên hạ, thì chuyện “thua trí đàn bà” càng trở nên phổ biến hơn...

Hoa hậu Phương Nga đã được tại ngoại điều tra và cũng nhận được chút ít sự cảm thông của dư luận, nhưng vụ kiện liên quan đến số tiền 16,5 tỷ đồng chưa biết sẽ ra sao. Đây là trường hợp “đáo tụng đình” cá biệt, còn trên thực tế thì cuộc đấu trí giữa chân dài và đại gia diễn ra ầm thầm hơn và cũng… hấp dẫn hơn!
Thap muu thua tri dan ba, kinh hai cach moi tien cua chan dai
 

Xưa nay người ta thường dùng câu “sắc bất ba đào dị nịch nhân” để cảnh tỉnh rằng mỹ nhân không phải sóng gió nhưng vẫn còn thể làm chìm đắm kẻ si tình. Thế nhưng, khi kinh tế thị trường đánh thức toàn bộ trí thông minh trong thiên hạ, thì chuyện “thua trí đàn bà” càng trở nên phổ biến hơn. Những ai cho rằng “chân dài óc ngắn” có lẽ không thuộc đẳng cấp đại gia nằm trong vùng phủ sóng của các chân dài!

Đường vào hào môn thăm thẳm thác ghềnh. Chân dài muốn quen đại gia thì nhanh, nhưng muốn làm... bà chủ của hàng chục tỷ hoặc hàng trăm tỷ thì... hơi bị lâu đấy. Chưa kể, cầm được giấy đăng ký kết hôn rồi vẫn có ngày kiện tụng nhau ì xèo để tranh giành tài sản như trường hợp người mẫu NT. Các đại gia cũng đâu dễ gì để mang tiếng xấu “thấp mưu thua trí đàn bà”. Chân dài biết tính kế rộng như sông, thì đại gia cũng biết tính kế sâu như biển. Miếng phó mát miễn phí chỉ có trong cái bẫy chuột thôi nhé! Vì vậy, cuộc quần long ác đấu có màu sắc thị phi giữa chân dài và đại gia ngày càng gay gắt và khốc liệt.

Cặp kè với nhau, đại gia rất hiếm khi đưa tiền mặt cho chân dài. Thích gì, thì đại gia mua. Muốn gì, thì đại gia cũng mua. Với một điều kiện bất di bất dịch: đại gia phải trực tiếp thanh toán và lấy hóa đơn. Công chúng thấy người mẫu này đi siêu xe, diễn viên kia ở biệt thự, nhưng họ không có quyền bán vì... tất cả đều do đại gia đứng tên. Nếu “hợp đồng yêu đương” chấm dứt thì chân dài sẽ... thê thảm ngay. Phải tự cứu mình trước khi cầu nguyện Thượng Đế rũ lòng thương hại, chân dài nghĩ ra đủ trò để móc túi đại gia.

Cách phổ biến nhất là đồ đạc bỗng dưng biến mất. Một buổi sáng đẹp trời, đại gia nhận được thông báo của chân dài rằng: “tối qua em bị giật túi xách rồi anh ơi”. Nghĩa là sao? Nghĩa là bên trong cái túi xách hàng hiệu kia có cả điện thoại mô-đéc nhất cỡ Iphone vài chục triệu đồng hoặc Vertu vài trăm triệu đồng, cộng với máy tính bảng và cộng với bộ mỹ phẩm dành cho giới thượng lưu nữa. Để an ủi “của đi thay người”, đại gia đành phải cắn răng sắm lại đầy đủ “mâm quả” cho chân dài, dù không thể suy đoán mớ “đạo cụ” cũ đã được chuyển nhượng cho ai!

Đại gia nào mà đầu không có sạn. Chiêu hèn của chân dài làm sao qua mặt được đại gia, nhưng đành mắt nhắm mắt mở mà tiếp tục đong đưa tình chàng ý thiếp. Đại gia trách móc thì mang tiếng hẹp hòi. Đại gia than thở thì mang tiếng hà tiện. Chỉ một lần duy nhất, vì quan hệ thân thiết, một đại gia buột miệng kêu ca với tôi trong một bữa cà phê: “Báo mạng bây giờ đáng sợ lắm, thứ gì cũng đưa lên, làm khổ thân tui!”. Đúng quá nhỉ, chân dài có cái tin bị mất trộm trên báo mạng làm bằng chứng thì đại gia làm sao thoái thác nghĩa vụ vinh quang “anh hùng cứu mỹ nhân”.

Tuy nhiên, dẫu đại gia đề phòng cách nào cũng không thoát được sở thích... nghiện mua sắm của các chân dài. Đã được đại gia nào mời đi du lịch Hồng Kông, Mỹ hoặc Pháp, thì các chân dài tranh thủ shopping hết tốc độ. Cái áo màu nhạt cũng mua, mà cái khăn choàng màu đậm cũng mua. Chỉ cần chân dài mấp máy môi thơm thủ thỉ “cái này ở Việt Nam không có, em thích quá anh à!” như rót mật vào tai đại gia thì có thể sở hữu mấy va li trang phục mang về nước, còn có mặc hay không cứ hạ hồi phân giải.

Một chủ cửa hàng chuyên kinh doanh quần áo cao cấp nổi tiếng tại Sài Gòn hé lộ cho tôi kiểu kinh doanh khá độc đáo: “Nhiều người cứ thấy cô X và cô Y hay lui tới tiệm của tui, nhưng họ không phải đến mua, họ đến để bán đấy! Mỗi chuyến đi đâu đó về, họ đến đây đổ ra vài chục món, đều nguyên đai nguyên kiện, mới cứng!”. Hàng không vốn, chân dài bán lại với giá khá mềm, và chủ cửa hàng cũng “trúng mánh”, cả hai cùng có lợi từ phút giây đại gia yếu mềm hào phóng!

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các đại gia cũng cắt giảm chi tiêu hơn, nên các chân dài cũng mệt mỏi theo. Ví dụ, đại gia H trước đây có gần chục mỹ nhân dưới trướng, gọi là “em nuôi” hoặc “học trò”. Mỗi tháng, đại gia H chuyển khoản cho mỗi nàng khoảng ba ngàn USD tiêu vặt. Từ khi suy thoái tài chính, đại gia H không còn “làm từ thiện” nữa, khiến các chân dài dạt đi khắp nơi. Ngay cả một chân dài trước đây như hình với bóng cùng đại gia H cũng công khai hò hẹn với một doanh nhân nước ngoài. Đại gia H cay đắng lắm, nhưng rừng đã hết thỏ thì cung nỏ để làm chi!

Khéo co thì ấm, đại gia khó giải ngân thì chân dài nghĩ cách khác để tăng “lãi suất huy động”. Nhà thiết kế thời trang V kể cho tôi nghe một chuyện dở khóc dở cười. Chân dài M cùng đại gia đến tiệm đặt may áo dài. Chân dài chọn 5 kiểu khác nhau, và đại gia trả tiền sòng phẳng, rồi cả hai tình tứ dìu nhau ra về. Khi nhà thiết kế thời trang V đang chuẩn bị hoàn thành sản phẩm, thì chân dài M gọi điện thương lượng: “Anh may một bộ áo dài thôi, còn bốn bộ kia anh quy ra tiền thối lại cho em!”.

Phương pháp ứng xử của chân dài M tuy không hay lắm, nhưng cũng tạm chấp nhận. Theo tôi, kinh hãi nhất là cách moi tiền của chân dài T. Dù đã qua thời vàng son trong nghề diễn viên, nhưng T vẫn còn chút danh tiếng. Vậy mà, chỉ cần sơ giao với đại gia nào thì nửa đêm T gọi điện khóc lóc: “Anh ơi, em nợ tiền bọn xã hội đen. Tụi nó đang đứng trước cửa nhà đòi chém em. Anh giúp em mấy trăm triệu đi anh!”. Đấy không còn là đấu trí, mà là đấu... nước mắt cá sấu! Tội nghiệp thay, và xót xa thay!

Di lý nghi can đe dọa Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng

Cơ quan chức năng di lý ông Đào Tấn Cường, nghi can nhắn tin đe dọa Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, ra Hà Nội để phục phụ công tác điều tra.

Ngày 20/8, thông tin từ Cục Cảnh sát hình sự (C45-Bộ Công an) cho biết, đơn vị đã tiến hành di lý nghi can Đào Tấn Cường (trú phường Thanh Bình, quận Hải Châu, Đà Nẵng), ra Hà Nội, để phục vụ công tác điều tra.

Đào Tấn Cường là nghi can nhắn tin đe dọa Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ.
Di ly nghi can de doa Chu tich UBND TP Da Nang
 Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ.
Trước đó vào tối 19/8, C45 đã tiến hành bắt khẩn cấp ông Đào Tấn Cường để điều tra hành vi nhắn tin với nội dung đe dọa gửi đến số điện thoại của ông Huỳnh Đức Thơ, UBND thành phố Đà Nẵng.

Thời điểm trước khi bị bắt, ông Cường là Phó Giám đốc Công ty Cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex chi nhánh Đà Nẵng.

Được biết hành vi của ông Đào Tấn Cường xảy ra sau khi Thành uỷ, UBND TP Đà Nẵng có một số quyết định liên quan đến công tác điều động, bổ nhiệm nhân sự của thành phố Đà Nẵng.

Nữ 'đại gia' diễn trò ma, xoay vần điên đảo hàng chục tỷ

Cam kết góp 60% vốn điều lệ để có được ghế Chủ tịch HĐQT nhưng nữ "đại gia" không góp mà còn mang số cổ phần "ma" của mình bán cho người khác...

TAND TP Hà Nội vừa đưa bị cáo Phan Thúy Mai (SN 1961, nguyên Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc công ty An Phát) ra xét xử tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Vì sao Bộ GD&ĐT dừng cuộc thi giải Toán, Tiếng anh qua mạng?

 Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết, từ năm học 2017 - 2018 này, Bộ quyết định tạm dừng các cuộc thi giải toán, tiếng Anh trên mạng.

Theo ông Thành, qua tổ chức rà soát trên quy mô cả nước, số lượng các cuộc thi dành cho học sinh hiện còn nhiều và chồng chéo.

Một số cuộc thi chủ yếu tập trung việc kiểm tra kiến thức lý thuyết đã học trong trường, còn hạn chế trong việc tạo cơ hội để các em rèn luyện, trải nghiệm. Cũng có những cuộc thi không thiết thực, không nhận được sự đồng tình của xã hội, làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học.

Vì vậy, Bộ GD&ĐT chủ trương tinh giảm các cuộc thi để đảm bảo chất lượng và hiệu quả, đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Do đó, trong năm học 2017-2018, Bộ sẽ tạm dừng tổ chức các cuộc thi giải Toán, Tiếng Anh qua mạng để tiếp tục rà soát kỹ lưỡng.
Vi sao Bo GD&DT dung cuoc thi giai Toan, Tieng anh qua mang?
Nhiều cuộc thi khiến vô tình tạo áp lực cho học sinh (ảnh:Tiền Phong) 
Cuối tháng 5/2017, Bộ GD&ĐT đã gửi công văn tới các sở GD&ĐT và trường phổ thông trực thuộc Bộ yêu cầu tinh giảm cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh phổ thông.

Trong đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở chỉ tổ chức một số cuộc thi gắn liền hoạt động dạy và học chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

“Sau khi rà soát lại, hiện nay, số lượng cuộc thi mà các địa phương đề xuất tiếp tục duy trì chỉ còn khoảng 50% so với trước đây. Cuộc thi phải đáp ứng yêu cầu tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, ưu tiên tổ chức hình thức thi trực tuyến”, ông Nguyễn Xuân Thành cho hay.

Bộ GD&ĐT cũng đã nêu rõ: "Không sử dụng kết quả của các cuộc thi do sở GD&ĐT chủ trì tổ chức và thành tích của học sinh do sở GD&ĐT cử đi tham gia các cuộc thi quốc tế để đánh giá kết quả học tập của học sinh từ năm học 2017-2018, tuyển thẳng trong tuyển sinh đầu cấp học từ năm học 2018 - 2019".

Như vậy, học sinh đoạt giải cấp quốc gia trở lên về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học mới được tuyển thẳng vào các trường THPT.

Điều đó có nghĩa là học sinh đoạt giải tại các cuộc thi do địa phương tổ chức và các cuộc thi ở ngoài nước mà địa phương đưa đi tham dự không phải là đoạt giải cấp quốc gia.

Với tuyển sinh THCS, nếu cơ sở giáo dục có số lượng học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, các sở GD&ĐT chỉ đạo cơ sở giáo dục này căn cứ quy định hiện hành để xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp, trình cấp có thẩm quyền ở địa phương xem xét quyết định.