Tháo gỡ khó khăn cho các dự án công nghiệp ven biển Lâm Đồng

Lâm Đồng yêu cầu gỡ vướng giải phóng mặt bằng, xác định giá đất tại KCN ven biển để thúc đẩy tiến độ các dự án lớn.

doan-cong-tac-dang-nghe-bao-cao-ve-du-an-kcn-son-my-2.jpg
Đoàn công tác đang nghe báo cáo về dự án KCN Sơn Mỹ 2.

Ngày 26/7, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Hồ Văn Mười dẫn đầu đoàn công tác khảo sát thực địa các khu công nghiệp trọng điểm tại vùng ven biển – khu vực vừa sáp nhập từ tỉnh Bình Thuận, yêu cầu các sở, ngành khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đặc biệt là trong công tác xác định giá đất, bồi thường và tái định cư.

Đoàn công tác đã kiểm tra thực tế tại 4 dự án trọng điểm: KCN Tân Đức, KCN Sơn Mỹ 1, KCN Sơn Mỹ 2 và Cảng biển Sơn Mỹ (huyện Hàm Tân). Trong đó, KCN Sơn Mỹ 1 đang là điểm nghẽn lớn nhất. Dự án có quy mô 1.070 ha, tổng vốn đầu tư 2.300 tỷ đồng, do IPICO làm chủ đầu tư, đang kỳ vọng thu hút 3 dự án trọng điểm trong chuỗi khí – điện Sơn Mỹ với tổng vốn đăng ký 5,4 tỷ USD.

w8cqnw5c.png
Dự án khu công nghiệp Sơn Mỹ 1

Tuy nhiên, đến nay dự án mới bồi thường được 86 ha. Diện tích cần ưu tiên giải phóng giai đoạn đầu là 375 ha, liên quan đến 7 tổ chức và 78 hộ dân, hiện vẫn đang chậm tiến độ do vướng mắc trong xác định giá đất.

Tương tự, dự án KCN Sơn Mỹ 2 (468 ha, vốn hơn 1.700 tỷ đồng) cũng đang gặp khó do chưa xác định xong giá đất để thực hiện đền bù. Khu tái định cư Sơn Mỹ (giai đoạn 1), quy mô 1,44 ha, dự kiến bố trí 76 lô đất, đã được phê duyệt nhưng chưa thể chi trả đền bù cho 7 hộ dân đầu tiên vì vướng kinh phí.

Trong khi đó, KCN Tân Đức (300 ha, vốn 1.200 tỷ đồng) lại đang có bước tiến tích cực. Sau hơn một năm khởi công (từ tháng 5/2024), hiện giai đoạn 1 đã hoàn thành 90% khối lượng, thu hút được 1 dự án thứ cấp (vốn 100 tỷ đồng) và đang đàm phán với 7 nhà đầu tư khác (tổng vốn đăng ký khoảng 1.600 tỷ đồng). Tuy nhiên, chủ đầu tư vẫn kiến nghị cần sớm hoàn tất giải phóng mặt bằng, nhất là khu vực nút giao Quốc lộ 1, chậm nhất trước ngày 31/8/2025.

Cũng trong chuyến đi, đoàn công tác khảo sát thêm vị trí quy hoạch tổ hợp đô thị – thương mại – du lịch Tà Cú – Bưng Thị – Sông Phan, cùng các tuyến đường chiến lược như ĐT719B, Hàm Kiệm – Tiến Thành.

Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến đề xuất UBND tỉnh sớm thành lập Trung tâm Phát triển Quỹ đất khu vực để tăng tính chuyên nghiệp, rút ngắn thời gian đền bù, giải tỏa và nâng hiệu quả thu hút đầu tư tại các KCN chiến lược.

Rúng động vụ án thi thể nữ giới trong vali giữa lòng TP HCM

Vali bị vứt trong hẻm bốc mùi hôi, người dân trình báo. Công an kiểm tra, phát hiện bên trong là thi thể một phụ nữ.

thi-the-nguoi-1-2479.png
Khu vực hiện trường vụ vali chứa thi thể người tại con hẻm ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường Thạnh Mỹ Tây, TPHCM. Ảnh: B.T

Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đang phối hợp cùng Công an phường Thạnh Mỹ Tây để điều tra vụ việc vali chứa thi thể người vừa phát hiện trên địa bàn.

Điều tra vụ giám đốc thuê ô tô rồi cầm cố, chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Thành lập công ty dịch vụ vận tải, Nguyễn Tài Linh thuê ô tô tự lái từ nhiều người rồi mang đi cầm cố, chiếm đoạt hơn 2,3 tỷ đồng để trả nợ do làm ăn thua lỗ.

can-tho-1808.jpg
Bị can Nguyễn Tài Linh tại cơ quan công an. Ảnh: CACC

Theo điều tra ban đầu, năm 2019, Linh thành lập và làm Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ du lịch Nguyễn Linh (trụ sở tại khu dân cư Hưng Phú 1, phường Hưng Phú) chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê ô tô tự lái, hợp đồng chở khách tham quan, du lịch…

Vụ án chiếm đoạt 255 tỷ tiếp tục điều tra bổ sung theo yêu cầu

Sau một tuần xét xử, ngày 23/7, TAND tỉnh Đồng Nai trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án lừa đảo hơn 255 tỷ đồng tại Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Lộc Phúc (TP HCM).

phien-toa-xet-xu.jpg
Phiên tòa xét xử. Ảnh: Tố Tâm.

Vụ án có quy mô lớn, với 87 bị cáo là lãnh đạo, nhân viên công ty bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, liên quan đến 165 bị hại. Cơ quan tố tụng xác định, từ năm 2022 đến 2023, nhóm bị cáo đã lập ra nhiều công ty "bình phong" như Lộc Phúc, Green Link Real, Vạn Phúc... để thực hiện các “dự án ma” tại tỉnh Đồng Nai.