Thành viên của Masan mới huy động 1.500 tỷ đồng trái phiếu

Một thành viên của Tập đoàn Masan vừa huy động 1.500 tỷ đồng từ trái phiếu với lãi suất đến 10,8%/năm.

Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), ngày 14/11, CTCP Masan High - Tech Materials (MSR) đã huy động thành công 3 lô trái phiếu với tổng giá trị 1.500 tỷ đồng từ thị trường trong nước. Trái phiếu có kỳ hạn 60 tháng và đáo hạn vào 14/11/2028.
Lãi suất phát hành là 10,8%/năm. Các thông tin còn lại như bên mua lại, bên đứng ra sắp xếp thương vụ, tài sản đảm bảo,... không được công bố.
Hiện tại, MSR còn đang lưu hành một lô trái phiếu 1.000 tỷ đồng với kỳ hạn 36 tháng và đáo hạn vào tháng 9/2024. Lãi suất phát hành là 9,2%/năm. Trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản của dự án Núi Pháo của Công ty TNHH Khai thác và Chế biến Khoáng sản Núi Pháo - công ty do MSR nắm 100% vốn điều lệ.
Kết quả cho thấy một nhà đầu tư tổ chức trong nước đã mua lại toàn bộ 1.000 tỷ đồng trái phiếu nói trên. Bên đứng ra sắp xếp thương vụ là CTCP Chứng Khoán Kỹ Thương (TCBS).
Thanh vien cua Masan moi huy dong 1.500 ty dong trai phieu
 CTCP Masan High - Tech Materials vừa huy động 3 lô trái phiếu.
Tại ngày 30/9, tổng dư nợ tài chính của MSR trên 9.120 tỷ đồng, giảm 30% so với đầu năm, chủ yếu là vay từ trái phiếu và chiếm 23% tổng nguồn vốn.
Về tình hình kinh doanh 9 tháng đầu năm, do nhu cầu về các sản phẩm vonfram của công ty giảm nên doanh thu đạt 10.905 tỷ đồng, giảm 746 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
MSR cho biết mặc dù thị trường Trung Quốc vẫn có cải thiện trong quý 3, nhưng nhu cầu tại Khu vực Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA) vẫn thấp do khách hàng tiếp tục giảm đơn đặt hàng và tập trung tiêu thụ lượng hàng tồn kho trước thực trạng kinh tế đảo chiều.
Luỹ kế 9 tháng, MSR lỗ sau thuế cổ đông công ty mẹ gần 740 tỷ đồng, cùng kỳ lãi 262 tỷ. Nguyên nhân gây lỗ do trong kỳ bị ảnh hưởng bởi gián đoạn dịch vụ nổ mìn và nhu cầu từ thị trường thấp đã nói ở trên.
Ngoài ra, chi phí lãi vay cũng bào mòn lợi nhuận. Trong ba quý đầu năm, chi phí lãi vay là 1.136 tỷ đồng.

Đại gia đầu tiên ở Hà Nội sở hữu ô tô là ai?

Vị đại gia đầu tiên ở Hà Nội có ô tô được mệnh danh là “vua tàu thủy” của nước ta một thời.

Năm 1907, thầy Năm Tú – Châu Văn Tú là người đầu tiên ở Việt Nam sở hữu ô tô. Từng có thời gian du học tại Pháp và mang cả quốc tịch Pháp. Châu Văn Tú khi về nước đã sắm ô tô để đi chơi.
6 năm sau, một đại gia Hà Nội cũng mua xe hơi và trở thành người Hà Nội đầu tiên có ô tô. Đó là "vua tàu thủy" Bạch Thái Bưởi. Chiếc xe chạy bằng xăng có giá 1 triệu franc - loại tiền giấy do Ngân hàng Đông Dương phát hành để sử dụng tại ba nước Đông Dương.

Cty PVR Hà Nội hết tiền, tuyên bố ngừng kinh doanh đang "ôm" dự án nào?

Trong số các dự án mà PVR Hà Nội đang ngừng thi công có thể kể đến là chung cư Hanoi Time Tower, tại Lô CT10 - CT11 KĐT Văn Phú (quận Hà Đông, TP Hà Nội).

Công ty cổ phần Đầu tư PVR Hà Nội (PVR) vừa công văn giải trình gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trong văn bản, PVR cho biết ngày 31/10/2023, HĐQT Công ty PVR ban hành quyết định tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ ngày 15/11/2023 đến ngày 14/11/2024.
Nói về lý do tạm ngừng, PVR cho biết do công ty bị phong tỏa tài khoản tại các ngân hàng theo quyết định của tòa án và năm 2023 công ty không có kinh phí để duy trì hoạt động, dự kiến năm 2024 vẫn không có kinh phí để hoạt động.

Trước khi rớt giá vẫn ế, tôm hùm bông đắt cỡ nào?

Trước đây, tôm hùm bông cỡ khủng giá tới 4 - 5 triệu đồng/kg, tính ra mỗi con giá lên tới 20 triệu đồng.

Truoc khi rot gia van e, tom hum bong dat co nao?
 So với đầu năm nay, giá tôm hùm bông tại Khánh Hòa hiện chỉ còn một nửa rẻ, chưa từng có nhưng vẫn không có thương lái đến mua. Ảnh: Facebook