Thành phố Mỹ chê món gan ngỗng 'độc ác'

Những thực khách sành ăn tại thành phố New York, Mỹ sẽ phải tìm kiếm món gan ngỗng ở một nơi khác, bắt đầu từ năm 2022.

New York sẽ cấm các nhà hàng và siêu thị bán gan ngỗng, sau khi dự luật được thông qua ở Hội đồng Thành phố hôm 30/10. Văn phòng của Thị trưởng Bill de Blasio đã xác nhận với đài CNN rằng ông sẽ ký phê chuẩn đưa dự luật này vào triển khai.
Lệnh cấm được đưa ra giữa bối cảnh ngày càng có nhiều chỉ trích đối với món gan ngỗng. Dự luật gọi món ăn xa xỉ này là “sản phẩm của quá trình ép ăn” và trong một tuyên bố, Ủy viên Hội đồng Thành phố Carlina Rivera – người dẫn đầu dự thảo luật – gọi việc ép ăn vật nuôi là một “hành động độc ác”. 
“Là một người đấu tranh vì quyền động vật nhiều năm nay, tôi rất vui mừng khi Hội đồng đã bỏ phiếu thông qua đạo luật mang tính lịch sử này, để cấm bán các sản phẩm của quá trình ép ăn đối với động vật”, bà Rivera cho biết.
Với những người cố tình vi phạm sau khi lệnh cấm được triển khai, họ sẽ phải đối mặt với mức phạt lên đến 2.000USD (46 triệu đồng) cho mỗi lần vi phạm.
Thanh pho My che mon gan ngong 'doc ac'
Quá trình ép ăn khiến ngan của ngỗng hoặc vịt phình rất to so với trọng lượng cơ thể chúng 
Món ăn có tên tiếng Pháp là “Foie gras”, được làm từ gan vịt hoặc ngỗng được vỗ béo, và từ lâu đã được coi là một món đặc sản của Pháp, đến nỗi quốc gia này đã đưa nó vào danh sách di sản văn hoá được bảo vệ.
Tuy nhiên, sản phẩm này được làm ra từ quá trình ép ăn vịt hoặc ngỗng, thường bằng cách đưa những chiếc ống sâu vào họng chúng và bơm thức ăn trực tiếp xuống thực quản. Đây là phương thức chăn nuôi mà nhiều người cho là không thể chấp nhận được.

10 điều thú vị về New York thành phố không bao giờ ngủ

(Kiến Thức) - Ít ai có thể tưởng tượng được rằng New York từng là thủ đô của nước Mỹ trong năm 1785 cho đến khi thủ đô Washington xuất hiện.

Năm 1785, thành phố New York trở thành thủ đô đầu tiên của nước Mỹ, với Tòa thị chính liên bang nằm tại số 26 Phố Wall. Ảnh: ATI.
Năm 1785, thành phố New York trở thành thủ đô đầu tiên của nước Mỹ, với Tòa thị chính liên bang nằm tại số 26 Phố Wall. Ảnh: ATI.

Vụ khủng bố đầu tiên của nước Mỹ được cho là xảy ra tại thành phố New York vào ngày 16/9/1920 khi một chiếc xe ngựa chở đầy thuốc nổ phát nổ trên Phố Wall, khiến 30 người thiệt mạng và khoảng 300 người khác bị thương. Thủ phạm đứng sau vụ tấn công này vẫn là một bí ẩn. Ảnh: ATI.
 Vụ khủng bố đầu tiên của nước Mỹ được cho là xảy ra tại thành phố New York vào ngày 16/9/1920 khi một chiếc xe ngựa chở đầy thuốc nổ phát nổ trên Phố Wall, khiến 30 người thiệt mạng và khoảng 300 người khác bị thương. Thủ phạm đứng sau vụ tấn công này vẫn là một bí ẩn. Ảnh: ATI.

Sau khi nhà vật lý thiên tài Albert Einstein qua đời vào năm 1955, một nhà nghiên cứu bệnh lý học đã tiến hành cuộc khám nghiệm tử thi trái phép, lấy bộ não và đôi mắt của Einstein ra khỏi cơ thể. Sau đó, đôi mắt của Einstein đã được tặng cho bác sĩ Henry Abrams ở thành phố New York. Ảnh: ATI.
 Sau khi nhà vật lý thiên tài Albert Einstein qua đời vào năm 1955, một nhà nghiên cứu bệnh lý học đã tiến hành cuộc khám nghiệm tử thi trái phép, lấy bộ não và đôi mắt của Einstein ra khỏi cơ thể. Sau đó, đôi mắt của Einstein đã được tặng cho bác sĩ Henry Abrams ở thành phố New York. Ảnh: ATI.

Delmonico trở thành nhà hàng ăn uống sang trọng đầu tiên của New York khi nó được mở cửa vào năm 1837. Ảnh: ATI.
Delmonico trở thành nhà hàng ăn uống sang trọng đầu tiên của New York khi nó được mở cửa vào năm 1837. Ảnh: ATI.

Miếng đất nhỏ hình tam giác có diện tích chỉ khoảng 0,32m2 của David Hess là mảnh đất tư nhân nhỏ nhất trong thành phố New York. Cuối cùng, nó được bán cho Village Cigars vào năm 1938 với giá 1.000 USD. Ảnh: ATI.
 Miếng đất nhỏ hình tam giác có diện tích chỉ khoảng 0,32m2 của David Hess là mảnh đất tư nhân nhỏ nhất trong thành phố New York. Cuối cùng, nó được bán cho Village Cigars vào năm 1938 với giá 1.000 USD. Ảnh: ATI.

Năm 1797, tại công viên trong bức hình chính quyền New York đã cho chôn cất thi thể của 20.000 người tử vong trong dịch bệnh sốt vàng hoành hành tại thành phố này trong năm đó. Ảnh: ATI.
 Năm 1797, tại công viên trong bức hình chính quyền New York đã cho chôn cất thi thể của 20.000 người tử vong trong dịch bệnh sốt vàng hoành hành tại thành phố này trong  năm đó. Ảnh: ATI.

Theo ATI, cứ 38 người Mỹ thì có một người sống tại thành phố New York. Ảnh: ATI.
Theo ATI, cứ 38 người Mỹ thì có một người sống tại thành phố New York. Ảnh: ATI.

Năm 1979, một phụ nữ có tên Elvita Adams đã lên tầng 86 của tòa tháp Empire State Building với ý định nhảy lầu tự sát. Nhưng may mắn, trong lúc cô nhảy xuống, một cơn gió mạnh đã thổi cô vào tầng 85. Sau đó, Elvita được nhân viên an ninh đưa vào bên trong. Ảnh: ATI.
 Năm 1979, một phụ nữ có tên Elvita Adams đã lên tầng 86 của tòa tháp Empire State Building với ý định nhảy lầu tự sát. Nhưng may mắn, trong lúc cô nhảy xuống, một cơn gió mạnh đã thổi cô vào tầng 85. Sau đó, Elvita được nhân viên an ninh đưa vào bên trong. Ảnh: ATI.

Chiếc răng còn lại cuối cùng của cố Tổng thống Mỹ George Washington được trưng bày tại bảo tàng Fraunces Tavern trong khu tài chính của thành phố New York. Ảnh: ATI.
Chiếc răng còn lại cuối cùng của cố Tổng thống Mỹ George Washington được trưng bày tại bảo tàng Fraunces Tavern trong khu tài chính của thành phố New York. Ảnh: ATI. 

Chính quyền New York từng ra lệnh cấm xăm hình trong khoảng thời gian từ năm 1961 đến 1997. Một trong những nguyên nhân chính của lệnh cấm này được cho là để ngăn dịch bệnh viêm gan B bùng phát,... Ảnh: ATI.
 Chính quyền New York từng ra lệnh cấm xăm hình trong khoảng thời gian từ năm 1961 đến 1997. Một trong những nguyên nhân chính của lệnh cấm này được cho là để ngăn dịch bệnh viêm gan B bùng phát,... Ảnh: ATI.
Mời quý độc giả xem video về trận bão tuyết ở Mỹ hồi tháng 2/2017. (Nguồn: VTC1)

New York rối loạn vì mất điện trên diện rộng

Ngày 13.7, New York trở nên rối loạn khi hơn 42.000 hộ gia đình và doanh nghiệp rơi vào cảnh mất điện, phần lớn ở Midtown Manhattan và Upper West Side.

New York roi loan vi mat dien tren dien rong
 Theo công ty điện lực Con Edison, nhiều khu vực ở Manhattan chịu cảnh mất điện diện rộng. Ảnh: Twitter

Tận mục cuộc sống ở thành phố New York đầu thập niên 1970

(Kiến Thức) - Đối với nhiều người dân New York, đầu thập niên 1970  có lẽ là khoảng thời gian khó quên. Những bức ảnh màu dưới đây phần nào đã tái hiện sinh động cuộc sống ở thành phố New York hàng chục năm về trước.

Cuộc sống ở thành phố New York hồi đầu thập niên 1970 đã được hé mở trong những bức ảnh màu dưới đây. Ảnh: Cửa hàng bách hóa trên phố Canal. (Nguồn ảnh: Vintag)
 Cuộc sống ở thành phố New York hồi đầu thập niên 1970 đã được hé mở trong những bức ảnh màu dưới đây. Ảnh: Cửa hàng bách hóa trên phố Canal. (Nguồn ảnh: Vintag)

Khu chợ trên đại lộ Greenwich vào buổi tối.
Khu chợ trên đại lộ Greenwich vào buổi tối. 

Người dân New York mua đồ được bày bán ngoài đường phố.
Người dân New York mua đồ được bày bán ngoài đường phố. 

Trong ảnh là một quán bar ở thành phố New York đầu thập niên 1970.
Trong ảnh là một quán bar ở thành phố New York đầu thập niên 1970.

Những chiếc ô tô đỗ hàng dài trên phố Leroy.
 Những chiếc ô tô đỗ hàng dài trên phố Leroy.

Cảnh đông đúc tại Lower East Side, vùng lân cận của thành phố New York.
 Cảnh đông đúc tại Lower East Side, vùng lân cận của thành phố New York.

Thành phố New York với nhiều tòa nhà cao tầng nhìn từ tòa Empire State.
 Thành phố New York với nhiều tòa nhà cao tầng nhìn từ tòa Empire State.

Đại lộ Park ở New York đầu những năm 1970.
 Đại lộ Park ở New York đầu những năm 1970.

Khung cảnh đường phố đông đúc người và xe cộ ở Manhattan.
 Khung cảnh đường phố đông đúc người và xe cộ ở Manhattan.

Sân vận động Yankee nhìn từ xa.
 Sân vận động Yankee nhìn từ xa.

Đại lộ số 5 và phố 57 đầu thập niên 1970.
 Đại lộ số 5 và phố 57 đầu thập niên 1970.

Cảnh đông đúc tại Quảng trường Thời đại nổi tiếng của thành phố New York.
 Cảnh đông đúc tại Quảng trường Thời đại nổi tiếng của thành phố New York.

Khu phố Chinatown ở New York hàng chục năm về trước.
Khu phố Chinatown ở New York hàng chục năm về trước.