Thăm Việt Nam, Thủ tướng Suga thúc đẩy thay đổi chuỗi cung ứng

Trong số 30 công ty Nhật được chính phủ trợ cấp để dịch chuyển sản xuất, một nửa có kế hoạch thành lập nhà máy tại Việt Nam.

Nhật Bản và Việt Nam dự kiến nhất trí tạo điều kiện cho dòng chảy thiết bị y tế và hàng hóa khác qua biên giới khi Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga thăm Hà Nội vào tuần tới, các nguồn tin chính phủ nói.
Việc này được xem là một phần trong nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Nhật Bản, sau khi đại dịch virus corona bùng phát, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, theo báo Mainichi.
Tham Viet Nam, Thu tuong Suga thuc day thay doi chuoi cung ung
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga sẽ thăm Việt Nam vào đầu tuần tới. Ảnh: Reuters. 
Nhật Bản phụ thuộc vào nhập khẩu đối với phần lớn thiết bị y tế. Khi nhu cầu về khẩu trang gia tăng sau sự bùng phát của Covid-19 đầu năm nay, nhiều cửa hàng đã phải vật lộn để duy trì nguồn hàng trong khi các nhà sản xuất nội địa chạy đua để tăng sản lượng.
Trong nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào một thị trường chi phối, Nhật Bản đang trợ cấp cho các công ty chuyển nhà máy sản xuất sang Đông Nam Á, nơi có vị trí địa lý tốt và có thể cung cấp nhân công tương đối rẻ.
Trong số 30 công ty đã được chọn để nhận trợ cấp, bao gồm các nhà sản xuất hàng hóa từ áo choàng y tế đến các bộ phận động cơ ôtô, một nửa đang có kế hoạch thành lập nhà máy tại Việt Nam, theo Mainichi.
Trong chuyến thăm Việt Nam, ông Suga dự kiến cũng có bài phát biểu tại Đại học Việt Nhật. Đây là biểu tượng của hoạt động trao đổi giáo dục song phương, được thành lập tại Hà Nội vào năm 2016 với tài trợ từ cả hai chính phủ, theo các nguồn tin.
Bình luận về chuyến thăm, ông Akio Takahara, giáo sư tại Đại học Tokyo, nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu Vấn đề Quốc tế Nhật Bản (JIIA), cho rằng Việt Nam đang ngày càng trở nên quan trọng đối với Nhật Bản cả về kinh tế lẫn an ninh.
Chuyến thăm là "một bước tiến lớn trong việc thúc đẩy mối quan hệ", ông nói với Zing. "Chúng ta có nhiều điểm chung, bao gồm việc cùng là thành viên của CPTPP".
CPTPP, hay Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương, là một trong những thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới mà cả Nhật Bản và Việt Nam đều là thành viên. Thỏa thuận, có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/1/2019, được kỳ vọng thúc đẩy giao thương giữa các nước ký kết.
"Chúng ta đang cùng ở trên một con thuyền", ông Takahara nói khi đề cập đến những thách thức từ cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn tại khu vực.
Thủ tướng Suga, người chọn Việt Nam cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức, cũng mong muốn đạt được nhận thức tương tự với Tổng thống Indonesia Joko Widodo trong chặng thứ hai của chuyến đi.
Ông Suga nhậm chức hồi giữa tháng 9, kế nhiệm Thủ tướng Shinzo Abe sau khi ông Abe bất ngờ từ chức vì vấn đề sức khỏe. Ông Suga từng giữ chức chánh văn phòng nội các và được xem là cánh tay phải của người tiền nhiệm.

Thủ tướng Thái Lan dùng “chiêu” gì ứng phó làn sóng biểu tình?

(Kiến Thức) - Cuộc biểu tình đòi cải cách chế độ quân chủ và yêu cầu Thủ tướng Prayut Chan-o-cha từ chức đã tiếp diễn tại Thái Lan trong vài tháng qua.

Thu tuong Thai Lan dung “chieu” gi ung pho lan song bieu tinh?
 Mới đây, ngày 14/10, hàng chục nghìn người đã tham gia vào cuộc biểu tình ở Bangkok. Họ tụ tập phản đối bên ngoài văn phòng Thủ tướng Prayut Chan-o-cha và cản trở đoàn xe của Hoàng gia Thái Lan. (Nguồn ảnh: Reuters)
Thu tuong Thai Lan dung “chieu” gi ung pho lan song bieu tinh?-Hinh-2
 Trước tình hình trên, chính phủ Thái Lan đã ban bố sắc lệnh tình trạng khẩn cấp nhằm chấm dứt các cuộc biểu tình ở thủ đô Bangkok. Theo đó, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha "tuyên bố tình trạng khẩn cấp nghiêm trọng", có hiệu lực từ 4h sáng 15/10 (giờ địa phương).
Thu tuong Thai Lan dung “chieu” gi ung pho lan song bieu tinh?-Hinh-3
 Sắc lệnh cấm tụ tập từ 5 người trở lên và cho phép bắt giữ bất cứ ai vi phạm. Gần như ngay sau đó, cảnh sát chống bạo động đã giải tán hàng nghìn người biểu tình tập trung sáng 15/10 trước văn phòng Thủ tướng và bắt giữ 22 nhà hoạt động. Nhiều người biểu tình quyết định rời khỏi địa điểm.

Thu tuong Thai Lan dung “chieu” gi ung pho lan song bieu tinh?-Hinh-4
Trong một thông báo được phát trên truyền hình nhà nước rạng sáng 15/10, chính phủ Thái Lan nói các biện pháp khẩn cấp là cần thiết để "duy trì hòa bình và trật tự".
Thu tuong Thai Lan dung “chieu” gi ung pho lan song bieu tinh?-Hinh-5
 Tới sáng sớm cùng ngày, hàng trăm nhân viên an ninh đã nắm quyền kiểm soát các tuyến phố lân cận, trong khi các lao công làm công tác vệ sinh, dọn dẹp.
Thu tuong Thai Lan dung “chieu” gi ung pho lan song bieu tinh?-Hinh-6
  Được biết, đây không phải là cuộc biểu tình đầu tiên trong năm nay mà chính phủ của Thủ tướng Thái Lan Prayut phải đối mặt.

Thu tuong Thai Lan dung “chieu” gi ung pho lan song bieu tinh?-Hinh-7
Trên thực tế, phong trào biểu tình đã diễn ra trong ba tháng qua, được xem là thách thức lớn nhất với hoàng gia và chính phủ Thái Lan kể từ cuộc đảo chính năm 2014.

Thu tuong Thai Lan dung “chieu” gi ung pho lan song bieu tinh?-Hinh-8
Người biểu tình kêu gọi chính phủ từ chức, sửa đổi hiến pháp và giảm bớt quyền lực của nhà vua.
Thu tuong Thai Lan dung “chieu” gi ung pho lan song bieu tinh?-Hinh-9
 Trong đợt biểu tình hồi đầu tháng 8/2020, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã phải lên tiếng "cầu xin" những người biểu tình do sinh viên dẫn đầu "không gây hỗn loạn" sau khi họ công khai đòi cải cách hiến pháp. 

Thu tuong Thai Lan dung “chieu” gi ung pho lan song bieu tinh?-Hinh-10
Thủ tướng Prayuth khi đó hứa rằng Quốc hội sẽ xem xét các yêu cầu cải cách hiến pháp của người biểu tình. 

Thu tuong Thai Lan dung “chieu” gi ung pho lan song bieu tinh?-Hinh-11
 "Tôi cầu xin mọi người đừng gây ra hỗn loạn vào lúc này. Chúng ta sẽ giải quyết những vấn đề này cùng nhau", ông Prayuth nói với các phóng viên sau cuộc họp nội các ngày 4/8.

Thu tuong Thai Lan dung “chieu” gi ung pho lan song bieu tinh?-Hinh-12
 Theo Reuters, Thủ tướng Prayuth muốn theo đuổi đối thoại với người biểu tình, tránh sử dụng vũ lực. Thủ tướng Prayut Chan-o-cha từng cảnh báo hồi tháng 9/2020 rằng, Thái Lan sẽ mất cơ hội tiến lên nếu các cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài. Nhà lãnh đạo Thái Lan cũng kêu gọi người dân đoàn kết để chấm dứt cuộc khủng hoảng COVID-19.

Mời độc giả xem thêm video: Bên trong căn cứ của người biểu tình ở Thái Lan trước đây (Nguồn video: VTV)

Nhật Bản bầu người kế nhiệm ông Shinzo Abe như thế nào?

(Kiến Thức) - Những người có nguyện vọng trở thành Thủ tướng Nhật Bản trước tiên cần giành được ghế Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP).

Nhat Ban bau nguoi ke nhiem ong Shinzo Abe nhu the nao?
Tại cuộc họp báo chiều 28/8, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (ảnh) chính thức tuyên bố từ chức liên quan đến lý do sức khỏe. Sau quyết định của ông Abe, dư luận đổ dồn sự chú ý vào cuộc đua giành chiếc ghế Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cũng như người sẽ kế nhiệm ông Abe. Ảnh: BBC. 

Nhat Ban bau nguoi ke nhiem ong Shinzo Abe nhu the nao?-Hinh-2
Đảng LDP dự kiến tổ chức bỏ phiếu bầu chủ tịch mới vào ngày 14/9. Cuộc bỏ phiếu sắp tới được tổ chức trong phạm vi hẹp với sự tham gia của 535 người, gồm 394 nghị sĩ thành viên LDP cùng với 3 đại diện của mỗi đảng bộ cấp tỉnh (tổng cộng 141 người). Ảnh: Trụ sở LDP tại Tokyo. Ảnh: Wikipedia.  

Nhat Ban bau nguoi ke nhiem ong Shinzo Abe nhu the nao?-Hinh-3
 Thông thường, cuộc bỏ phiếu này sẽ có sự tham gia của 394 nghị sĩ LDP (không bao gồm những người đứng đầu Hạ viện và Thượng viện) cùng với 394 đảng viên phổ thông trên toàn quốc. Ngoài ra, chương trình vận động tranh cử sẽ kéo dài trong ít nhất 12 ngày. Ảnh: Reuters. 

Nhat Ban bau nguoi ke nhiem ong Shinzo Abe nhu the nao?-Hinh-4
Tuy nhiên, ban lãnh đạo LDP đã nhất trí đơn giản hóa quy trình bầu cử để sớm chọn được người kế nhiệm Thủ tướng Abe do đảng lo ngại sẽ xuất hiện khoảng trống quyền lực nếu kéo dài thời gian bầu.  

Nhat Ban bau nguoi ke nhiem ong Shinzo Abe nhu the nao?-Hinh-5
 Theo quy định của LDP, mỗi ứng viên ra tranh cử phải nhận được sự đề cử của ít nhất 20 nghị sĩ thành viên của đảng này. Chiến dịch tranh cử sẽ bắt đầu từ 8/9 và cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào ngày 14/9. Ảnh: FE. 

Nhat Ban bau nguoi ke nhiem ong Shinzo Abe nhu the nao?-Hinh-6
 Khi cuộc bỏ phiếu trong đảng kết thúc, Quốc hội Nhật Bản sẽ bỏ phiếu bầu Thủ tướng. 

Nhat Ban bau nguoi ke nhiem ong Shinzo Abe nhu the nao?-Hinh-7
Người được bầu làm Chủ tịch LDP gần như chắc chắn sẽ trở thành Thủ tướng mới của Nhật Bản, bởi LDP hiện chiếm đa số ghế tại Hạ viện. Ảnh: PM. 

Nhat Ban bau nguoi ke nhiem ong Shinzo Abe nhu the nao?-Hinh-8
 Quốc hội Nhật Bản có thể sẽ tổ chức phiên họp bất thường vào ngày 16/9 để bầu Thủ tướng mới. 

Nhat Ban bau nguoi ke nhiem ong Shinzo Abe nhu the nao?-Hinh-9
 Được biết, ông Abe vẫn giữ vai trò là Thủ tướng Nhật Bản cho đến khi nước này tìm được người kế nhiệm ông. Ảnh: HI. 

Nhat Ban bau nguoi ke nhiem ong Shinzo Abe nhu the nao?-Hinh-10
 Người được Quốc hội bầu làm Thủ tướng sẽ thay thế ông Abe đảm nhận quãng thời gian còn lại của nhiệm kỳ, kết thúc vào tháng 9/2021. Sau khi hết nhiệm kỳ, người này có thể tiếp tục tìm kiếm cơ hội tái đắc cử tối đa 3 lần. Ảnh: NRB.