Thách thức của ngành Dệt may: Nhu cầu tiêu thụ giảm, tồn kho ứ đọng

(Vietnamdaily) - "Trong khi nhu cầu chậm lại, hàng tồn kho tiếp tục ở mức cao sẽ làm xấu đi triển vọng đơn hàng dệt may của Việt Nam trong nửa đầu năm tới" - VDSC bi quan về triển vọng ngành may. 
 

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định triển vọng xuất khẩu của ngành xấu đi trong nửa đầu 2023 do những diễn biến xấu của tình hình vĩ mô tiếp tục gây áp lực lên sức tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu dệt may chính của Việt Nam và lạm phát tại Mỹ (thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam) dự kiến sẽ giảm từ từ, tiếp tục tác động tiêu cực lên nhu cầu tiêu dùng của nhóm hàng không thiết yếu, trong đó có sản phẩm may mặc.
Dữ liệu lịch sử cho thấy doanh số bán lẻ quần áo và giày dép tại Mỹ phải mất 8-10 tháng để hồi phục dần từ đáy kể từ khi lạm phát đạt đỉnh.
Do tình hình tắc nghẽn trong vận chuyển đơn hàng hạ nhiệt nhanh hơn dự kiến trong khi lượng đặt hàng mới chưa điều chỉnh giảm kịp, lượng hàng may mặc và giày dép nhập khẩu của Mỹ đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 8. Từ đó vô hình chung tạo sức ép trong việc tiêu thụ hàng tồn kho trong quý 4 hoặc thậm chí kéo dài cho đến nửa đầu năm 2023.
Thach thuc cua nganh Det may: Nhu cau tieu thu giam, ton kho u dong
VDSC dự báo ngành may mặc sẽ giảm nhiệt. 
Doanh số bán lẻ quần áo và giày dép tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam có dấu hiệu kém khả quan từ tháng 10 cùng mức tăng trưởng âm, báo hiệu tiếp một mùa khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Trong quý 3, các sản phẩm quần áo may mặc trong nhóm sản phẩm bán lẻ phi thực phẩm ghi nhận tăng trưởng thấp nhất ở Anh.
"Khách hàng của các doanh nghiệp dệt may Việt sẽ khó tăng trưởng doanh số trong bối cảnh thị trường tiêu thụ đang suy yếu. Cùng với đó, người tiêu dùng châu Âu dự kiến sẽ giảm chi tiêu cho các sản phẩm may mặc và giày dép, đặc biệt là nhóm thu nhập thấp (theo khảo sát người tiêu dùng của McKinsey).
Ngân sách chi tiêu của người tiêu dùng cho các sản phẩm quần áo và giày dép thu hẹp lại báo hiệu trước những khó khăn sắp tới cho các nhãn hàng và nhà bán lẻ hàng may mặc tại châu Âu" VDSC nhận định.
Trong khi nhu cầu chậm lại, hàng tồn kho tiếp tục ở mức cao sẽ làm xấu đi triển vọng đơn hàng dệt may của Việt Nam trong nửa đầu năm tới.
Thach thuc cua nganh Det may: Nhu cau tieu thu giam, ton kho u dong-Hinh-2
 Tồn kho ngành may mặc ứ đọng.
Trong bối cảnh nhu cầu của người tiêu dùng suy yếu cùng với việc các nhà bán buôn cắt giảm đơn đặt hàng đồng thời với giải phóng hàng tồn kho, VDSC cho rằng hàng tồn kho của ngành may mặc hiện tại có thể rơi vào tình trạng lớn hơn mức thị trường có thể hấp thụ.
Số lượng ngày tồn kho của hầu hết các thương hiệu và nhà bán lẻ đã tăng lên mức cao sau đại dịch, bắt đầu từ quý 2. Áp lực tiêu thụ hàng tồn kho và kế hoạch như mở rộng các chương trình khuyến mãi để đẩy hàng tồn kho được dự kiến sẽ kéo dài ít nhất đến cuối quý 4 năm nay hoặc tới nửa đầu 2023.

Một doanh nghiệp dệt may nộp hồ sơ niêm yết trên HoSE

(Vietnamdaily) - Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) thông báo đã nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết của Tổng CTCP Dệt may Hòa Thọ (HTG) vào ngày 29/9.
 

Theo đó, HTG đăng ký niêm yết hơn 30 triệu đơn vị với số vốn điều lệ xấp xỉ 300 tỷ đồng. Tên tổ chức tư vấn niêm yết là Công ty TNHH Chứng khóa Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

TNG: Doanh thu quý 3 ước tăng 18% lên 2.018 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Lũy kế 9 tháng đầu năm, TNG ghi nhận doanh thu tiêu thụ đạt 5.247 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ.
 

CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (TNG) vừa công bố bản tin quý 3/2022 với doanh thu tiêu thụ đạt 2.018 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.

Khối lượng trái phiếu mua lại trước hạn đạt 152.500 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Tổng giá trị phát hành trái phiếu trong 10 tháng năm 2022 của 20 doanh nghiệp theo thống kê của FiinRatings là 62.281 tỷ đồng.

Bộ Tài chính vừa cho biết khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp 10 tháng năm 2022 đạt 328.900 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ. Các trái phiếu doanh nghiệp là nhóm phát hành lớn nhất, chiếm 41,34% tổng khối lượng phát hành.

Trong số này các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng chiếm lần lượt 28,87% và 7,8%; khối lượng trái phiếu mua lại trước hạn là 152.500 tỷ đồng, tăng 49,6% so với cùng kỳ năm 2021.