Tết ở làng bánh chưng nổi tiếng Phú Thọ

Mỗi khi tết đến xuân về, trong mâm cỗ Tết cổ truyền của người Việt không thể thiếu chiếc bánh chưng xanh. Những ngày giáp Tết, nhiều người dân và du khách thập phương lại về Cát Trù để tìm mua Bánh chưng, thơm ngon nức tiếng trong, ngoài tỉnh. 

Vừa đặt chân tới đầu làng Cát Trù, xã Hùng Việt, Cẩm Khê (Phú Thọ) chúng tôi đã cảm nhận được không khí Tết tràn ngập nơi đây. Những xe chở lá dong xanh mướt, bao đậu xanh bóc vỏ vàng ươm, rồi gạo nếp, hạt tiêu... được người dân rộn ràng, tấp nập chuẩn bị và làn khói mang theo mùi vị đặc trưng của nồi luộc bánh chưng quện vào gió hương thơm bay ngào ngạt khắp một vùng quê.
Nghề làm bánh chưng ở Cát Trù đã có từ rất lâu đời. Lâu đến nỗi những người làm bánh có thâm niên trong xã cũng không nhớ nổi, chỉ biết rằng, xưa kia, bánh chưng Cát Trù đã có mặt ở khắp các chợ quê, được mọi người ưa chuộng. Trải qua những thăng trầm, biến cố, nghề làm bánh chưng ở Cát Trù cũng có nhiều thay đổi.
Tet o lang banh chung noi tieng Phu Tho
Gia đình Chị Ảnh có thâm niên làm bánh trên 20 năm nay.
Với những nguyên liệu cơ bản: Gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, lá dong cũng như nhiều nơi khác đã làm nên thương hiệu bánh Chưng Cát Trù. Tuy nhiên, điều làm nên sự khác biệt của bánh chưng Cát Trù có lẽ nằm ở khâu chuẩn bị nguyên liệu và cách gói.
Để bánh ngon, không bị nhão thì khâu chuẩn bị nguyên liệu rất quan trọng. Lá dong phải chọn lá bánh tẻ, dày và cuống mỏng được trồng ở các tỉnh như: Hà Giang, Yên Bái... gạo là gạo nếp cái hoa vàng hoặc nếp nhung trồng ở Thái Bình, Nam Định, đỗ xanh phải sạch vỏ, thơm, ngon, thịt lợn thường là thịt ba chỉ hoặc thịt nửa mỡ nửa nạc.
Tet o lang banh chung noi tieng Phu Tho-Hinh-2
 Lá dong mới được mang về để gói bánh
Theo người dân nơi đây cho biết, trước khi gói, lá dong cần được rửa sạch, lau khô; gạo vo thật kỹ trước một giờ, để ráo nước, không nên ngâm gạo lâu vì như vậy gạo sẽ bị nở, khó gói và làm chua bánh nhanh; đỗ xanh nấu vừa chín tới, thịt lợn ướp đủ các loại gia vị cho đậm đà, gói xong phải luộc ngay bánh mới xanh.
Để chiếc bánh vuông đẹp, mịn, rền thì lúc gói phải đỗ trong gạo, gạo trong lá và gói chặt tay. Khi bánh chín có màu xanh dịu nhẹ của lá dong, vị thơm sánh quyện của đỗ xanh với thịt lợn, dẻo ngon của gạo nếp khiến người thưởng thức cảm nhận được một món ăn vừa ngon vừa đậm đà và mang đặc trưng riêng của địa phương.
Tet o lang banh chung noi tieng Phu Tho-Hinh-3
Gia đình chị Ảnh đang đang bật chuyển bị Tết
Đang nhanh tay vớt những chiếc bánh vuông vắn vừa chín để kịp thời gian giao cho khách chị Lê Thị Ảnh (khu 3, Cát Trù, xã Hùng Việt) chia sẻ: "Những ngày thường, gia đình tôi làm khoảng 40- 50 kg gạo/ngày, bán chủ yếu tại Hà Nội, vào ngày Tết, nhu cầu sử dụng bánh chưng tăng gấp 3- 4 lần, trung bình 1 ngày, tôi xuất ra thị trường trên 3.000 chiếc bánh.
Bánh chín, vớt ra, rửa sạch sau đó xếp 2 chiếc úp vào nhau để lên một chiếc bàn và dùng một tấm ván đặt lên trên, đặt thêm một số vật nặng, như cái cối đá hay chiếc nồi gang to đầy nước, để ép cho bánh ráo nước, rền và ngon, có màu tươi xanh hấp dẫn và có thể để lâu không bị mốc.
Tet o lang banh chung noi tieng Phu Tho-Hinh-4
Tại Cát Trù, từ người già, người trẻ đều hối hả rửa lá, vo gạo, gói bánh. 
Ngày xưa, cuộc sống khó khăn, bánh chưng chỉ được ăn vào dịp lễ, Tết nhưng hiện nay, kinh tế khá giả, bánh chưng được người tiêu dùng sử dụng hàng ngày. Vì vây, nghề làm bánh chưng Cát Trù có quanh năm, đặc biệt vào các dịp Tết Nguyên Đán, nhu cầu lại tăng cao và đây được coi là vụ sản xuất chính trong năm.
Chị Lê Thị Ảnh cho biết: ''Bắt đừ ngày 15/12 âm lịch đến Tết Nguyên Đán, chúng tôi phải huy động tất cả các thành viên trong gia đình, người già, trẻ con làm việc nhẹ, người lớn làm việc nặng hơn, đồng thời thuê thêm 10- 15 lao động/ngày để đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng bánh chưng của người dân trong dịp Tết'. Những ngày này, trung bình 1 ngày, gia đình tôi gói khoảng trên 3 tạ gạo, chủ yếu đổ buôn cho các tiểu thương, nhà hàng trên địa bàn và các tỉnh lân cận''.
Tet o lang banh chung noi tieng Phu Tho-Hinh-5
Nồi bánh chưng đang bập bùng lửa cháy suốt ngày đêm ở làng Cát Trù 
Vì thế từ sáng đến đêm lúc nào trong nhà chị Ảnh cũng như các hộ dân trong thôn  nhộn nhịp tiếng người ra vào tấp nập và bếp cũng luôn đỏ lửa, thế mới nói Tết đến với làng bánh Cát Trù sớm hơn mọi nơi, mùi thơm của gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn hòa quyện vào nhau lan tỏa khắp xóm khiến cho không khí Tết tràn ngập cả một làng quê.
Chúng tôi rời Cát Trù khi bóng chiều đã ngả mà trong tôi không thể rời khỏi hình ảnh những chồng lá dong xanh mướt, những thúng gạo nếp thơm tho và nồi bánh chưng đang bập bùng lửa cháy suốt ngày đêm.
>>>>Xem thêm Video: Làng bánh chưng Tranh Khúc hối hả đơn hàng dịp Tết

Nguồn: VTC9


Làng sản xuất bánh chưng Hà Nội tất bật ngày cuối năm

Vào dịp cận Tết Nguyên đán, mỗi ngày làng Tranh Khúc (Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội) sản xuất hàng nghìn chiếc bánh chưng, doanh thu hàng tỷ đồng.

Lang san xuat banh chung Ha Noi tat bat ngay cuoi nam
 Làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội) được biết đến là ngôi làng có truyền thống sản xuất bánh chưng với tuổi đời hàng trăm năm.

Căn cước công dân gắn chip hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử

Sau 25 ngày (từ ngày 1/1/2021), Công an các địa phương tổ chức đồng loạt ra quân, tiến hành việc cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chip điện tử trên phạm vi toàn quốc đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân.

Tạo thuận lợi và tiện ích cho người sử dụng

Chợ hoa lớn nhất Hà Nội nhộn nhịp trước thềm Tết Nguyên đán 2021

Trước thềm Tết Nguyên đán tại chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) lại có không khí nhộn nhịp hơn những ngày bình thường, với những phiên chợ của người mua kẻ bán.

  •  
    Cho hoa lon nhat Ha Noi nhon nhip truoc them Tet Nguyen dan 2021
     Chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) được biết đến là chợ hoa lớn nhất tại Thủ đô với đa dạng về các loại hoa phục vụ người dân chơi hoa không chỉ dịp Tết. 

    Cho hoa lon nhat Ha Noi nhon nhip truoc them Tet Nguyen dan 2021-Hinh-2
      Trong đó, dịp Tết Nguyên đán hoa được trưng bán  chủ yếu là đào.

    Cho hoa lon nhat Ha Noi nhon nhip truoc them Tet Nguyen dan 2021-Hinh-3
      Đào được bán tại chợ Quảng An chủ yếu là được nhập từ Nhật Tân. Bên cạnh đó, các loại hoa phổ biến như ly, hồng, lan, lay ơn, cúc... còn xuất hiện thêm nhiều loại lạ như: Hoa daisy, hoa đồng tiền…

    Cho hoa lon nhat Ha Noi nhon nhip truoc them Tet Nguyen dan 2021-Hinh-4
      Theo ghi nhận của phóng viên, những ngày này tại chợ Quảng An trở nên nhộp nhịp hơn so với ngày thường.

    Cho hoa lon nhat Ha Noi nhon nhip truoc them Tet Nguyen dan 2021-Hinh-5
      Người dân đi mua hoa chuẩn bị cho Tết còn nhiều người có thói quen đi chơi chợ mỗi khi Tết cận kề.

    Cho hoa lon nhat Ha Noi nhon nhip truoc them Tet Nguyen dan 2021-Hinh-6
      Các tiểu thương tại chợ cho biết, so với năm ngoái thị trường đào sôi động hơn nhiều, giá cũng cao hơn năm ngoái.

    Cho hoa lon nhat Ha Noi nhon nhip truoc them Tet Nguyen dan 2021-Hinh-7
      Được biết, giá một cành đào nhỏ được bán từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng, các cành đào trung bình được bán từ 250.000 đồng đến 300.000 đồng, còn đối với cành to sẽ từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng.

    Cho hoa lon nhat Ha Noi nhon nhip truoc them Tet Nguyen dan 2021-Hinh-8
       Những cánh đào đã bắt đầu khoe sắc để đón Xuân Tân Sửu 2021

    Cho hoa lon nhat Ha Noi nhon nhip truoc them Tet Nguyen dan 2021-Hinh-9
      Ngay từ sáng sớm, người dân đã tới chợ hoa Quảng An lựa chọn những cành đào phù hợp để chơi Tết.

    Cho hoa lon nhat Ha Noi nhon nhip truoc them Tet Nguyen dan 2021-Hinh-10
     

    Cho hoa lon nhat Ha Noi nhon nhip truoc them Tet Nguyen dan 2021-Hinh-11
      Nhiều tiểu thương khá phấn khởi và kỳ vọng vào một cái Tết ấm no khi giá đào đang được giá.

    Cho hoa lon nhat Ha Noi nhon nhip truoc them Tet Nguyen dan 2021-Hinh-12